TTCT - Từ lâu, cùng với nghề trồng mai, ở làng mai (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP.HCM) hình thành nghề làm chậu kiểng với hoa văn bằng miểng sành sứ khá độc đáo, riêng biệt. Read this on Tuoitrenews.vn Câu chuyện về nghề làm chậu kiểng làng mai cũng là chuyện gắn với một con người, một gia đình quyết giữ dấu xưa... Phóng to Chậu kiểng hoa văn sành sứ - hình ảnh quen thuộc ở làng mai - Ảnh: Việt Quê Chậu kiểng của ông Năm Miểng Nghệ nhân Năm Miểng tên thật là Trần Ngọc Hường (sinh năm 1911), mất đã hai năm nay, nhưng ở vùng Cầu Quán (nay là đường 51, phường Hiệp Bình Chánh) này nói tới ông hầu như ai cũng biết. Đối với nghệ nhân Út Thao - con trai út được ông tin cẩn truyền nghề, ký ức về cha luôn in đậm. Không phải người con nào trong nhà cũng chịu khó theo đuổi công việc chân tay cực nhọc này nên ông Hường luôn khuyến khích các con, đặc biệt “treo thưởng” cho người nào làm siêng. Hiện trong gian thờ còn để lại một bộ phản có cẩn hoa văn sành sứ khá đẹp (bằng miểng chén kiểu Nhật) được làm từ năm 1964, bên dưới tấm phản còn khắc lại dòng chữ: “Bộ phản này tao cho đứa nào siêng, không cho đứa làm biếng”.Theo lời kể của ông Út Thao, cha ông vốn xuất thân là thợ mộc rồi làm công nhân trong xưởng đóng tàu Ba Son. Việc ông Trần Ngọc Hường đến với nghề làm chậu kiểng sành sứ khá tình cờ. Một lần thấy người ta đổ đống chén dĩa bể ngoài đường, sợ ai giẫm phải, ông quét gom lại, sau đó về nhà lại thao thức. Từng thấy người ta cẩn miểng chén dĩa trên các hình vật nơi đình chùa, ông Hường nghĩ những mảnh vụn sành sứ cũng có thể hữu dụng và trở nên đẹp đẽ nếu được dùng đúng chỗ. Thời ấy người trồng mai ở Thủ Đức thường dùng chậu kiểng mua từ Lái Thiêu (Bình Dương), cũng có người tự đúc chậu dùng, nhưng chưa ai nghĩ đến việc dùng miểng chén dĩa trang trí tạo hoa văn cho chậu kiểng. Nghĩ là làm, ông Hường là người đầu tiên thử làm chậu kiểng cẩn hoa văn sành sứ để sử dụng trong nhà. Không chỉ làm chậu kiểng sành sứ, ông Hường còn “thử nghiệm” kỹ thuật này ở hầu khắp đồ vật trong nhà như: bàn thiên, lư thờ, lăng mộ, bộ phản... Không phải người con nào trong nhà cũng chịu khó theo đuổi công việc chân tay cực nhọc này nên ông Hường luôn khuyến khích các con, đặc biệt “treo thưởng” cho người nào làm siêng. Hiện trong gian thờ còn để lại một bộ phản có cẩn hoa văn sành sứ khá đẹp (bằng miểng chén kiểu Nhật) được làm từ năm 1964, bên dưới tấm phản còn khắc lại dòng chữ: “Bộ phản này tao cho đứa nào siêng, không cho đứa làm biếng”. Từ chỗ làm chậu kiểng để dùng trong nhà, đến khoảng năm 1960 sân vườn ông Hường có một dàn chậu kiểng độc đáo, bắt mắt khiến tên tuổi ông nổi tiếng khắp vùng. Cái tên nghệ nhân Năm Miểng được gọi từ đó. Khoảng năm 1978, dòng chậu kiểng sành sứ làng mai chính thức đi vào thị trường. Phóng to Đúc ximăng - Ảnh: Việt Quê Phóng to Dán miểng sành sứ - Ảnh: Việt Quê Nghệ nhân Út Thao và nỗi trăn trở nghề gia truyền Khi chậu kiểng sành sứ làng mai đi vào thị trường, mọi người biết đến nó nhiều cùng với cái tên nghệ nhân Út Thao. Ông Út Thao (tên thật là Trần Ngọc Thao, hiện làm việc ở Hội Nông dân quận Thủ Đức) là người mà sinh thời ông Năm Miểng đã “chấm” là “đứa làm siêng”. Mọi ngón nghề, bí quyết làm chậu kiểng sành sứ ông Năm Miểng tập trung truyền hết cho Út Thao. Theo ông Út Thao kể việc gia đình theo nghề làm chậu kiểng sành sứ trước hết vì đam mê. Khoảng năm 1980, hằng ngày phải đạp xe lên tuốt Lái Thiêu (Bình Dương) đến các lò gốm sứ để lượm miểng chén dĩa, đi cả ngày mới kiếm được một bao. Ngày nào cũng đi như thế, gom lại rồi về phân loại, chọn hình, lựa sắc... Sau này việc thu gom miểng chén dĩa thuận tiện hơn khi các lò giao hàng tận nơi. Nhưng dù việc tìm kiếm miểng sành sứ có thuận tiện đến đâu thì việc làm chậu cũng khá vất vả. Mọi