TTCT - Hội nghị thượng đỉnh NATO, diễn ra tại The Hague (Hà Lan) trong hai ngày 24 và 25-6, là một sự kiện độc đáo theo cách riêng của nó. Ông Trump ở thượng đỉnh NATO. Ảnh: Reuters Các nhà lãnh đạo của khối này cuối cùng đã phải chấp nhận yêu cầu của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump: tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 2% hiện tại lên 5% GDP.Chỉ có điều, mức tăng này sẽ được thực hiện ra sao?Những "ngôi làng Potemkin" của NATOBloomberg viết về thượng đỉnh NATO ở The Hague cho rằng để Hoa Kỳ không bỏ rơi châu Âu trước "nước Nga đáng sợ", nhiều thành viên đã tâng bốc Hoa Kỳ.Báo Anh The Times thì viết: "Để xoa dịu tổng thống Hoa Kỳ, họ đã cắt giảm chương trình nghị sự, gạt Ukraine sang một bên, hạ thấp mối đe dọa từ Nga, đưa ra những lời hứa suông và tránh các quyết định khẩn cấp". The Times cũng cho rằng thượng đỉnh The Hague gợi tới câu chuyện "những ngôi làng Potemkin" ở Nga trong lịch sử. Để gây ấn tượng với Nữ vương Catherine II trong chuyến công du Crimea mới bị chinh phục vào năm 1787, cận thần Nga Grigory Potemkin đã xây những ngôi làng thịnh vượng giả trên đường bà du hành. Đằng sau những mặt tiền trù phú là không gian trống rỗng.Vì sao có sự so sánh này? Quyết định chính của thượng đỉnh The Hague - các thành viên NATO đáp ứng yêu cầu của ông Trump tăng chi tiêu quân sự lên 5% GDP - nhiều khả năng không thể triển khai trên thực tế. Thứ nhất, các nước NATO quy định sẽ đạt được con số này trong 10 năm tới, tức vào năm 2035. Trong thế giới đầy biến động ngày nay, thật khó dự báo 10 năm nữa điều gì sẽ xảy ra, nhưng ông Trump lúc đó chắc chắn không còn ở Nhà Trắng. Thứ hai, thỏa thuận quy định khả năng sửa đổi thời hạn đạt được mục tiêu. Và thứ ba là chính cấu trúc 5% GDP này: chỉ 3,5% sẽ dành cho nhu cầu quân sự; 1,5% khác để "phát triển cơ sở hạ tầng" có thể được sử dụng cho mục đích quân sự, gồm các dự án hoàn toàn dân sự - đường bộ, cảng, cầu và đường sắt. Ông Trump long trọng tuyên thệ rằng dưới thời ông, Nga sẽ không bao giờ tấn công NATO. Nhìn chung, NATO đã đáp ứng mong muốn của ông Trump về con số mục tiêu 5%, nhưng về cơ bản sẽ chưa thay đổi nhiều mức chi hiện tại.Thượng đỉnh còn tập trung vào các nỗ lực nhằm đảm bảo Trump vẫn tham gia liên minh xuyên Đại Tây Dương trước mối lo ngày càng tăng rằng Hoa Kỳ đang tìm cách rút vũ khí và quân đội khỏi châu Âu. Đó là lý do tuy hội nghị tái khẳng định sự ủng hộ của NATO với Ukraine, nhưng bỏ qua điều khoản trong tuyên bố năm ngoái về tương lai của Ukraine trong liên minh, cũng như không lên án Nga - để không làm phật ý ông Trump.Tuyên bố cũng nêu rõ "đóng góp trực tiếp" của các đồng minh "vào việc bảo vệ Ukraine" sẽ được tính vào mục tiêu chi tiêu quân sự 5% GDP. Báo Anh The Telegraph bình luận: "Các lãnh đạo NATO đã biến Ukraine thành một công cụ kế toán cho phép họ sử dụng số tiền mà họ đã cấp cho Kiev để tăng số liệu trong ngân sách quốc phòng".