Bộ Tài chính dự báo đỉnh nợ công rơi vào năm 2017-2018 và có thể giảm dần trong những năm sau đó. Cụ thể, với giả định mức tăng trưởng kinh tế là 6,7-7%, nợ công vào năm 2017 sẽ lên tới 64,8% GDP. Năm 2018 nợ công vẫn ở ngưỡng 64,7% GDP. Sau đó, tới năm 2020 nợ công có thể lùi về mức 63,7% GDP. Trong bản tin Nợ công số 5 của Bộ Tài chính đã chỉ ra 2 triệu tỉ đồng là nợ Chính phủ, chưa bao gồm nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương. Nếu cộng cả ba, số nợ sẽ là 2,6 triệu tỉ đồng, tương đương 118 tỉ USD. Nợ của DNNN là nợ của ai? Chính phủ cần đưa ra những chính sách, khuyến nghị càng sớm càng tốt để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Quan trọng nhất, cần thay đổi cách tính nợ công, trong đó tính cả nợ của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được bảo lãnh trong cơ cấu nợ công. Với cách tính mới này, mới có thể tính chính xác số nợ công, có ở ngưỡng rủi ro cao hay không. Với cách xác định nợ công hiện tại, khoản mục DNNN tự vay và tự trả sẽ không được tính vào nợ công. Điều này thể hiện sự chưa hợp lý bởi DNNN theo Luật doanh nghiệp 2014 là DN do Nhà nước đóng góp toàn bộ số vốn điều lệ. Các khoản mà DNNN tự đi vay cũng thể hiện phần nào đó Nhà nước đi vay (một phần hoặc toàn bộ) và trách nhiệm trả nợ cuối cùng vẫn thuộc về Nhà nước (một phần hoặc toàn bộ). Mặc dù có quy chế chuyển đổi các DNNN sang loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nhưng về mặt cơ cấu tài chính nếu xuất hiện các khoản nợ, Nhà nước cũng không thể thoái thác trách nhiệm cuối cùng. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của các DNNN là hơn 3 triệu tỉ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là hơn 1,3 triệu tỉ đồng, nhưng tổng doanh thu của các DNNN chỉ đạt gần 1,6 triệu tỉ đồng. Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỉ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần, trong đó có 25 DNNN có tỉ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn ba lần. Thực tiễn các nước cho thấy ngoài nợ chính phủ vay, nợ được chính phủ bảo lãnh hầu hết các quốc gia đều cho vào nợ công, trong đó một số nước xác định nợ công còn gồm nợ chính quyền địa phương (Bulgaria, Romania, Macedonia...), nợ của DNNN phi tài chính (Thái Lan, Macedonia). Hiện không có nhiều quốc gia có khu vực DNNN lớn như Việt Nam. Điều này phù hợp với Hệ thống tài khoản quốc gia 2008 (SNA 2008) của Liên Hiệp Quốc, là nguyên tắc cơ sở cho thống kê kinh tế được soạn thảo và thông qua nhằm xử lý các yếu tố mới trên thị trường mà mọi tổ chức quốc tế có nhiệm vụ thực hiện và các nước được khuyến cáo thực hiện. Bên cạnh đó, việc Chính phủ đưa nợ được bảo lãnh vào nợ công cũng đem lại sự công khai thông tin nợ để các tổ chức quốc tế hoặc chuyên gia sẵn sàng tư vấn, theo dõi và hỗ trợ, cùng với đó sẽ đạt được sự tín nhiệm nhất định từ các tổ chức tài chính quốc tế khi xem xét nợ sẽ đánh giá tình hình của từng nước khác nhau, chứ không có nghĩa nợ công cao thì sẽ bị hạ thấp tín nhiệm. Theo Tài liệu hướng dẫn về quản lý nợ công xuất bản năm 2014 (Revised Guidelines for Public Debt Management), quản lý nợ cần bao gồm những trách nhiệm tài chính mà chính phủ thực hiện quyền kiểm soát... Quản lý nợ công rộng như thế nào tùy thuộc vào tính chất của khung chính trị và thể chế của từng nước... Chính quyền trung ương cần theo dõi và tính đến khả năng ảnh hưởng có thể xảy ra do việc bảo lãnh nợ của các chính quyền cấp dưới và DNNN, và nếu được phải biết đến nghĩa vụ tài chính của cả nợ công và tư... Nghĩa là, nếu cần thì phải xem xét nợ mà chính quyền bảo lãnh, nợ của cả khu vực DNNN và tư nhân. Giải pháp nào? Các chuyên gia cũng cho rằng cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp như: Thứ nhất, cần thay đổi cơ cấu nợ công theo hướng tăng tỉ trọng nợ trong nước nhiều hơn nợ nước ngoài. Nợ trong nước có thể huy động thông qua các đợt phát hành trái phiếu với lãi suất phù hợp để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong người dân. Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài bởi trong thời gian tới những ưu đãi từ nguồn vốn ODA cho Việt Nam giảm mạnh, buộc Chính phủ tiếp tục phải đi vay nợ tại các ngân hàng thương mại nước ngoài với lãi suất cao và thời gian ngắn hạn hơn rất nhiều. Thứ hai, phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu công. Chẳng hạn như: cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội, DNNN không vì mục đích thương mại. Các DNNN vì thế cần phải thu hẹp theo hướng: phát triển vì lợi ích công ích và được Chính phủ bảo lãnh, tăng cường bán các DNNN kinh doanh thương mại cho nhà đầu tư. Thứ ba, cẩn trọng hơn đối với quản lý rủi ro nợ của DNNN. Nợ của DNNN, nợ chính phủ đều tăng lên rất nhanh, mỗi bộ phận nợ này có tính chất và cấu trúc khác nhau, đem lại những rủi ro khác nhau, cần phải có những biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả hơn.■ Tags: Nợ côngThay đổi cách nhìn
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đẩy mạnh đột phá về thể chế vì đó là 'đột phá của đột phá' TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 24/01/2025 Chiều 24-1, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sau gần 2 ngày làm việc.
Chiều 25 Tết, các điểm đầu TP.HCM ken đặc, hành khách xếp hàng ở sân bay nhiều giờ THU DUNG 24/01/2025 Chiều 24-1, người dân bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Đường phố TP.HCM càng về chiều càng đông, cuộc xuân vận bắt đầu diễn ra.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Mỹ bắt đầu trục xuất hàng trăm người nhập cư lậu, tuyên bố 'chiến dịch trục xuất lớn nhất lịch sử' KHÁNH QUỲNH 24/01/2025 Ngày 23-1, chính quyền mới của ông Trump đã bắt hàng trăm người nhập cư trái phép và trục xuất nhiều người ra khỏi nước Mỹ bằng máy bay quân sự.