công đoạn làm chậu đều thực hiện bằng tay, từ việc đúc ximăng đến cắt miểng, dán miểng... Đặc biệt, việc thực hiện hoa văn trên thân chậu phải do bàn tay nghệ nhân phác thảo, bố cục hình và màu sắc rồi mới giao thợ làm. Phóng to Nghệ nhân Út Thao bên một sản phẩm vừa hoàn thành - Ảnh: Việt Quê Do công việc chân tay và đòi hỏi phải tỉ mẩn, nên hiện nay số thợ theo nghề làm chậu kiểng sành sứ này đang thưa thớt dần. Ông Út Thao cho biết hiện ông đang dần giao lại công việc cho con trai út nhưng: “Chắc chắn nó không bằng tui, cũng như ngày xưa tui không bằng cha tui”. Nhưng điều ông Út Thao trăn trở không phải là chuyện “đẳng cấp”, mà là không biết con mình có đủ lòng yêu nghề, sống chết với nghề không. “Cũng từ nơi này, tui đào tạo cho năm người cháu (gọi bằng chú và cậu), hiện nay các cơ sở chậu kiểng sành sứ làng mai Thủ Đức cũng là con cháu trong nhà thôi. Nghề này sống được, nhưng tui vẫn lo con cháu chỉ làm thợ, làm hàng chợ mà không phát triển lên thành nghệ nhân, nghệ thuật” - nghệ nhân Út Thao tâm sự. Còn bà Út Thao lo lắng gần hơn: “Mọi năm giờ này bán được lắm, bán tới tết là được chừng 30-40 cặp chậu. Thế mà năm nay giờ này chậu còn chất đầy sân, không biết gần tết có bán được hay không nữa”... Gần một thế kỷ, trải qua ba đời, chậu kiểng sành sứ làng mai Thủ Đức đã quá quen thuộc với người làng mai cũng như người chơi kiểng cả nước. Với uy tín và thương hiệu của mình, gia đình nghệ nhân Út Thao không chỉ làm chậu mà còn từng được mời làm nhiều công trình mỹ thuật như: 10 bồn phun nước hình hoa sen phía sau tượng đài Bác Hồ (trước UBND TP.HCM), bộ bàn ghế ở mồ Thiên Thu (Đồng Nai), tháp Thượng tọa Thích Huệ Trí (chùa Vân Sơn, Thủ Đức)... Đặc biệt khu nhà thờ Cửu Huyền Thất Tổ được thực hiện ngay trong khuôn viên nhà, khiến nơi đây trở thành nơi hiếm hoi còn giữ lại dấu xưa độc đáo của làng mai. Chậu kiểng sành sứ làng mai được làm hoàn toàn bằng thủ công: chậu được đúc bằng ximăng cốt thép (không theo khuôn sẵn), để khoảng ba ngày cho “chết” ximăng; sau đó tráng một lớp ximăng ướt quanh thành chậu để thực hiện việc dán miểng. Việc dán miểng được xem là khâu quan trọng nhất: phải dán nhanh để hồ không bị khô, phải khéo tay để những hoa văn được đẹp mắt... Sau khi dán miểng xong thì “chà ron” bằng ximăng trắng và vẽ màu cho tiệp theo đường màu của hoa văn... Với nhiều công đoạn như vậy, việc làm chậu kiểng không thể do một hoặc hai người làm mà phải có đông người. Trung bình một chậu làm khoảng 10 ngày. Hoa văn trên chậu kiểng thường là mai lan cúc trúc, long lân quy phụng... hoặc hình theo yêu cầu khách hàng. Chậu kiểng sành sứ làng mai bền và có vẻ đẹp thanh nhã khi đặt trong vườn kiểng, đặc biệt những chậu kiểng được cẩn hoa văn từ những miểng chén dĩa xưa, khiến chậu càng thêm giá trị. Tùy kích cỡ, kiểu dáng, hoa văn... chậu kiểng làng mai có giá từ vài triệu đến 70-80 triệu đồng/chậu. Tags: Độc đáoChậu kiểngLàng maiHoa vănNghề gia truyền
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đẩy mạnh đột phá về thể chế vì đó là 'đột phá của đột phá' TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 24/01/2025 Chiều 24-1, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sau gần 2 ngày làm việc.
Chiều 25 Tết, các điểm đầu TP.HCM ken đặc, hành khách xếp hàng ở sân bay nhiều giờ THU DUNG 24/01/2025 Chiều 24-1, người dân bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đường phố TP.HCM càng về chiều càng đông, cuộc xuân vận bắt đầu diễn ra.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Mỹ bắt đầu trục xuất hàng trăm người nhập cư lậu, tuyên bố 'chiến dịch trục xuất lớn nhất lịch sử' KHÁNH QUỲNH 24/01/2025 Ngày 23-1, chính quyền mới của ông Trump đã bắt hàng trăm người nhập cư trái phép và trục xuất nhiều người ra khỏi nước Mỹ bằng máy bay quân sự.