TTCT - Fed (Cục Dự trữ liên bang Mỹ) đang đứng trước một tình thế đau đầu, khi các mục tiêu kinh tế vĩ mô của Mỹ xung đột nhau gay gắt. Fed (Cục Dự trữ liên bang Mỹ) là ngân hàng trung ương của Mỹ. Trong hoạt động của mình, Fed có hai mục tiêu tối thượng được quy định là "toàn dụng lao động", nôm na là tạo ra số việc làm tối đa, và giữ lạm phát "thấp và ổn định".Ảnh: AxiosỦy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) là hội đồng ra quyết định lãi suất do Fed lập ra hiện đặt mục tiêu lạm phát là 2% để đạt đến mức "lạm phát thấp và ổn định", trong khi với mục tiêu việc làm thì FOMC sẽ phải cân nhắc một lượng lớn dữ liệu tín hiệu thị trường.Bộ đôi khó hiện thựcThông thường chỉ bộ đôi mục tiêu này thôi đã là thế cân bằng không dễ đạt được. Bối cảnh hiện tại lại càng khó. Lạm phát Mỹ hiện vẫn ở mức cao hơn nhiều so với mục tiêu 2%, đặc biệt là lạm phát lõi - tức lạm phát sau khi loại trừ các yếu tố có biến động cao là lương thực và năng lượng.Lạm phát lõi của Mỹ tháng 4 dự kiến ở xung quanh mức 5,4%, giảm nhẹ so với 5,6% của tháng trước. Do lạm phát giảm "nhỏ giọt", kỳ vọng lạm phát vào cuối năm của nhiều chuyên gia Mỹ là 3-4%. Nghĩa là mục tiêu 2% rất khó đạt được trong năm nay. Bill Gross, đồng sáng lập công ty quản lý khoảng 2.000 tỉ USD tài sản đầu tư Pimco, tin rằng lạm phát sẽ không quay lại mức 2% trong bối cảnh hiện tại và Fed có khả năng phải chấp nhận rằng mức lạm phát khoảng 3-4%.Đây là một vấn đề đau đầu với Fed. Nếu muốn kéo lạm phát về 2%, điều mà nhiều người thấy là không thể trong bối cảnh hiện tại, họ sẽ phải tăng lãi suất tiếp. Mà với tình hình lãi suất đã tăng 10 lần liên tiếp từ khoảng 0% nay đã là trên 5%, thì tăng trưởng kinh tế đã chậm lại lắm rồi, đồng nghĩa thất nghiệp tăng lên.Tính toán của Fed cho thấy để đạt mục tiêu lạm phát, 2 triệu người Mỹ sẽ rơi vào cảnh thất nghiệp, theo trả lời trong phiên điều trần của Chủ tịch Fed Jerome Powell trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện Mỹ hồi tháng 3 vừa qua. Đây là một đánh đổi không hề dễ dàng.Bộ ba bất khảVấn đề còn phức tạp hơn khi nỗ lực cân bằng lạm phát và việc làm của Fed nay phải bổ sung thêm nhân tố mới: ổn định thị trường tài chính, sau hàng loạt các vụ đổ vỡ ngân hàng thời gian qua. Có những bài phân tích thị trường đã hỏi thẳng: "Fed cần bình ổn giá hay bình ổn thị trường tài chính?"Sau khi ngân hàng Mỹ thứ ba là First Republic Bank sụp đổ vào cuối tháng 4 vừa rồi, áp lực lên hệ thống chính trị Mỹ để giữ hệ thống ngân hàng không sụp đổ tăng lên. Nhà kinh tế Mohamed El-Erian, chủ tịch Trường Queens' College của Đại học Cambridge và cố vấn kinh tế trưởng của Tập đoàn Allianz, cho rằng tình hình đổ vỡ ngân hàng ở Mỹ đang diễn tiến qua ba giai đoạn.Giai đoạn một là lãi suất tăng quá nhanh ngay sau thời kỳ dài lãi suất cực thấp và bơm tiền quá mức dẫn đến những ngân hàng quản lý kém như Silicon Valley Bank và First Republic giảm mạnh giá trị tài sản, khách gửi tiền tháo chạy, và ngân hàng sụp đổ. Giai đoạn hai hiện giờ là giai đoạn lây lan. Do cách xử lý lúng túng với những trường hợp như SVB, các ngân hàng không quá tệ như PacWest và Western Alliance cũng bị liên lụy.Giai đoạn ba, điều mà ông El-Erian hy vọng không diễn ra, là một đợt lây lan diện rộng và gây ra "rủi ro thu hẹp tín dụng tăng đáng kể" - một thuật ngữ khác là kiệt quệ tín dụng. Nếu kiệt quệ tín dụng xảy ra đột ngột, chúng ta đã có những câu chuyện như Trung Quốc hai năm qua, hoặc xa hơn chính là cuộc khủng hoảng 2008, khi tín dụng trên thị trường bất động sản gần như biến mất. Ông El-Erian hy vọng sẽ tránh được giai đoạn này, nếu không, ông cho rằng đến lúc dùng thuật ngữ "khủng hoảng".