TTCT - Hơn hai năm đại dịch, ngành du lịch thế giới lúc đóng, lúc mở, lúc hạn chế với bao thủ tục rườm rà, có thời điểm trắng tay. Đã tới lúc phải phục hồi. Nhưng nhân sinh quan khách hàng sau đại dịch và nhu cầu cũng thay đổi. Phần thắng thuộc về ai nắm bắt đúng nhu cầu khách hàng. Nhiều người thích du lịch đến những nơi vắng dấu chân người. Ảnh: Getty Images “...Tôi nhớ tiệm bánh, nhớ những nhà hàng nửa đêm sáng đèn trong những thành phố tôi đã từng qua, nhớ da diết! Nỗi nhớ ấy dẫn đến một hôm nông nổi tự hỏi - Cái nghiệp F&B này rồi sẽ ra sao nữa, khi mà người ta nói dịch sẽ chẳng bao giờ biến mất vĩnh viễn?... ”. Đó là tâm sự của The Vagabond Pâtisserie & Café - một trong những thương hiệu về F&B yêu thích của tôi ở Sài Gòn.Chưa có lối thoátF&B (Food & Beverage) là một nhánh trong ngành công nghiệp du lịch và khách sạn (hospitality). F&B còn như thế thì cả ngành hospitality sẽ phải thay đổi như thế nào trong thời đại mà mọi thứ đều phải trở nên tự động hóa, robot hóa, khi người và người phải cách biệt nhau vì đại dịch?“Nhát kiếm” khởi đầu cho mùa u ám là vào tháng 3 - 2020: sự kiện ITB Berlin bị hủy vào giờ phút chót khi một số khách đã lục tục kéo đến Berlin. Còn tôi, hành lý đã sắp sẵn, rồi cũng phải hủy vé… ITB Berlin (Internationale Tourismus-Börse Berlin, tiếng Anh: International Tourism Exchange) là một trong những sự kiện thường niên quan trọng nhất đối với giới chuyên nghiệp trong ngành du lịch. Hơn hai năm qua là thời gian khó khăn nhất đối với ngành du lịch vốn bị thiệt hại kỷ lục do đại dịch coronavirus, và bây giờ vẫn loay hoay tìm lối thoát. Năm sau (2021) và rồi năm nay, khi vắc xin đã được phủ rộng và thuốc kháng virus đã được lưu hành, ITB Berlin vẫn chưa thể tổ chức được, thay vào đó bằng “tương tác trực tuyến” cho đỡ…nhớ.Chẳng ích lợi gì khi mà khách hàng không có, người người đều phải cấm cung nằm nhà, biên giới đóng cửa...Tương tác trực tuyến chỉ là cách lên tiếng rằng hãng ta còn tồn tại, hãng kia còn sống sót. Và cũng để đồng nghiệp khắp nơi an ủi, khích lệ nhau lúc nắng hạn mưa giông. Dân làm nghề du lịch có ai rành chuyện khoa học đâu, nhưng nói chuyện đại dịch thì ai cũng hóa thành khoa học gia hết: có vắc xin rồi sẽ miễn dịch cộng đồng, có thuốc kháng virus rồi thì COVID-19 sẽ thành cúm mùa… Buôn hy vọng hay giữ lửa cho nhau?Ngay công ty tôi, nhân viên dù nằm nhà ăn trợ cấp của chính phủ nhưng cũng tổ chức họp hành online, họp hàng tuần. Ai cũng dự đoán du khách bị nhốt nằm nhà thời gian dài, khi thả ra sẽ như lò xo bị nén bung ra. Chuẩn bị mà đón.Nhưng sau đại dịch, tâm tư thay đổi, nhân sinh quan thay đổi, xu hướng du lịch của khách cũng thay đổi. Làm thế nào để đáp ứng? Có những xu hướng về các thứ dịch vụ ngắn hạn để gọi là thích nghi. Có những thay đổi thuộc tầm chiến lược, dài hơi, đón đầu.Toscany, Ý. Ảnh: Getty Images Du lịch dự phòngNhững tháng cuối năm 2021 và đầu 2022 đánh dấu sự trở lại tương đối khả quan của các công ty, đại lý du lịch ở châu Âu và Mỹ… Nhu cầu đi du lịch bị dồn nén của khách hàng đã trở thành sự thực, như dân Sài Gòn những ngày sau tháng 11 năm ngoái. Đi là đi, bất kể đi đâu, đi cá nhân, đi tập thể, tự tổ chức hay qua công ty du lịch, miễn là được ra khỏi nhà, ra khỏi Sài Gòn. Du khách châu Âu khác mình một chút. Họ cũng nôn nóng chờ lên đường, dù sự lo lắng vẫn còn đấy, nhưng dựa vào các chuyên gia trong ngành để giúp lập kế hoạch, chọn nơi cư trú phù hợp nhất, các