TTCT - Với 21 VĐV thiệt mạng, giải chạy bộ địa hình ở Hoàng Hà Thạch Lâm (thành phố Bạch Ngân, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) ngày 22-5 vừa rồi trở thành thảm kịch tồi tệ nhất trong lịch sử thể thao Trung Quốc, cũng như làng chạy bộ thế giới. Gần một tuần sau đó, bầu không khí tang tóc và giận dữ vẫn bao trùm các trang mạng xã hội ở Trung Quốc. Cả chính phủ lẫn người dân nước này đều muốn truy đến cùng những vấn đề đã gây ra thảm kịch.Giải chạy marathon đã trở thành một thảm kịch. Ảnh: AFP Tóm tắt sự việc9 giờ sáng 22-5, 172 VĐV chạy bộ dự giải Hoàng Hà Thạch Lâm xuất phát với hành trình 100km, được chia làm 9 điểm tiếp sức và một lều nghỉ. Không quá nổi tiếng nhưng sau 3 lần tổ chức tốt đẹp trước đó, Hoàng Hà Thạch Lâm đã được xem là một giải chạy địa hình uy tín. Chặng đường không quá khó khăn và giải thưởng lại tương đối lớn. Chỉ cần về đích, mỗi VĐV sẽ nhận được 1.600 nhân dân tệ tiền thưởng (gần 250 USD), trừ đi 1.000 tệ lệ phí thì vẫn còn lời 600 tệ, đủ trang trải các chi phí chuẩn bị khác.Không ít tên tuổi trong làng chạy bộ Trung Quốc dự giải này. Trong danh sách nạn nhân, có cả Liang Jing (Lương Tinh), người từng lập nhiều kỷ lục ở các giải siêu marathon có cự ly lên đến hàng trăm kilômet. Đến tận sáng sớm hôm đó, thời tiết ở đó vẫn tốt với nắng ấm và gió vừa phải. Các VĐV có 20 giờ để về đích. Cũng vì mức hạn định như vậy, giải chạy này chỉ quy tụ những runner thứ thiệt.Trong suốt cự ly, đoạn đường từ điểm tiếp sức số 2 đến số 4 được đánh giá là gian nan nhất vì phải leo núi. Đường đua cũng diễn ra ở độ cao khoảng 2.000m so với mực nước biển - tương đối cao so với các giải chạy khác, và càng lên cao thì không khí càng loãng. Nhưng điều thực sự biến giải này thành một thảm kịch không phải là địa hình, mà là thời tiết.Theo lời kể của các nhân chứng, khi họ bắt đầu xuất phát thì trời cũng bắt đầu u ám và nổi gió. Cơn mưa xuất hiện sau đó một giờ, đến trước giữa trưa thì bắt đầu cực kỳ nặng hạt. Đến thời điểm này, nhóm chạy giỏi nhất đã đến được điểm tiếp sức số 2. Từ đây tới điểm số 3 được xem là đoạn khó khăn nhất vì các VĐV phải leo núi đá từ độ cao 1.400m lên đến hơn 2.000m. Khoảng 12h30, những tín hiệu kêu cứu của một số VĐV bắt đầu xuất hiện trên Wechat. Ban tổ chức phải cử đội cứu hộ đến hiện trường, nhưng nhóm VĐV ưu tú nhất lúc này đã vượt qua điểm số 3. Khi đó họ vẫn chưa biết rằng mình đang bước vào một cuộc đấu sinh tồn. Lúc này, nhiệt độ ở đỉnh núi đã giảm xuống dưới mức 0 độ C.Từ khoảng 14-15h là thời điểm giải đấu hoàn toàn mất kiểm soát. Những tín hiệu kêu cứu liên tục được phát ra, nhiều VĐV bắt đầu gục ngã, ban tổ chức dốc hết sức lực tìm kiếm và cứu hộ. Đến gần 16h, giải đấu chính thức được dừng lại. Công việc lúc này chỉ còn là cứu nạn. Kết cục: Đã có 21 nạn nhân xấu số, trong đó có Liang Jing, nhà vô địch siêu marathon!Lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp được triển khai ở hiện trường. Ảnh: USA TodayNhững câu hỏi nhức nhốiSau thảm kịch, một VĐV dự giải đã đăng toàn bộ hành trình anh trải qua trên trang news.sina.com.tw để mọi người hiểu rõ hơn về những gì đã xảy ra tại Hoàng Hà Thạch Lâm. VĐV này cho biết nhiều người dự giải đã xuất phát với duy nhất bộ quần áo chạy bộ trên người. Áo khoác thậm chí không được đưa vào danh mục trang bị bắt buộc, bản thân anh cũng bỏ lại áo khoác trong túi dụng cụ tiếp tế ở điểm tiếp sức số 6.