Để tránh điều này, Fed sẽ phải hành động, mà một trong những khả năng thị trường dự đoán là cắt giảm lãi suất. Sau đợt tăng lãi suất thêm 0,25% lên 5,25% trong tháng 5 vừa rồi, thị trường đang dự đoán Fed sẽ phải dừng tăng lãi suất trong tháng 6 và có thể phải sớm cắt giảm trở lại vào tháng 9 để tránh những bất ổn với thị trường tài chính lại tiếp tục chồng chất.Vấn đề là nếu cắt giảm lãi suất thì mục tiêu lạm phát sẽ phải làm sao, khi mức lãi suất cao như hiện tại tỏ ra chưa đủ để kéo lạm phát xuống mục tiêu 2%. Giá cả tiếp tục tăng sẽ tạo nhiều áp lực lên cuộc sống của dân chúng và dẫn tới bất ổn xã hội. Đình công đã lan rộng ở nhiều nước châu Âu và đang lan sang cả Mỹ để đòi tăng lương.Từ ngày 2-5, hàng ngàn nhà biên kịch phim và viết kịch bản chương trình truyền hình của kinh đô điện ảnh Hollywood đã bắt đầu đình công do không được tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc. Ở nhiều ngành khác, các công đoàn đang trở lại hoặc được thành lập mới, đồng nghĩa đình công có tổ chức sẽ diễn ra nhiều hơn. Lạm phát cao còn là lý do để nhiều công ty giữ thế gần như độc quyền ở Mỹ, như các công ty công nghệ, vin vào cớ đó tăng giá sản phẩm, dịch vụ.Công việc của Fed càng khó khăn hơn khi thị trường việc làm của Mỹ vẫn đang khá ổn định. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ, tốc độ tạo việc làm của kinh tế Mỹ mạnh hơn dự báo trong tháng 4-2023, bất chấp rắc rối của ngành ngân hàng và kinh tế giảm tốc. Số lượng việc làm phi nông nghiệp tăng 253.000 việc làm, vượt xa mức dự báo 180.000. Tỉ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,4%, thấp nhất kể từ năm 1969.Muốn kéo lạm phát xuống thì chi tiêu của dân chúng phải giảm, thường là qua một thị trường việc làm yếu đi. Tăng lãi suất, siết chặt tiền tệ thì hiệu ứng thông thường là kéo giá tài sản, kỳ vọng về lạm phát cũng như mức độ tăng trưởng kinh tế và việc làm xuống. Nhưng hiện lãi suất cao chặn được đà tăng giá tài sản, làm vài ngân hàng đổ vỡ, nhưng chưa đủ để kéo thị trường việc làm và kỳ vọng lạm phát xuống.Lạm phát "lì lợm", việc làm "kiên cường" và thị trường tài chính "mong manh" là trạng thái của nền kinh tế Mỹ lúc này, trong khi Fed đứng trước sức ép lạm phát thấp, thị trường việc làm tối đa hóa và thị trường tài chính vững mạnh. Đây là bộ ba bất khả thi vào lúc này, và giới quản lý nhiều khả năng sẽ phải "buông" một mục tiêu. Giới tài chính Mỹ, vốn trước giờ ít khi chịu thiệt thòi, đang úp mở khuyên Fed "buông" mục tiêu lạm phát, nhưng giới kinh tế gia và cố vấn kinh tế của chính phủ sẽ không dễ dàng thỏa hiệp.Chủ tịch Fed và các thành viên FOMC sẽ còn nhiều tháng đau đầu nữa với sức ép từ mọi phía. ■ Tags: Kinh tế MỹCục Dự trữ liên bangCục dự trữ liên bang MỹKinh tế vĩ môNgân hàng trung ươngLạm phát giảmTăng lãi suấtTăng trưởng kinh tếThị trường tài chính
Xe không vào được bãi rác Đa Phước, nguy cơ rác TP.HCM hôm nay không được xử lý LÊ PHAN 23/01/2025 Tối 23-1, cả trăm xe rác không vào bãi rác Đa Phước được, gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải TP.HCM hôm nay không được xử lý.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Lưu Quang, ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.
Bắt bà 'Đậu Thanh Tâm' vì hành vi kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168 DANH TRỌNG 23/01/2025 Bà 'Đậu Thanh Tâm' bị bắt tạm giam với cáo buộc đăng tải một số video clip với thông tin bịa đặt kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168.