thủ tục bảo hiểm sức khoẻ, y tế… ngày càng trở nên thiết thân.Một giải pháp được ngành du lịch châu Âu đưa ra, tạm gọi là “kế hoạch du lịch dự phòng” - trong ngành gọi là “trip-stacking”. Trước đại dịch, khách du lịch chỉ đặt một chuyến đi, đến một nơi tại một thời điểm. Giải pháp “trip-stacking” đề nghị khách hàng có thể chọn hai hoặc ba chuyến đi trong cùng một khoảng thời gian, đề phòng “COVID-19” làm hỏng kế hoạch. Khách rất muốn đến thăm Nhật Bản và Hàn Quốc cho kỳ nghỉ xuân; đại lý du lịch đã giúp đặt chuyến, đồng thời lên kế hoạch cho một chuyến khác cùng thời điểm đến ở Ai Cập. Nhật Bản không mở cửa kịp vào 2022, họ sẽ dời Nhật sang 2023 và cho khách đi chuyến dự phòng đến Ai Cập.Giải pháp “trip-stacking” manh nha từ tháng 5-2021, khi châu Âu bắt đầu mở cửa trở lại, và ngày càng trở nên phổ biến. Chính sách hủy phòng của các khách sạn thời hậu COVID-19 vẫn rất linh hoạt, cho phép khách có sự lựa chọn tự do và mềm dẻo, do đó “trip-stacking” còn cơ hội phát triển. Tuy nhiên, khi tình hình bệnh dịch toàn cầu giảm, cùng với kinh tế và du lịch trở lại tốt đẹp hơn, có lẽ “trip-stacking” sẽ không tồn tại bền vững.Căn hộ riêng biệt ngày càng được khách du lịch ưu chuộng. Ảnh LUX Resorts & Hotels Kỹ thuật số: lữ hành tận dụng, du khách rời xaGoogle đã tham gia Ủy ban Du lịch châu Âu (ETC) với tư cách là thành viên liên kết để chia sẻ thông tin và cung cấp công cụ cho các tổ chức du lịch, nhằm tiếp cận khách tiềm năng trong giai đoạn lập kế hoạch du hành. Ở Ý, xu hướng tìm kiếm được thực hiện trên Google từ tháng 1 đến tháng 4-2021 ghi nhận sự quan tâm ngày càng tăng đến các điểm du lịch quốc gia, từ 55% năm 2019 lên tới 79%. Ngành du lịch cần đẩy mạnh kỹ thuật số hơn, đặc biệt sau đại dịch. Các công ty du lịch dự đoán được nhu cầu thực tiễn của khách hàng: điểm đến (tập trung ở châu Âu hay đến các châu lục khác), nhu cầu về sản phẩm lưu trú (khách ngày càng thích các nơi lưu trú biệt lập như villa, cabin riêng biệt, các dạng du lịch ẩn cư, xa khỏi đám đông...), từ đó lập kế hoạch đáp ứng sát sao hơn.Ngành du lịch khai thác sự thay đổi về nhân sinh quan của khách để đẩy mạnh kiểu du lịch gọi là Spartan holidays, nhằm xoa dịu những chấn thương tâm hồn của một số du khách. Spartan lấy từ gốc địa danh Sparta thời Hy Lạp cổ đại với những đội quân ưu tú, hùng mạnh, được huấn luyện vô cùng gian khổ ngay từ khi mới chào đời để trở thành những người lính anh dũng thiện chiến. Du lịch kiểu Sparta kết hợp ý tưởng “cai” kỹ thuật số với lối sống tối giản để giải phóng con người về thể chất cũng như tinh thần, giúp kết nối bản thân với môi trường xung quanh một cách thô sơ và căn bản nhất, như một chuyến đi bộ đường dài hoàn toàn không có trợ giúp của công nghệ.Các xu hướng khácĐại dịch khiến con người nhận thức rõ hơn về tác động của họ đối với thế giới, và ngành du lịch châu Âu đang đẩy mạnh xu hướng “du lịch có ý thức” như du lịch xanh, du lịch phát triển bền vững, nhắm vào bảo tồn tự nhiên, hoặc du lịch chay với những khách sạn thuần chay (vegan hotels). Thuần chay không chỉ về ý nghĩa thực phẩm, mà khách sạn hoàn toàn không có lông cừu, lụa hoặc chăn lông vũ được trang bị trong phòng, cũng như nhà hàng nấu các món ăn hoàn toàn có nguồn gốc thực vật…Về phát triển bền vững, ví dụ từ đảo quốc Seychelles ở Ấn Độ Dương hay Bhutan (châu Á): “low-volume, high-value” (tạm dịch “số lượng ít, giá trị cao”). Chính sách này đã giúp hai đất nước