Kể từ khi mở lại văn phòng ở Hà Nội năm 1993, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (EFEO) triển khai nhiều công trình nghiên cứu đương đại mang đậm dấu ấn của sự hợp tác Pháp - Việt. Những năm gần đây, khu vực miền Nam và ĐBSCL được EFEO chú ý nhiều hơn nhằm tạo sự cân bằng trong quan niệm tổng thể về Việt Nam. Giáo sư Léon Vandermersch (phải) và giám đốc EFEO Yves Goudineau tại hội thảo ở Hà Nội tháng 12-2014 - Việt Thanh Nếu như thời kỳ đầu của EFEO tại Việt Nam (ra đời năm 1900 tại Sài Gòn và đặt trụ sở ở Hà Nội từ năm 1902) giúp hình thành và phát triển các bộ môn khoa học mới ở Việt Nam trong suốt thế kỷ 20, thì thời điểm mở lại văn phòng đánh dấu giai đoạn mới của sự hợp tác Pháp - Việt trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Đây cũng là điều mà giáo sư Léon Vandermersch, thành viên cuối cùng của EFEO rời Hà Nội năm 1958 và là giám đốc EFEO từ 1989-1993, mong mỏi khi trở lại Hà Nội đầu tháng 12-2014. Triển khai nhiều nghiên cứu đương đại “Những tình cờ của lịch sử đã khiến tôi trở thành người cuối cùng quản lý Bảo tàng Louis Finot năm 1956 (nay là Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam) và có cơ may là người giúp thiết lập các quan hệ khoa học và nghiên cứu giữa Pháp và Việt Nam, điều rất có ích cho nước Pháp và hi vọng là cả Việt Nam. EFEO không thể làm được gì nếu không có sự hợp tác của những nhà nghiên cứu Việt Nam. Tôi đặc biệt nhấn mạnh đến sự hợp tác của những người bạn Việt Nam. Khi còn làm việc ở Sài Gòn, tôi luôn hợp tác với người bạn thân Nguyễn Văn Nho, giáo sư dạy chữ Hán ở Trường trung học Pétrus Ký. Ông ấy đã ra Hà Nội ở và chúng tôi gặp lại sau Hiệp định Genève. Nhờ ông ấy mà trong vòng ba năm làm việc tại Hà Nội, tôi có thể hiểu rõ hơn tâm hồn người Việt. Tất cả những người tôi biết không chỉ trong khuôn khổ quan hệ hợp tác có tổ chức mà còn là tình bạn cá nhân”. GS Léon Vandermersch Khởi đầu, việc nghiên cứu các văn bản xưa và khảo cổ học được xem là cơ sở nghiên cứu mang tính hàn lâm của EFEO. Từ những năm 1930 thì xuất hiện ngành nhân học, dân tộc học, ngôn ngữ học... Tất cả phát triển nhanh bên cạnh lĩnh vực địa lý nhân văn nghiên cứu lối sống người dân, đời sống nông thôn... Khi mở lại văn phòng năm 1993, EFEO nối lại những nghiên cứu hàn lâm trước đây, đồng thời triển khai các nghiên cứu đương đại liên quan đến những biến đổi xã hội của thời kỳ này. Những nghiên cứu mà từ đó cho ra đời các tác phẩm tiêu biểu có thể kể tên như Địa lý hành chính Kinh Bắc, Chữ húy Việt Nam qua các triều đại, Văn thơ Đông kinh nghĩa thục, L’Univers des truyện Nôm (Thế giới của truyện Nôm), Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc kỳ... Trong đó, Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam của Philippe Papin hợp tác với các chuyên gia của Viện nghiên cứu Hán Nôm, theo anh Pascal Bourdeaux - trưởng phân viện EFEO tại TP.HCM từ năm 2012, “là nghiên cứu quan trọng đầu tiên về nguồn gốc lịch sử của Việt Nam thời xa xưa”. Dưới sự chủ biên của Philippe Papin và Olivier Tessier, đại diện của