TTCT - Cuối năm là dịp nhìn lại, tưng bừng khoe thành tích. Chuyện "phông bạt" nỗ lực sống xanh, phát triển bền vững cũng cần một bản tổng kết. Ảnh: DeloitteKhi xem các sự kiện với các tuyên bố xanh bóng bẩy, hãy cẩn thận vì đôi khi chỉ là xanh vỏ đỏ lòng.Hãy xanh từ bên trongBù phát thải carbon bằng cách mua chứng chỉ bù carbon (gọi là carbon offset) đang ngày càng phổ biến. Khi một công ty mua chứng chỉ bù carbon nghĩa là họ trả tiền cho một dự án giảm phát thải khí nhà kính thực hiện ở nơi khác, chẳng hạn một dự án trồng cây hoặc năng lượng tái tạo. (Khác với tín chỉ carbon - trao đổi giới hạn được phép phát thải)Mặc dù tốt nhất vẫn là các công ty tìm cách giảm phát thải carbon trong chuỗi giá trị của mình, thị trường carbon tự nguyện cung cấp một "lối ra" giúp các công ty bù lượng khí thải chưa thể cắt giảm. Tiền mua chứng chỉ bù carbon sẽ cung cấp tài chính cho các hoạt động giảm phát thải quan trọng. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn cầu, và theo nghĩa đó, giảm phát thải khí nhà kính ở đâu cũng có lợi cho khí hậu toàn cầu.Vấn đề là không phải tất cả các chứng chỉ bù carbon trên thị trường tự nguyện - vốn có ít quy định quản lý và tính ràng buộc hơn thị trường bắt buộc - đều có cùng giá trị. "Điều tra cho thấy nhiều dự án giảm phát thải bán chứng chỉ bù carbon trên thị trường tự nguyện, nhất là các dự án quản lý rừng, mang lại rất ít lợi ích cho khí hậu dù được quảng bá rất kêu" - Sehoon Kim, phó giáo sư ngành tài chính Đại học Florida, Mỹ, viết trên The Conversation ngày 11-11.Kim chuyên nghiên cứu tài chính bền vững và quản trị doanh nghiệp. Ông cùng đồng nghiệp thực hiện "nghiên cứu có hệ thống, dựa trên bằng chứng đầu tiên về bức tranh toàn cảnh của các chứng chỉ bù carbon tự nguyện được sử dụng bởi hàng trăm công ty lớn niêm yết trên toàn cầu".Kết quả nghiên cứu, theo Kim, khiến chúng ta phải nghi ngờ về cách một số công ty mua chứng chỉ bù carbon và hiệu quả của thị trường carbon này - ít nhất là với kiểu vận hành hiện nay - trong việc hỗ trợ quá trình chuyển đổi toàn cầu sang Net Zero (phát thải ròng bằng không).Thị trường bù đắp carbon toàn cầu hiện nay đến từ nhiều loại dự án đa dạng như năng lượng tái tạo, thu hồi và lưu trữ carbon, bảo tồn rừng và đồng cỏ… chủ yếu ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ. Các công ty thường dùng việc mua chứng chỉ carbon để quảng bá rằng họ có cam kết mạnh mẽ với môi trường. Trong một thế giới đang thúc đẩy chuyển đổi xanh mạnh mẽ, những tuyên bố này thu hút các nhà đầu tư và khách hàng, giúp công ty có sự hỗ trợ từ các nhóm khác nhau cũng như xây dựng hình ảnh tích cực.Từ chỗ là một thị trường sơ khai, gần như không có giao dịch năm 2005, đến năm 2022 lượng chứng chỉ bù carbon được giao dịch đã lên khoảng 30 triệu tấn mỗi năm. Năm 2023, ngân hàng đầu tư Morgan Stanley dự báo thị trường carbon offset tự nguyện sẽ tăng lên khoảng 100 tỉ USD năm 2030 và 250 USD tỉ USD năm 2050.Nhóm nghiên cứu của Kim đã phân tích số liệu của 866 công ty công khai việc mua carbon offset từ năm 2005 - 2021, thấy rằng công ty nào được các tổ chức lớn, có cam kết về Net Zero đầu tư thì rất tích cực mua chứng chỉ bù carbon. Các ngành có lượng phát thải tương đối thấp như dịch vụ tài chính cũng rất tích cực mua chứng chỉ bù carbon. Nhiều công ty đã bù đủ carbon cho hầu hết các cam kết