này phát triển mạnh thông qua cách tiếp cận ít đại trà hơn đối với du lịch, giảm số đông. Du lịch đến châu Phi vẫn rất được ưa chuộng. Ảnh: AndBeyond Những xu hướng trên thật ra không mới. Trước đại dịch đã phát động rồi. Sau đại dịch chỉ nhắc lại để khỏi lãng quên.Ngoài ra, một số đặc điểm du lịch hậu COVID-19 mà Travelworld International Group - công ty du lịch tiếng tăm có trụ sở ở New York - ghi nhận: Nhiều thế hệ đi du lịch cùng nhau trong gia đình hơn, đi du lịch cùng thú cưng nhiều hơn, khách muốn kết hợp nhiều hơn du lịch với trải nghiệm văn hóa, du lịch kết hợp làm việc (remote working hay workcation)…Một phân khúc nhỏ trong du lịch cao cấp - luxury tourism - vẫn tin tưởng vào nét nhân bản, vào sự ấm áp của các tiếp xúc cá nhân, trò chuyện, tương tác… không gì có thể thay thế được sự chân thành, ấm áp của giao tiếp, đối thoại và chia sẻ cá nhân, vốn là đặc điểm mặc định của real luxury tourism. Sau đại dịch, nhu cầu du lịch “xoa dịu chấn thương tâm hồn” có thể tăng, tuy nhiên phân khúc này đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao mặc dù quy mô nhỏ, nhưng chú trọng các cuộc hẹn gặp face-to-face với chất lượng cao.Con đường phía trướcTổ chức Du lịch thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi dỡ bỏ các lệnh cấm du lịch “vì chúng không mang lại giá trị gì, chỉ góp phần gây căng thẳng kinh tế và xã hội”. Hai cơ quan này đã công bố ngày 24-2-2022 một thỏa thuận hợp tác trên toàn cầu để phục hồi ngành du lịch. Nhiều quốc gia từ Á, Âu sang Mỹ, Úc… đã và đang nới lỏng các biện pháp phòng chống COVID-19, dỡ bỏ các rào cản quy định để khuyến khích khách du lịch trở lại, bao gồm cả các yêu cầu nhập cảnh đối với hành khách quốc tế.Do các cảng biển dành cho tàu du lịch của Canada đã mở cửa trở lại, Seaborn và Silver Sea - hai trong số những công ty hải hành hàng đầu thế giới - đang hoàn thiện kế hoạch cho các hành trình đến Alaska và British Columbia mùa hè này, sau đấy đến Canada và New England vào mùa thu. Rất nhiều nước châu Âu (Anh, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, Iceland), châu Mỹ (Puerto Rico…) hay vùng biển đảo Caribe (Bahamas, St. Lucia, Barbados…) sẽ không còn yêu cầu cung cấp giấy chứng nhận tiêm chủng hay kết quả COVID-19 âm tính. Tags: Du kháchDu lịchCOVID-19Du lịch hậu covid-19Công ty lữ hànhDu lịch dự phòngTrip-stacking
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tổ chức bộ máy công an 3 cấp 'bộ, tỉnh, xã', không tổ chức công an cấp huyện THÀNH CHUNG 24/01/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị khẩn trương triển khai đề án tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an địa phương.
Người dân ùn ùn rời Hà Nội nghỉ Tết, cửa ngõ thành phố đông nghẹt hàng cây số HỒNG QUANG 24/01/2025 Kết thúc buổi làm việc cuối cùng, người dân ùn ùn rời Hà Nội để về quê nghỉ Tết. Cửa ngõ phía nam thành phố đông nghẹt người và xe.
PC08 TP.HCM dự báo giao thông các cửa ngõ ùn ứ từ tối nay, 51 đơn vị CSGT đồng loạt ra quân MINH HÒA 24/01/2025 Chiều 24-1 (25 tháng Chạp), đại diện Phòng Cảnh sát giao thông (PC08) Công an TP.HCM dự báo chiều cùng ngày và sáng mai (25-1) tình hình giao thông tại các tuyến đường dẫn lên cao tốc sẽ diễn biến phức tạp.
500 gia đình công nhân bịn rịn rời TP.HCM về quê đón Tết trên chuyến tàu mùa xuân TRIỆU VÂN 24/01/2025 Liên đoàn Lao động TP.HCM đã tiễn 127 gia đình công nhân (499 người) về quê đón Tết trên chuyến tàu mùa xuân.