EFEO Việt Nam, một ấn phẩm đã ra đời từ chương trình nghiên cứu tập thể mang tên Làng ở vùng châu thổ sông Hồng: vấn đề còn bỏ ngỏ, trong đó tập hợp các nhà nghiên cứu hàng đầu về Việt Nam như Phan Huy Lê, Lê Bá Thảo, Phan Đại Doãn, Đào Thế Tuấn, Đẳng Nghiêm Vạn, Nelly Krowolski... Đây là nghiên cứu về làng quê miền Bắc với những phân tích mới, điều tra mới, nhằm giúp hiểu rõ hơn vận hành của cấu trúc làng quê và xã hội nông thôn Việt Nam. Riêng dự án nghiên cứu ở miền Nam là một giai đoạn mới, thể hiện ý nguyện muốn đưa khoa học xã hội và nhân văn đến gần hơn trong một không gian đặc biệt của miền Nam Việt Nam, trong đó có mối liên hệ với thách thức hiện nay về mặt biến đổi môi trường và khí hậu. Tìm hiểu văn minh sông nước miền Nam Cho đến nay, có rất ít nghiên cứu của EFEO và cả các viện, đại học về khu vực miền Nam so với miền Bắc và miền Trung, trong khi khu vực Nam bộ có lối sống, tín ngưỡng, cách sản xuất nông nghiệp... giữ vai trò quan trọng trong văn hóa và lịch sử Việt Nam. Do biến đổi khí hậu, về mặt lý thuyết một phần của xã hội truyền thống ở ĐBSCL có nguy cơ biến mất. Vì vậy, EFEO cho rằng cần phải tìm cách lưu lại vết tích về nền văn minh sông nước của vùng này. Theo hướng khai thác một phần tư liệu, EFEO nghiên cứu miền Nam Việt Nam từ thời thuộc địa dưới góc độ lịch sử khí hậu và môi trường để hiểu rõ hơn liệu những yếu tố này ảnh hưởng ra sao đến sự biến đổi khí hậu từ cuối thế kỷ 20. Là người nghiên cứu lịch sử vùng ĐBSCL thời thuộc địa, anh Pascal giải thích: “Đây là một hướng nghiên cứu rất mới và tôi nghĩ nó thú vị ở chỗ giúp chúng ta hiểu rõ hơn diễn tiến hiện nay của sự phát triển bền vững”. Khi tiến hành nghiên cứu nguồn sử liệu cho dự án ở ĐBSCL, anh Pascal tìm thấy tài liệu rất thú vị về một ngôi làng qua các thời kỳ phát triển, từ tình hình đất nông nghiệp, chuyện đào kênh, phát triển thủy lợi, chuyện di cư... Đó là làng Thổ Sơn (nay là Nam Thái Sơn) ở huyện Hòn Đất (Kiên Giang), nơi thử nghiệm đợt di cư quan trọng của 750 hộ gia đình đến từ các tỉnh Thái Bình và Nam Định trong năm 1941. Anh cho biết: “Ý tưởng khởi nguồn của tôi là tìm hiểu xem bằng cách nào con kênh đào giữa Rạch Giá và Hà Tiên trong giai đoạn 1926-1930 đã dẫn đến việc hình thành các làng mạc mới cùng với hoạt động di cư đông đảo và sự phát triển kinh tế. Tôi đã phỏng vấn những người di cư đầu tiên để hiểu họ an cư và khẩn hoang vùng đất mới ra sao, thích nghi với môi trường tự nhiên như thế nào, quan hệ ra sao với những người đến lập nghiệp tự phát từ những tỉnh ĐBSCL lân cận... Mục tiêu là nhằm công bố một quyển sách mô tả sự hình thành của một ngôi làng di dân, vai trò quan trọng của quy hoạch thủy lợi cùng những điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Qua đó, tôi muốn minh họa một khía cạnh của văn minh kênh rạch, văn minh sông nước và những thách thức của biến đổi khí hậu ngày nay tác động đến tỉnh ĐBSCL này”. Nghiên cứu trên, theo anh Pascal, giúp chúng ta hiểu được quá khứ, và quan trọng hơn là dự tính trước những quyết định sẽ ban hành phục vụ cho