Ảnh: ReutersGiữa kế hoạch và nguồn lựcMột trong những chủ đề chính ở châu Âu trong những tuần gần đây là tái vũ trang và xóa bỏ sự phụ thuộc về quân sự vào Hoa Kỳ - vấn đề ngày càng căng thẳng ở châu Âu kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Tại hội nghị thượng đỉnh EU tuần đầu tháng 3-2025, một kế hoạch đã được thông qua nhằm tăng chi tiêu quân sự bằng cách tăng mức thâm hụt ngân sách cho phép.Trọng tâm chính trong việc tài trợ cho dự án này dựa vào Đức, nơi Thủ tướng Friedrich Merz muốn phê duyệt kế hoạch phân bổ 500 tỉ euro cho quốc phòng và các dự án khác bằng cách tăng quy mô nợ quốc gia (Đức là nền kinh tế lớn duy nhất ở Tây Âu có mức nợ công so với GDP tương đối nhỏ - 63%, trong khi Anh, Pháp, Ý và Tây Ban Nha có nợ công hơn 100%).Liệu châu Âu có thể đạt được những mục tiêu này?Trước hết, kinh tế và tài chính châu Âu không phải đang ở trong tình trạng tốt nhất. Sức cạnh tranh của các nhà sản xuất châu Âu so với các quốc gia khác sụt giảm trong nhiều thập kỷ vì thuế cao, chi phí lao động cao, hệ thống quan liêu khiến làm ăn phức tạp, chi phí năng lượng và các nguyên liệu thô khác cao, phần lớn phải nhập khẩu. Kết quả là quá trình phi công nghiệp hóa - chuyển giao sản xuất hàng loạt sang Trung Quốc và các quốc gia không thuộc phương Tây.Trong một thời gian dài, tất cả các quá trình tiêu cực này đã được giải quyết bằng cách phát hành thêm tiền, giúp duy trì các phúc lợi xã hội cao, dù khả năng cạnh tranh của nền sản xuất suy giảm. Tuy nhiên, mọi thứ đều có giới hạn. Đại dịch COVID dẫn tới in tiền hỗ trợ dân, cuộc chiến Ukraine gây ra nhiều khó khăn, nguồn cung dầu và khí đốt giá rẻ từ Nga coi như không còn, làm trầm trọng thêm các vấn đề về chi phí năng lượng. Tiếp tục in tiền sẽ đe dọa nền tảng của hệ thống tài chính châu Âu và có thể gây lạm phát lớn. Vì vậy, đây khó là thời điểm tốt để châu Âu tham gia một cuộc chạy đua vũ trang.Đầu tiên, chi tiêu quân sự của châu Âu thực chất cũng cần in thêm tiền, do xuất khẩu quốc phòng của EU hiện đã thất thế trên thị trường thế giới đang cạnh tranh rất gay gắt. Một phần đáng kể các khoản chi này sẽ tăng nợ quốc gia của Đức, với nhiều hậu quả tiêu cực cho sự ổn định tài chính của toàn bộ EU trong tương lai.Thứ hai, một phần đáng kể các quỹ dành cho mục đích quân sự sẽ được chi tiêu bên ngoài EU. Như người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã tuyên bố gần đây, 80% tổng số tiền châu Âu chi cho vũ khí là bên ngoài EU. Gần 1/2 số vũ khí được các quốc gia thành viên NATO châu Âu mua trong giai đoạn 2020-2024 là từ Hoa Kỳ. Nếu châu Âu cố gắng đột ngột chuyển sang chỉ mua vũ khí nội khối (như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron từng nhấn mạnh) thì có thể mất nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ; và trong trường hợp này, không thể nói đến bất kỳ cuộc tái vũ trang nhanh