cắt giảm khí thải đã tuyên bố. Ngược lại, ngành có phát thải cao, như dầu khí, tiện ích (điện, nước) hoặc vận tải, mua bù carbon nhưng chẳng thấm vào đâu so với lượng khí thải họ tạo ra.Nhóm cũng đặt câu hỏi về lý do các công ty mua carbon offset. Với các công ty có lượng phát thải thấp, mua bù carbon kinh tế hơn so với đầu tư vào các dự án giảm phát thải riêng. Các công ty phát thải nhiều sẽ có xu hướng đầu tư giảm khí thải vì việc mua lượng carbon offset khổng lồ mỗi năm về lâu dài sẽ trở nên rất tốn kém. Nhưng còn một lý do "tế nhị" khiến các giao dịch mua chứng chỉ bù carbon tự nguyện tăng nhanh: chứng chỉ này giúp công ty "xây dựng hình ảnh xanh" dễ dàng và nhanh chóng.Từ những năm 1980, các nhà yêu môi trường đã dùng từ "tẩy xanh" (greenwash) để chỉ hành vi hoặc hoạt động khiến mọi người tin một công ty đang rất tích cực vì môi trường dù thực chất chỉ là "phông bạt". Họ sẽ quảng bá việc mua carbon offset với các bên liên quan ngây thơ - những người không có thông tin đầy đủ về chất lượng của các chứng chỉ carbon offset nhằm tạo hình ảnh đẹp.Ảnh: ReutersHiện nay, việc đánh giá các dự án bù carbon dựa trên nhiều tiêu chí về khả năng giảm phát thải và các chỉ số khác về độ tin cậy. Sau khi đối chiếu giá bán và xếp hạng, nhóm của Kim thấy rằng lời nguyền "tiền nào của nấy" là không trật phát nào trên thị trường chứng chỉ bù carbon, dự án bù carbon chất lượng thấp thì giá bán đố mà cao được.Trong số 1.413 dự án bù carbon các công ty chọn mua, có rất ít công ty được các cơ quan xếp hạng đánh giá là "chất lượng cao". Do đó, hầu hết các chứng chỉ carbon offset có giá cực rẻ - hơn 70% số carbon offset đã bán có giá chưa đến 4 USD/tấn.Theo nhóm của Kim, các công ty có lượng phát thải thấp có thể dễ dàng thay đổi thứ hạng về chỉ số ESG - mức độ cam kết với các vấn đề về môi trường, xã hội và quản trị - so với công ty đối thủ bằng cách bù một lượng carbon nhỏ.Kim đề xuất quản lý thị trường carbon tự nguyện với những tiêu chuẩn rõ ràng vì "thị trường này đang tràn ngập các chứng chỉ bù carbon giá rẻ, chất lượng thấp" - có thể do cơ quan quản lý thiếu hướng dẫn và quy định về tính minh bạch, xác thực của các dự án. Việc thiếu hướng dẫn cũng có thể khuyến khích bên mua nhắm tới nhóm chứng chỉ bù carbon chất lượng thấp giá rẻ."Nhận vơ" thành tích cắt giảmPhông bạt về thành tích xanh không dừng lại ở phạm vi các công ty. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature ngày 18-11 với sự tham gia của các chuyên gia Đại học Oxford, Anh cảnh báo các quốc gia cũng có thể "ăn gian" về thành tích khí hậu.Nghiên cứu cho biết các bể chứa carbon tự nhiên như rừng nhiệt đới, bể than bùn, đất trên trái đất hấp thụ khoảng một nửa tổng lượng khí thải của con người mỗi năm. Đằng nào thì những thực thể tự nhiên này cũng làm phần việc của mình, song các quốc gia sẽ "lấy công", tính hết vào nỗ lực giảm phát thải chung để trông có vẻ tiến gần đến mục tiêu giảm phát thải quốc gia, trong khi không phải vậy.Theo nhóm nghiên cứu, chuyện này xuất phát từ một quy tắc của thỏa thuận Paris, được tính tiến độ giảm phát thải carbon từ những diện tích "được quản lý", như các phần của rừng Amazon ở Brazil hoặc rừng taiga ở Nga. Các nhà nghiên cứu Net Zero cho rằng những quy định này cho phép các quốc gia "nhận công" cắt giảm từ các quá trình tự nhiên không liên quan gì đến lượng khí thải do con người tạo ra.Vì thế, nhóm chuyên gia Oxford đề xuất cần có "chỉ dẫn địa lý Net Zero" để phân định đâu là giảm phát thải do các quá trình tự nhiên và giảm phát do các nỗ lực giảm tiêu dùng nhiên liệu hóa thạch.