TTCT - Huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa nổi tiếng với nghề làm chiếu cói, sản phẩm vừa được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - công nghệ) cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý(*). Anh Hảo và vợ dệt chiếu. Dệt chiếu cần phải có hai người, một người ngồi trên khung để dập sợi, một người đưa sợi chiếu vào khung dệt - Ảnh: Toại Nguyễn Khoảng 1/3 các gia đình ở Nga Sơn còn duy trì nghề làm chiếu cói. Chiếu bán ở chợ giá khoảng 300.000-400.000 đồng/đôi. Nhiều khách hàng ở thành phố hay các vùng lân cận thường đặt hàng cho những chiếc giường mới hay lễ làng, lễ cưới... tấm chiếu 1,5m có giá 550.000-650.000 đồng/đôi, chiếu 1,6m có giá 1,8-2 triệu đồng/đôi. Trước đây ở Nga Sơn cói mọc hoang dại trên những bãi bồi. Đến nay, chúng được trồng ở vùng nước mặn, sau mỗi vụ thu hoạch người ta bón phân xuống ruộng cói để cây phát triển mạnh vào vụ sau. Mỗi năm có hai mùa thu hoạch cói, từ tháng 3 đến tháng 8 và tháng 8 đến tháng 3 năm sau... Với sợi cói dài, nhỏ, đều và bóng đẹp, sau khi phơi khô sợi cói có màu trắng nên cói Nga Sơn dùng dệt chiếu có chất lượng và màu sắc rất tốt. Sợi cói đẹp dùng để dệt chiếu, những sợi “phế phẩm” được dùng để xe sợi xuất khẩu. Sau khi thu hoạch, cói được chẻ và mang phơi khô khoảng bốn nắng là có thể dệt chiếu được. Vợ chồng anh Vũ Trọng Hảo ở xóm 8, xã Nga Tiến, huyện Nga Sơn mỗi tháng dệt tay được 25 tấm chiếu đặt hàng, mà anh gọi là chiếu đúng “thương hiệu”. Ngày trước gia đình anh Hảo cũng thuê nhân công đến dệt với quy mô lớn, nhưng người làm không đạt chất lượng nên vợ chồng anh không sản xuất đại trà mà tự dệt để duy trì chiếu “thương hiệu Nga Sơn”. Mỗi năm nhà anh Hảo trữ 3-5 tấn cói để làm chiếu. Cây cói tươi được máy chẻ thành sợi - Ảnh: Toại Nguyễn Sợi chiếu được phơi nắng, đến khi khô chuyển sang màu trắng là có thể dùng để dệt chiếu - Ảnh: Toại Nguyễn Những sợi cói được lựa chọn khá kỹ. Nếu trong quá trình dệt sợi nào bị nổ sẽ được lấy ra ngay - Ảnh: Toại Nguyễn Cơ sở in chiếu Hồng Cẩm (xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn) in hoa văn lên chiếu - Ảnh: Hà Đồng Những sợi lõi sẽ được mọc vào thân sau của tấm chiếu - Ảnh: Toại Nguyễn Người dân xã Nga Thanh, huyện Nga Sơn phơi khô chiếu trước khi bán cho khách - Ảnh: Hà Đồng __________ (*): Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. Danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm đó thông qua mức độ rộng rãi người tiêu dùng biết đến và chọn lựa sản phẩm đó. Như nước nắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thuột đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Tags: Thanh HóaNga SơnChiếu cóiChỉ dẫn địa lý
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân 95 năm ngày thành lập Đảng THÀNH CHUNG 03/02/2025 Sáng 3-2, đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước đặt vòng hoa, vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ nhân 95 năm ngày thành lập Đảng.
Ông Nguyễn Thanh Nghị làm bí thư Đảng bộ các cơ quan Đảng TP trực thuộc Thành ủy TP.HCM CẨM NƯƠNG 03/02/2025 Sáng 3-2, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập, kết thúc, giải thể tổ chức Đảng theo kế hoạch số 427 ngày 28-1-2025 của Ban Thường vụ Thành ủy TP.
Thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.HCM, ông Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng ban CẨM NƯƠNG 03/02/2025 Ông Nguyễn Mạnh Cường - trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP.HCM (cũ) - giữ chức Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TP.
Diễn viên Từ Hy Viên đột ngột qua đời ở tuổi 48 LAN HƯƠNG 03/02/2025 Từ Hy Viên - nữ chính Vườn sao băng, Chiến thần, Bong bóng mùa hè... - đột ngột qua đời vì bệnh cảm cúm.