chóng nào.Thứ ba, chi tiêu quốc phòng chắc chắn có thể được tài trợ không phải bằng cách tăng nợ và in tiền, mà phải bằng cách cắt giảm các khoản chi ngân sách khác, bao gồm các nhu cầu xã hội, như lương hưu.Trong những điều kiện như vậy, sẽ rất khó để châu Âu tăng sản lượng quốc phòng của riêng họ và đạt được "sự độc lập chiến lược" với Hoa Kỳ. Trên thực tế, người châu Âu đã gián tiếp thừa nhận điều này, như đã được chứng minh bằng hội nghị thượng đỉnh được triệu tập khẩn cấp tại London sau cuộc cãi vã tai tiếng giữa Zelensky và Trump.■ Chi tiêu quân sự Nga bằng 1/10 NATOBáo cáo của Viện Quốc tế các nghiên cứu chiến lược (IISS) ngày 12-2-2025 cho biết chi tiêu quốc phòng toàn cầu đã tăng lên 2,46 nghìn tỉ đô la Mỹ vào năm 2024, trong đó, "chi tiêu quốc phòng của châu Âu tăng 11,7% theo giá trị thực tế, đạt 457 tỉ đô la, với 2024 đánh dấu năm tăng trưởng thứ mười liên tiếp". Nguồn tin này ước tính chi tiêu quân sự năm 2024 của Nga là 146 tỉ đô la.Về năng lực quân sự của NATO và Nga, NATO đang dẫn trước về mọi chỉ số. Về chi tiêu quân sự, Nga chi 146 tỉ đô la, trong khi tổng chi tiêu của NATO là 1.470 tỉ đô la. (NATO bao gồm 32 quốc gia), tức tỉ lệ Nga: NATO là 1:10. "Nếu NATO/EU tăng chi tiêu quân sự lên tới 5% GDP, có nghĩa họ cần nhiều tiền gấp 10-20 lần so với Nga để có thể chống lại Nga!", tiến sĩ Jan Oberg của Quỹ Hòa bình xuyên quốc gia tính toán.Hiện châu Âu có vẻ không có giải pháp nào khác để tài trợ cho khoản chi này trừ vay nợ và cắt giảm chi tiêu cho nhiều mục đích dân sự khác nhau, chẳng hạn như y tế, giáo dục và văn hóa. Điều này sẽ có nghĩa khả năng cạnh tranh trên toàn cầu về nghiên cứu, đổi mới và giải quyết các vấn đề toàn cầu - chẳng hạn như khí hậu và đói nghèo - sẽ giảm sút. Tags: NatoNgaEuChi tiêu quân sựTRUMP
Họa sĩ Đào Văn Hoàng: Vào trong hoang dã, vẽ để kể về sự sống và mất mát THỦY TIÊN 13/07/2025 1438 từ
Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 26-2025: Muốn biết kinh tế ra sao, hãy hỏi người tiêu dùng TTCT 10/07/2025 384 từ
Dự án trọng điểm kênh Tham Lương chậm tiến độ: 69 nhà thầu nhưng công trường vắng hoe ĐỨC PHÚ 14/07/2025 Dự án cải tạo kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên vẫn chậm tiến độ dù có tổng cộng 69 nhà thầu tham gia.
Chủ tịch TP.HCM chỉ đạo tổng kiểm tra phòng cháy chữa cháy tại chung cư THẢO LÊ 14/07/2025 UBND TP.HCM có văn bản yêu cầu tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc quản lý nhà chung cư, đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy.
Người phụ nữ cố thủ trên nóc Bệnh viện Bạch Mai DƯƠNG LIỄU 14/07/2025 Bệnh viện Bạch Mai phối hợp cùng lực lượng chức năng nỗ lực giải cứu người phụ nữ cố thủ trên tầng thượng của bệnh viện.
Thái Lan muốn xuống thang căng thẳng, ông Hun Manet nêu 3 điều kiện TÂM DƯƠNG 14/07/2025 Thủ tướng Hun Manet khẳng định chỉ mở lại cửa khẩu nếu Thái Lan đáp ứng ba điều kiện rõ ràng.