Để tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng không, các quốc gia phải thực hiện những thay đổi quy mô lớn, ngay lập tức với các ngành công nghiệp đang sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch, vì cứ dựa vào các bể carbon tự nhiên như rừng hay đại dương thì không thể ngăn sự nóng lên toàn cầu. Tẩy xanh: giảm lượng, tăng chấtTheo một báo cáo do công ty nghiên cứu và dữ liệu ESG RepRisk công bố tháng 10-2024, số công ty có hành vi tẩy xanh trên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 6-2023 đến tháng 6-2024 giảm 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, số trường hợp tẩy xanh trong ngành dịch vụ tài chính và ngân hàng giảm 20% so với cùng kỳ năm 2023. Ngành dầu khí dẫn đầu với nhiều trường hợp tẩy xanh nhất và chiếm 22% các trường hợp tẩy xanh năm 2024, tương đương 332 sự kiện.Đây là lần đầu tiên hoạt động tẩy xanh giảm trong sáu năm qua. Tuy nhiên, dù giảm số trường hợp, mức độ nghiêm trọng lại tăng 30%. RepRisk phát hiện 1.841 sự kiện được công bố có thông tin sai lệch, trong đó 56% (1.038 sự kiện) liên quan đến các tuyên bố về môi trường nhằm tẩy xanh. Công ty tư nhân chiếm phần lớn (70%) các trường hợp tẩy xanh so với 30% các công ty đại chúng.Philipp Aeby, giám đốc điều hành RepRisk, cho biết các bên liên quan đã thấy rõ khả năng rủi ro các công ty dùng chiêu tẩy xanh để phông bạt. "Dù cơ quan quản lý đã thúc đẩy thành công luật ngăn hành vi tẩy xanh, các chiêu mới sẽ xuất hiện" - ông nói.Nhưng giống như chơi dao, bị phát hiện tẩy xanh có thể khiến các công ty mất cả chỉ lẫn chài, ảnh hưởng danh tiếng và lợi nhuận. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Thải carbonBù trừ carbonBảo vệ môi trườngTẩy xanhGreen wash
Tin tức thế giới ngày 23-1: Ông Trump dọa áp thuế và trừng phạt Nga, tàu ngầm gãy đôi ở Tây Ban Nha DUY LINH 23/01/2025 Ông Trump dọa áp thuế và trừng phạt nếu Nga không đạt thỏa thuận với Ukraine; Pháp và Đức bàn cách đối phó thuế quan dưới thời ông Trump; Tàu ngầm gãy đôi ngoài khơi Tây Ban Nha là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 23-1.
Bộ Công an nói về trường hợp 'không chấp hành đèn tín hiệu để nhường đường cho xe cấp cứu' HỒNG QUANG 23/01/2025 'Việc không chấp hành tín hiệu đèn giao thông để nhường đường cho xe cấp cứu, xe ưu tiên trong trường hợp tình thế cấp thiết sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính', Bộ Công an khẳng định.
Vụ nam shipper Đà Nẵng nghi bị đánh chết: Cuộc gọi, tin nhắn giữa shipper với khách tiết lộ điều gì? THÁI BÁ DŨNG 22/01/2025 Bức xúc vì khách chậm thanh toán, nam shipper Đà Nẵng và nữ khách hàng đã cự cãi. Bên mua hàng lên app đánh 'sao xấu' khiến shipper đối diện mức phạt 500.000 đồng.
Tin tức sáng 23-1: Sẵn sàng nhiều phương án đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết và các lễ hội TUỔI TRẺ ONLINE 23/01/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Bình Phước xử lý nghiêm những lỗi vi phạm dịp sát Tết; Nam Định duy trì 5 vòng đảm bảo an ninh trật tự Lễ hội khai ấn Đền Trần; Thêm công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng...