TTCT - Dấu triện và những con chữ Hán trên tranh mang nội hàm thông tin hữu ích, giúp các bạn yêu hội họa tiếp cận và nhận xét về tác phẩm một cách trọn vẹn hơn. Có thể thấy dấu ấn triện trên tranh nhiều họa sĩ Việt đi kèm chữ ký bằng chữ abc là một dấu hiệu khá riêng biệt để người xem thoáng qua nhận biết ngay nguồn gốc tác giả.Với đặc thù ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa, nhiều họa sĩ Việt thời kỳ đầu dùng con dấu chữ Hán triện hoặc chữ Việt cách điệu theo thể thức triện để phụ thêm cạnh chữ ký tác giả trên góc tranh.Bốn họa sĩ nổi danh - Lê Phổ, Mai Trung Thứ, Vũ Cao Đàm, Lê Thị Lựu - tuy đều học qua Trường Mỹ thuật Đông Dương do người Pháp thành lập và giảng dạy, lại định cư hẳn ở trời Tây, nhưng tranh của họ đều đậm chất và nét Á Đông. Những dấu ấn triện trên tranh của họ góp phần lớn vào nét riêng ấy.1. Lê Phổ (黎譜) dùng ít con dấu. Danh chương (dấu tên riêng) thông thường và thấy nhiều là con dấu 4 chữ "黎譜預畫" (Lê Phổ dự họa/Lê Phổ vẽ). Dấu triện của Lê Phổ trên bức Đức Mẹ sầu bi (triển lãm Sotheby's "Hồn xưa bến lạ" ở VN tháng 7-2022)Cùng nội dung này có hai con dấu, đều âm văn nhưng nhìn kỹ sẽ thấy một dấu có đường biên và một dấu không đường biên. Danh chương ít thấy là dấu 2 chữ Hán "黎譜" (Lê Phổ) kèm dấu chữ quốc ngữ "Lê Phổ" (cách điệu theo lối triện vuông). Dấu trên bức Femme assise/Sitting Lady/Người đàn bà ngồi, 1934.Kiểu thức này thấy được thể hiện (vẽ) trên bộ bình phong sơn mài Paysage Tonkinois (thuộc sở hữu Bảo tàng Singapore), với hai chữ "黎譜" (Lê Phổ) thếp vàng và dấu vuông chữ quốc ngữ "LEPHO", dương văn, thếp vàng; và trên bức Khỏa thân (90x180cm, sơn dầu, 1931).Cần lưu ý là dấu ấn chỉ đóng lên tranh giấy và lụa, còn đối với sơn mài và sơn dầu thì họa sĩ vẽ lại đường nét con dấu ưng ý lên tác phẩm của mình, nên thường thì đường nét dấu ấn trên các bức không giống hệt nhau.Hình như Lê Phổ chỉ dùng nhàn chương "明月青身" (Minh nguyệt thanh thân/Thanh khiết như ánh trăng), dấu vuông, dương văn, đơn biên, thấy trên bức Thiếu phụ với hoa sen (coi tranh dưới). Ở đây có lẽ do tác giả sơ ý nên đã đóng dấu nằm ngang [xoay phải 90 độ sẽ đúng].Nhàn chương “Minh nguyệt thanh thân”, dấu nằm ngang, bức "Thiếu phụ với hoa sen" của Lê Phổ.2. Mai Trung Thứ (枚中栨), tên họa sĩ này, trang invaluable viết là "梅忠恕", tức là tên chữ Hán bị sai họ, sai chữ lót, sai tên. (*)Dấu “Đại Nam Mai Thứ” trên bức Say ngủ (Le Sommeil /The Sleep, 1938. Christies.com)Dấu danh chương của Mai Trung Thứ chỉ 1 chữ "枚" (Mai), hình vuông, thể chữ triện, với hai dạng âm văn và dương văn. Dấu danh chương đi liền với tên cố quốc cũng là điểm hiếm thấy trên dấu ấn các họa sĩ hải ngoại. Dấu vuông, dương văn, hai chữ “M.T” cách điệu theo kiểu chữ triện Hán, viết tên bằng chữ Hán, 4 chữ “枚中栨著” (Mai Trung Thứ trứ/Mai Trung Thứ vẽ). 5 chữ lớn là tên tranh “圓扇暫徘徊” (Viên phiến tạm bồi hồi/Đường quạt bỗng chập chừng).Con dấu chi tiết trên bức tranh trên:Mai Thứ thỉnh thoảng đóng dấu "大南枚栨" (Đại Nam Mai Thứ) lên tranh lụa. Một dấu hai chữ "M.T" cách điệu theo kiểu chữ Hán triện, vuông, dương văn, đơn biên.Dấu chữ “枚” (Mai) trên bức "Thiếu nữ bên bờ ao" (Triển lãm Hồn xưa bến lạ của Sotheby's tháng 7-2022)3. Vũ Cao Đàm (武高談) đặc biệt không có danh chương/dấu tên riêng, chỉ thường ký tên 3 chữ Hán "武高談" theo hàng dọc kèm với chữ ký quốc ngữ "vu cao dam". Vài bức thấy đóng dấu hiệu chương "南兒童印" (Nam Nhi Đồng ấn/Ấn của nhi đồng nước Nam), vuông, dương văn, đơn biên. Dấu “Nam Nhi Đồng ấn” (đọc ngược chiều kim đồng hồ) trên bức chân dung Vũ Đình Nhu (Triển lãm Sotheby's tháng 7-2022). Đây là dấu vẽ.Dấu Nam nhi đồng ấn.Trên nhiều bức đóng thêm dấu nhàn chương 4 chữ "放大光明" (Phóng đại quang minh) hoặc "道經師寳" (Đạo Kinh Sư bảo), hoặc dấu 3 chữ "倚雲印" (Ỷ Vân ấn).Dấu “倚雲印” (Ỷ Vân ấn)Về ý nghĩa, dấu "Nam Nhi Đồng ấn" có vẻ là tên hiệu, và "Ỷ Vân ấn" (dấu vuông, dương văn, đơn biên, 3 chữ "倚雲印" được bố cục hai hàng dọc, bên phải trên dưới là "Ỷ Vân", bên trái là chữ "ấn") có thể là biệt hiệu hoặc tên đặt cho nơi ở, Ỷ Vân có nghĩa là "dựa mây".Các dấu nhàn chương của Vũ Cao Đàm đều có vẻ khó hiểu, bởi nó không mang nội dung mà giới văn nhân thường dùng mà lại đượm màu sắc tôn giáo, như "Phóng đại quang minh" (Tỏa ánh sáng chói lọi) thuộc chữ nhà Phật, trong kinh Du già. Còn "Đạo Kinh Sư bảo" tức tam bảo trong quan niệm Đạo gia, cũng giống như Phật - Pháp - Tăng bên Phật gia, chỉ 3 ngôi quý, ấn này được sử dụng phổ biến trong Đạo gia, dùng như bùa hộ mệnh trấn an.Dấu 4 chữ "Đạo Kinh Sư bảo" trên bức "Chân dung một phụ nữ" của Vũ Cao Đàm, 1935, mực và màu trên lụa, 44x56,5cm, ký tên phía dưới bên phải (Tranh trích từ Peintres D'Asie số 20, tr.43, Aguttes.com)Trên tranh Vũ Cao Đàm, nhiều bức đóng dấu "Phóng đại quang minh" và một số ít đóng dấu "Đạo Kinh Sư bảo", không hiểu vì sao họa sĩ lúc đóng dấu Phật gia lúc lại sử dụng ấn Đạo gia. Có thể đặt giả thiết rằng đây là những con dấu được họa sĩ mua từ chợ đồ cổ, không phải loại dấu có chủ ý chế tác.Ấn "Đạo Kinh Sư bảo", gốm, thời Minh, rao bán trên mạng.4. Lê Thị Lựu (黎氏榴) dùng danh chương 1 chữ "榴" (Lựu), âm văn hoặc dương văn, vô biên, trong khung chữ nhựt đứng hoặc vuông hoặc oval. Có bức thấy đóng dấu 3 chữ "黎氏榴" (Lê Thị Lựu) trong khung thuôn dài đứng.Dấu “黎氏榴” (Lê Thị Lựu), dương văn, đơn biên, trên bức Thiếu nữ đeo kiềng, lụa, 1959. (tặng Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM)Nhìn chung, trong tứ gia thì trên tranh Lê Thị Lựu ít dấu triện hơn cả. Tuy nhiên, họa sĩ này lại vướng một vụ sơ suất chữ nghĩa đáng tiếc. Số là, trong số tranh Lê Thị Lựu do người thân tặng cho Bảo tàng Mỹ Thuật TP.HCM, có một bức bị viết sai chữ Hán trên tranh. Bức Chị dạy em viết chữ Nho (lụa, 33x24cm, 1946) vẽ cảnh người chị đang nhìn đứa trẻ viết chữ, trên tập giấy trắng có hàng chữ vừa viết xong "人不學不之道" (Nhân bất học bất chi đạo), chữ "之" (chi/là) trong câu này sai, đúng phải là chữ "知" (tri/biết).Bức Chị dạy em viết chữ Nho của Lê Thị Lựu.Những dấu ấn của 4 hoạ sĩ được nói đến trên đây có thể chưa đầy đủ, nhưng số điểm qua là những dấu ấn thường thấy trên tranh. Cảm nhận vẻ đẹp ở từng tác phẩm có thể là sự rung cảm rất riêng tư của người xem tranh, tuy nhiên con dấu và chữ viết trên tranh lại thuộc góc độ có thể đo lường được. Thí dụ như việc đóng một dấu triện thiếu cân nhắc có thể phá hư bố cục tác phẩm; như bức bên dưới đây, khổ tranh nhỏ mà con dấu to đùng, màu son của dấu lại chỏi với tổng thể, nên cho dù là thánh họa với dấu "Phóng đại quang minh" thì tranh vẫn dở.Bức "Chân dung một phụ nữ trẻ" của Vũ Cao Đàm, mực và bột màu trên lụa, 25x19,5cm, dấu triện quá to (Nguồn: artsy.net)Dấu triện và những con chữ Hán có thể sẽ cản trở người xem phần nào, nên trước mắt, bài viết này không nói đến việc phân biệt con dấu thiệt giả mà chỉ nhắm đến nội hàm mà những dấu ấn mang chứa, coi như là những thông tin giúp các bạn yêu hội họa tiếp cận và nhận xét về tác phẩm một cách trọn vẹn hơn. Như một bữa đẹp trời nào đó, đi coi tranh hay đi đấu giá, thấy bức vẽ mấy em khỏa thân lồng lộng mà góc tranh có dấu "Đạo Kinh Sư bảo" thì sẽ ngộ ra rằng độ độc lạ đã lên đến tuyệt đỉnh vậy.■Chữ ký tác giảDo tư duy pha trộn tây tàu nên có họa sĩ ký tên bằng chữ Hán, có họa sĩ ký vừa chữ Hán vừa chữ quốc ngữ. Tình trạng này khiến một số bức tranh nhỏ xíu vẽ theo pháp Tây mà phải gồng gánh trên mình nhiều thứ dấu má và ngôn ngữ tây ta tàu từa lưa.(*) Nguồn: https://www.invaluable.com/auction-lot/mai-thu-trung-thu-mai-1906-1980-1139) Tags: Dấu ấn trên tranh tứ họa gia hải ngoạiLê PhổVũ Cao ĐàmMai Trung ThứLê Thị LựuSotheby'sHồn xưa bến lạMỹ thuật Đông DươngTứ danh họa hải ngoạiDấu triện trên tranhCon dấu chữ Hán
Tin tức sáng 24-1: Cách 'né' kẹt xe khi về miền Tây ăn Tết; Khai mạc Hội hoa xuân TP.HCM TUỔI TRẺ ONLINE 24/01/2025 Tin tức đáng chú ý: Ngân hàng rao bán 400 khoản nợ vay tiêu dùng cận Tết; Cách 'né' kẹt xe khi về miền Tây; Hôm nay khai mạc Hội hoa xuân TP.HCM...
Kẹt xe kéo dài trên cao tốc TP.HCM - Phan Thiết từ 3h sáng, phân luồng xuống quốc lộ 1 MINH HÒA 24/01/2025 Rạng sáng 24-1, người dân tiếp tục cuộc hành trình về quê các tỉnh miền Trung, miền Bắc; cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết lại kẹt xe kéo dài. Nhiều người đi từ 3h sáng cũng không thoát cảnh gian nan.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Giá cao, khó bắt Grab ngày cận Tết: Tài xế than kẹt xe, vừa tới nơi 'thượng đế' hủy chuyến PHƯƠNG NHI 24/01/2025 Tình trạng kẹt xe, bị khách hủy chuyến bất ngờ, app cắt phần trăm cao... là những nguyên nhân khiến tài xế ngán ngẩm, tắt app thời gian qua.