TTCT - Toàn TP.HCM hiện có tới 56,8% trường học trên địa bàn không có cán bộ chuyên trách về y tế. Nhiều quận huyện như Q.7, Q.12, Thủ Đức tỉ lệ các trường có cán bộ y tế trên dưới 30%, đặc biệt huyện Nhà Bè có đến 96,3% trường học không có cán bộ y tế. Nguyên nhân do đâu? Được đánh giá là một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe, cũng như các biện pháp sơ cấp cứu ban đầu cho các em khi có tai nạn đột xuất xảy ra. Nhưng không hiểu sao cho đến nay lĩnh vực y tế học đường lại đang bị bỏ ngỏ một cách hết sức khó hiểu? Theo báo cáo mới đây của Sở GD-ĐT, hơn 70% số người làm công tác này là kiêm nhiệm - tức vừa làm một lúc hai, ba việc nên hiệu quả công việc không cao. Nguyên nhân thứ hai chính là do kinh phí dành cho công tác duy trì y tế học đường trên còn quá ít, chế độ đãi ngộ chưa cao, cơ sở vật chất quá nghèo nàn, thiếu thốn, người làm công tác chuyên trách y tế học đường cũng không có được chính sách đãi ngộ như một nhân viên biên chế của ngành (ngành giáo dục chưa có chính sách biên chế cho cán bộ y tế học đường) nên người làm công tác trên cũng chưa thật sự gắn bó với công việc. Hiện nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, số cán bộ chuyên trách y tế tại các trường chủ yếu là do các trường tự hợp đồng với các trung tâm y tế, bệnh viện, với nguồn kinh phí hằng tháng do nhà trường tự chi trả (thường từ quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bán trú, quỹ hội phụ huynh...), do đó mức lương của cán bộ chuyên trách y tế không cao. Những lý do trên dẫn đến tình trạng lực lượng cán bộ chuyên trách y tế học đường luôn ở mức rất thấp. Vì thế, việc thực hiện khám sức khỏe đầu năm cho học sinh cũng rất khó khăn. Tôi nghĩ Sở Y tế phải tính toán làm sao để có những lớp đào tạo cán bộ y tế học đường một cách thường xuyên mới mong giải quyết được tình trạng thiếu nhân lực và chất lượng chuyên môn yếu như hiện nay của cán bộ y tế trường học. Hiện nay có không ít trường bán trú, do đó việc cần một cán bộ y tế học đường giỏi nghiệp vụ, có trình độ là hết sức quan trọng. Bởi ngoài nhiệm vụ sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh khi có sự cố hoặc tai nạn xảy ra, họ còn chịu trách nhiệm về việc kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và nhiều vấn đề khác. Theo báo cáo từ ban chỉ đạo y tế học đường Sở GD-ĐT TP.HCM, thời gian qua nhờ hoạt động y tế học đường, TP.HCM phát hiện hơn 50% học sinh khối trung học một số quận bị mắc tật khúc xạ. Tỉ lệ học sinh tiểu học có các bệnh về răng miệng chiếm hơn 50%, học sinh bị cong vẹo cột sống do bàn ghế sai quy cách hoặc không ngồi đúng tư thế cũng được sớm phát hiện và điều trị... Chính từ sự quan trọng của công tác y tế học đường trong khâu phát hiện và chăm sóc ban đầu, chúng tôi thiết nghĩ các ban ngành sở tại, đặc biệt là Sở GD-ĐT và Sở Y tế TP.HCM, cần sớm có kế hoạch để triển khai thật tốt mô hình y tế học đường.
Tin tức thế giới 25-4: Ukraine nói Nga dùng tên lửa Triều Tiên tấn công Kiev; Mỹ - Trung đàm phán NGHI VŨ 25/04/2025 Ông Trump khẳng định đàm phán thương mại Mỹ - Trung đang diễn ra; FBI mất mặt vì điệp viên mạng Triều Tiên thành lập công ty ở Mỹ.
Khảo sát năng lực tiếng Anh 73.000 giáo viên: Giáo viên bức xúc, không hiểu để làm gì? MỸ DUNG 25/04/2025 Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đang tiến hành khảo sát năng lực tiếng Anh tất cả giáo viên phổ thông trên địa bàn TP với ước tính khoảng 73.000 người tham gia từ ngày 23 đến 29-4.
Hơn 23.200 cú sét đánh ở miền Bắc rạng sáng nay CHÍ TUỆ 25/04/2025 Mưa to kèm theo hàng chục nghìn cú sét giội xuống miền Bắc, đặc biệt là khu vực trung du Bắc Bộ và các tỉnh thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Nam Định trong đêm qua và rạng sáng nay.
Tin tức sáng 25-4: Đoàn phim Địa đạo sẽ diễu hành; 1.000 diễn viên, ca sĩ biểu diễn sáng 30-4 BÌNH KHÁNH 25/04/2025 Một số tin tức đáng chú ý: 1.000 diễn viên, ca sĩ biểu diễn Rạng rỡ non sông Việt Nam; Mỹ tạm hoãn áp thuế 90 ngày có thể hỗ trợ xuất khẩu Việt Nam quý 2; Giá USD ‘chợ đen’ quay đầu giảm sau khi leo sát 26.500 đồng...