“Càng lên cao, mưa càng to, gió càng lớn, nhiệt độ giảm và chúng tôi bắt đầu đối mặt với sự giảm thân nhiệt. Tôi bắt đầu thấy nhiều người đi ngược trở xuống và nói rằng họ bỏ cuộc vì quá lạnh”. Không lâu sau, anh quyết định bỏ cuộc khi thấy những đầu ngón tay mất dần cảm giác và cũng không còn đồ vật nào khác để giữ ấm (gió đã thổi bay mất chăn giữ nhiệt của anh).Sự bất thường của thời tiết được xem là nguyên nhân chính, cũng là câu hỏi đầu tiên mà dư luận Trung Quốc đặt ra cho ban tổ chức giải. Tại sao điều này lại có thể xảy ra, tại sao ban tổ chức phớt lờ những cảnh báo về mưa to, gió lớn của cơ quan khí tượng, và tại sao Cơ quan khí tượng Cam Túc cũng không dự đoán trước được mức độ nguy hiểm của thời tiết hôm đó?Thảm kịch tại Hoàng Hà Thạch Lâm còn đặt ra hàng loạt nghi vấn về độ an toàn của các giải chạy địa hình. Liệu các trạm tiếp tế đã được phân bổ hợp lý? Có đủ phương án cứu hộ khẩn cấp không? Ban tổ chức có kịp thời đưa ra quyết định khi nhận thấy tình hình nguy cấp hay không? Tờ China Daily đặt ra hàng loạt câu hỏi như vậy.Mối nguy hạ thân nhiệtNguyên nhân chính dẫn đến thảm kịch Hoàng Hà Thạch Lâm là sự hạ thân nhiệt - một trong những sự cố nguy hiểm nhất khi chơi thể thao ngoài trời ở các vùng khí hậu lạnh. Chủ đề này càng được bàn luận nhiều hơn sau thảm kịch này.Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ cơ thể xuống dưới ngưỡng 35 độ C, có thể do nhiệt độ không khí giảm đột ngột (một mức sụt giảm đột ngột 10 độ C là đã có thể gây nguy hiểm tính mạng), cơ thể tiếp xúc với môi trường ẩm ướt, mưa lạnh, tuyết rơi hay gió quá lớn. Cái chết của hàng loạt VĐV chạy bộ ở Trung Quốc là lời cảnh báo tang thương về mối nguy này: tình trạng hạ thân nhiệt khiến tim mạch và hệ hô hấp không thể hoạt động bình thường được nữa.Do đó, với những người chạy bộ, việc nhận biết và phòng chống tình trạng này phải được coi là một kỹ năng cơ bản. Bác sĩ Jessie Fudge của Ủy ban Olympic Mỹ đưa ra lời khuyên: “Phải chọn quần áo phù hợp theo thời tiết. Vì hiện tượng hạ thân nhiệt thường xảy ra trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm ướt, nên hãy chọn các lớp áo mỏng và không thấm nước"."Trước khi bắt đầu cuộc đua, nên mặc nhiều lớp áo để giữ được nhiều nhiệt lượng nhất có thể trong phần lõi cơ thể, và bắt đầu cởi chúng ra khi chạy”.“Các VĐV cũng nên mang găng tay phù hợp, khăn choàng cổ và đội một hoặc hai chiếc mũ, vì những vùng cơ thể bị hạ nhiệt trước tiên sẽ là đầu và tay. Hãy cẩn thận với các loại đồ uống ở trạm tiếp tế, vì nếu chúng quá lạnh, cơ thể sẽ càng mất nhiệt nhanh hơn". "Và sau tất cả, bạn cần biết những triệu chứng của sự hạ thân nhiệt. Cơ thể khi đó sẽ run rẩy không ngừng, và bạn có thể kiểm tra bằng cách uống nước ấm. Nếu vẫn không cảm thấy cơ thể mình nóng lên, đó là lúc nên dừng lại ngay lập tức và tìm kiếm sự trợ giúp y tế”.■ Tags: Trung QuốcUltra marathonHoàng Hà Thạch LâmSiêu marathonThảm kịchCam Túc
200 y bác sĩ ở TP.HCM xuyên đêm ghép tạng cứu 4 người TTXVN 26/01/2025 Những ngày cận Tết bận rộn, hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chạy đua lấy và ghép tạng cho 4 bệnh nhân từ một người hiến chết não.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ sầu riêng gặp khó xuất khẩu sang Trung Quốc: Tuyệt đối không sử dụng vàng O để sơ chế CHÍ TUỆ 26/01/2025 Dù có 7 trung tâm xét nghiệm chất vàng O được Trung Quốc công nhận nhưng để xuất khẩu sầu riêng được thuận lợi thì các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.