sự phát triển trong tương lai bằng một dự án cụ thể, dựa trên cơ sở lịch sử đầy đủ của một vấn đề chuyên môn. Liên quan đến lịch sử văn hóa khu vực miền Nam, trong năm 2015 EFEO sẽ phát hành quyển sách về bản thảo chép tay minh họa truyện thơ Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu (từng được giới thiệu vào đầu năm 2013 trong loạt tranh vẽ dân gian Việt Nam). EFEO cũng sẽ phát hành tập 2 gồm phần bình luận, giải thích về các nhân vật cùng cách ứng xử của họ, ảnh hưởng của Khổng giáo ra sao..., thậm chí cả phần y học cổ truyền mà Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong thơ. Anh Pascal nhấn mạnh: “Đây là một dự án quan trọng vì theo tôi, nó làm nổi bật chiều kích di sản gắn liền với văn hóa của khu vực miền Nam. Trong ký ức của người dân miền Nam, Lục Vân Tiên và Nguyễn Đình Chiểu vẫn luôn là biểu tượng mạnh mẽ”. “Công việc nghiên cứu và biên soạn lịch sử Việt Nam trước đây để lại một di sản rất đồ sộ trên quan điểm và các thể loại truyền thống của văn minh Đông Á. EFEO đã giữ vai trò quan trọng tạo nên bước chuyển biến từ nền học thuật cổ truyền đó sang nền khoa học hiện đại dựa trên một hệ thống quan điểm và phương pháp luận mới. Cùng với sử học, các ngành khoa học mới ra đời như khảo cổ học, dân tộc học, ngôn ngữ học, bảo tàng học, văn bản học... Nghiên cứu sử học được thực hiện trên một nền tảng khoa học quan hệ mật thiết với những ngành khoa học đó, với tiếp cận vừa chuyên ngành, vừa đa ngành, liên ngành. Mở mang con đường nghiên cứu hiện đại này ngoài các học giả Pháp còn có một số học giả Việt Nam trong EFEO như Nguyễn Văn Huyên (1908-1975), Nguyễn Văn Khoan (1890-1975), Trần Hàm Tấn (1887-1957), Nguyễn Văn Tố (1889-1947), Trần Văn Giáp (1896-1973)... Và một số sử gia ngoài EFEO cũng vận dụng phương pháp luận hiện đại trong nghiên cứu sử học mà những người đi đầu là Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), Đào Duy Anh (1904-1988)... Đó là một bước tiến rất lớn và là sự chuẩn bị cho sự ra đời và phát triển của nền khoa học xã hội của nước Việt Nam độc lập sau năm 1945”. (trích lời tựa của GS Phan Huy Lê trong “Lịch sử một thế kỷ nghiên cứu, Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam”) Tags: Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp
Bí thư Nguyễn Văn Nên thăm hỏi, lì xì gia đình công nhân THẢO LÊ 26/01/2025 Sáng 26-1 (27 Tết), Liên đoàn Lao động TP.HCM tổ chức chương trình 'Lãnh đạo Đảng, Nhà nước thăm, tặng quà công nhân, lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025' cho hơn 200 gia đình công nhân.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Sếp người Thái nhận lương khủng ở công ty nhựa lớn nhất miền Nam BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Ông Chaowalit Treejak - thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc Nhựa Bình Minh - nhận tiền lương, thù lao năm 2024 gần 6,2 tỉ đồng. Mức này cao gấp gần 4 lần thu nhập bình quân lãnh đạo doanh nghiệp sàn chứng khoán 2023, theo dữ liệu của Fiingroup.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.