TTCT - Trong chuyến thăm, làm việc tại Hà Nội hai ngày 14 và 15-1, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết Nga và Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác tốt trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Ông Mishustin nhấn mạnh sự ủng hộ của Matxcơva với dự án xây dựng trung tâm khoa học và công nghệ hạt nhân tại Việt Nam. Ông cũng lưu ý hợp tác năng lượng đóng vai trò chiến lược trong quan hệ hai nước, theo TASS. Nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên của Nga Akademik Lomonosov. Ảnh: RexNhu cầu năng lượng đang ngày càng tăng trên toàn thế giới do việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và sự phát triển của các thị trường mới nổi. Các tập đoàn ngày càng chú tâm hơn tới nguồn cung năng lượng, trong đó điện hạt nhân là lựa chọn tốt hơn cả trong bối cảnh hiện nay do nó không phát thải khí nhà kính và có chi phí chấp nhận được.Tiềm năng hạt nhân dân sự to lớnNga là quốc gia sáng lập ngành năng lượng hạt nhân toàn cầu và hiện là nhà sản xuất hàng đầu thế giới. Theo tổng kết về năng lượng hạt nhân Nga trên cổng thông tin zavody.rf, trong hơn 30 năm hoạt động, các nhà máy điện hạt nhân của nước này đã tạo ra 4.700 tỉ kWh điện, tức nhiều hơn tổng lượng điện tiêu thụ của cả nước Nga trong 4 năm. Nga là quốc gia dẫn đầu về trữ lượng, sản xuất và làm giàu uranium, về tốc độ xây dựng nhà máy cũng như công suất sản xuất điện hạt nhân. Tổng chi phí xây dựng một nhà máy điện hạt nhân ở Nga là 22 tỉ đô la. Tỉ lệ năng lượng hạt nhân của Nga trên quy mô toàn cầu vào năm 2024 là 18,4%, tỉ lệ của Nga trong việc xây dựng các lò phản ứng mới ở các nước khác là 80%.Tiềm năng hạt nhân dân sự của Nga bao gồm: (1) Các nhà máy điện hạt nhân đang vận hành (tính đến tháng 1-2024, có 11 nhà máy điện hạt nhân đang hoạt động tại Nga, với 37 tổ máy có tổng công suất lắp đặt là 30 GW). (2) Sản xuất điện. (năm 2023, các nhà máy điện hạt nhân sản xuất được hơn 197 tỉ kWh điện). (3) Đóng góp vào cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu (Nhờ hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân, hằng năm đã ngăn chặn được việc thải ra khí quyển hơn 100 triệu tấn chất độc hại).Ngành công nghiệp năng lượng hạt nhân đặt nhiệm vụ tăng tỉ trọng sản xuất điện hạt nhân trong nước lên 25% vào năm 2045, với mục tiêu xây dựng 17 tổ máy điện mới trong 20 năm tới. Theo Tổng giám đốc Rosatom A. Likhachev, trong tương lai, các nhà máy điện hạt nhân với 29 tổ máy có tổng công suất 300 GW sẽ được xây dựng tại 7 vùng của Nga, giúp tạo ra 360 tỉ kWh điện. Nhờ đưa vào vận hành các nhà máy điện hạt nhân mới, tổng công suất sẽ tăng gấp 1,5 lần, vì đến năm 2030, thế hệ các tổ máy điện trước sẽ ngừng hoạt động.Hợp tác với 54 quốc giaFinancial Times trong bài cuối năm 2024 dẫn lời Boris Titov, đặc phái viên của Tổng thống V. Putin, cho biết bên cạnh việc mở rộng các tổ hợp năng lượng hạt nhân trong nước, Nga còn xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở các quốc gia như Bangladesh, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ. Cổng thông tin zavody.rf bổ sung: Một cơ sở đang được lên kế hoạch xây dựng ở Kyrgyzstan và một nhà máy điện hạt nhân đã được khởi công ở Belarus. Chi phí cho mỗi tổ máy điện, tùy theo công suất, là từ 3 - 7,5 tỉ đô la.Nga đã củng cố vai trò nhà cung cấp năng lượng hạt nhân chính ngay cả khi ngành dầu khí của nước này phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt do xung đột quân sự ở Ukraine. Ông Titov cho biết Nga muốn khẳng định vị thế là "một trong những quốc gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới" khi đáp ứng nhu cầu về năng lượng hạt nhân tăng mạnh từ các nước đang tìm kiếm nguồn năng lượng sạch hơn và các công ty AI cần nhiều năng lượng cho trung tâm dữ liệu.Năm 2024, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế dự đoán công suất điện hạt nhân toàn cầu sẽ tăng 155%, lên thành 950 GW vào năm 2050.Theo một bài viết của Viện Quan hệ quốc tế Na Uy được công bố trên tạp chí Nature Energy năm ngoái, danh mục đầu tư hạt nhân nước ngoài của Nga không ngừng tăng lên với các đơn đặt hàng xây dựng lò phản ứng, cung cấp nhiên liệu và các dịch vụ khác, bao gồm 54 quốc gia. Financial Times chỉ ra Nga đang xây dựng hơn 1/3 số lò phản ứng mới trên thế giới. ■ Theo một báo cáo của Viện Phân tích chính sách đầu tư Nga, hiện đang có nhu cầu lớn với nguồn năng lượng hạt nhân nhỏ gọn từ các nền kinh tế. Một số công ty, cả các tập đoàn lớn và các công ty khởi nghiệp sáng tạo, đang phát triển các dự án năng lượng hạt nhân quy mô nhỏ. Một trong những giải pháp tốt nhất trong lĩnh vực này là trạm điện hạt nhân nổi của Nga (FNPP).FNPP được coi là một trong những giải pháp tốt nhất để cung cấp năng lượng cho các vùng xa, các khu vực đông dân cư, các doanh nghiệp công nghiệp lớn, bao gồm các công ty khai thác mỏ và cơ sở sản xuất và chế biến dầu khí ngoài khơi. Một số ưu điểm của nhà máy điện hạt nhân nổi:(1) Tính cơ động. Trạm có thể được vận chuyển bằng đường thủy đến hầu hết mọi điểm trên bờ biển, các khu vực khó tiếp cận, các cụm công nghiệp xa xôi và các vùng lãnh thổ bị cô lập khỏi các hệ thống năng lượng tập trung. Nếu cần thiết, trạm điện hạt nhân nổi có thể được di dời đến khu vực khác.(2) Giảm chi phí vốn và thời gian xây dựng. Bộ phận phát điện nổi được chế tạo hoàn chỉnh tại xưởng đóng tàu và được chuyển đến địa điểm dưới dạng hoàn thiện.(3) An toàn môi trường và bức xạ. Hằng năm, trạm đều tiến hành giám sát, ghi nhận sự gia tăng quần thể thực vật và động vật thủy sinh (động vật và thực vật phù du) và sự giảm sút bức xạ nền tự nhiên. Tags: Năng lượng hạt nhânNGaTổng thốngNgành năng lượng hạt nhânThủ tướng Nga Mikhail Mishutin
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghiên cứu áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bảo vệ biên giới, cửa khẩu THÀNH CHUNG 22/01/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ đội biên phòng tập trung nghiên cứu, đề xuất các vấn đề công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu.
Vụ nam shipper Đà Nẵng nghi bị đánh chết: Cuộc gọi, tin nhắn giữa shipper với khách tiết lộ điều gì? THÁI BÁ DŨNG 22/01/2025 Bức xúc vì khách chậm thanh toán, nam shipper Đà Nẵng và nữ khách hàng đã cự cãi. Bên mua hàng lên app đánh 'sao xấu' khiến shipper đối diện mức phạt 500.000 đồng.
Vĩnh Phúc lý giải việc nợ tiền VĐV canoeing số 1 Việt Nam HOÀNG TÙNG 22/01/2025 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông tin chính thức về đơn xin nghỉ tập tại địa phương của VĐV canoeing Nguyễn Thị Hương do chưa nhận được tiền dinh dưỡng, tiền thưởng huy chương.
Ba địa phương đề nghị bộ chủ trì mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận TUẤN PHÙNG 22/01/2025 UBND tỉnh Long An, Tiền Giang và TP.HCM đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thay vì phân cấp cho địa phương.