TTCT - Nhiều trường hợp vẫn bị nhiễm COVID-19 sau khi đã tiêm đủ hai liều vaccine. Đã có đề xuất nên tiêm mũi thứ 3 hoặc tiêm hằng năm như vaccine cúm. 1. Người Ấn Độ xếp hàng chờ tiêm vaccine COVISHIELD, một loại vaccine ngừa COVID-19 do Ấn Độ sản xuất ơ Ahmedabad, ngày 1-5-2021. Ảnh: REUTERS Theo báo Straits Times, Singapore gần đây đã ghi nhận nhiều ca bệnh xuất hiện trở lại trong cộng đồng. Một trong các ổ dịch là tại Bệnh viện Tan Tock Seng, nơi có ít nhất 13 ca nhiễm là bệnh nhân và nhân viên, tính đến ngày 30-4. Có đến 4/5 nhân viên y tế đã được tiêm vaccine nhưng vẫn dương tính với COVID-19.Sự việc khiến người dân Singapore hoang mang, buộc nhà chức trách phải trấn an và kêu gọi họ không nên phản ứng quá mức với các trường hợp đã được tiêm vaccine nhưng vẫn bị nhiễm COVID-19.Một nghiên cứu ở Anh đăng ngày 30-4 cảnh báo: liều đầu của vaccine COVID-19 của Pfizer-BioNTech có thể không tạo ra phản ứng miễn dịch đủ để bảo vệ cơ thể chống lại các biến thể mới, trừ khi người được tiêm đã bị nhiễm COVID-19 trước đó.Nghiên cứu trên do ĐH Hoàng gia Imperial College chủ trì xem xét phản ứng miễn dịch của các nhân viên y tế ở Anh sau khi được tiêm liều vaccine Pfizer-BioNTech đầu tiên. Các nhà nghiên cứu phát hiện: những người trước đó đã bị nhiễm COVID-19 (nhẹ hoặc không có triệu chứng) được tăng cường khả năng bảo vệ chống lại biến thể Anh và biến thể Nam Phi.Tuy nhiên, phản ứng miễn dịch sau khi tiêm liều đầu yếu hơn ở những người chưa bị nhiễm COVID-19, do đó nhóm này có thể vẫn bị nhiễm COVID-19 từ các biến thể này.Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm mũi thứ hai đúng thời hạn vì người được tiêm vaccine vẫn có rủi ro mắc bệnh trong khoảng thời gian giữa hai mũi tiêm.Trả lời câu hỏi liệu các biến thể mới có thể có khả năng lây lan cao hơn và tránh miễn dịch ở một mức độ nào đó, bài báo ngày 23-4 trên BBC cho rằng các loại vaccine hiện nay được nghiên cứu dựa trên phiên bản sớm của virus SARS-CoV-2, virus gây bệnh COVID-19. Tuy nhiên vaccine vẫn có thể có hiệu quả với biến thể mới, dù không bằng với hiệu quả trên các phiên bản sớm hơn của virus.Một nghiên cứu gần đây của AstraZeneca phát hiện biến thể Brazil có thể kháng lại kháng thể ở những người đã nhiễm COVID-19, vốn được xem là có một số khả năng miễn dịch.Dữ liệu của Hãng AstraZeneca cũng cho thấy vaccine do công ty sản xuất có thể bảo vệ người được tiêm trước biến thể Anh dù ít hiệu quả hơn với biến thể Nam Phi. Tuy nhiên, vaccine này vẫn bảo vệ người tiêm không bị bệnh COVID-19 nặng.null Theo công bố trên website của Pfizer, vaccine của hãng này này hiệu quả 100% trong ngăn chặn dịch bệnh ở Nam Phi, nơi có biến thể B.1.351. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và dữ liệu thực tế cũng cho thấy vaccine của Pfizer-BioNTech có hiệu quả với biến thể Anh và biến thể Nam Phi và hiệu quả chỉ thấp hơn một chút so với hiệu quả 91% được công bố.Các nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy vaccine của Moderna có hiệu quả với biến thể Nam Phi dù phản ứng miễn dịch có thể không mạnh và không lâu bằng.Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các loại vaccine đang được phát triển hoặc đã được cấp phép đều được kỳ vọng sẽ cung cấp một số biện pháp bảo vệ, chống lại các biến thể mới của virus nhờ tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể.Những thay đổi hoặc đột biến của virus không làm vaccine mất tác dụng hoàn toàn. Khi một loại vaccine nào được chứng minh là kém hiệu quả với một hoặc nhiều biến thể, các chuyên gia có thể thay đổi thành phần của vaccine để chúng có thể bảo vệ người được tiêm chống lại các biến thể này.Theo các chuyên gia, với một đột biến mới của virus, ngay cả trong trường hợp xấu nhất, vaccine có thể được điều chỉnh lại để hiệu quả hơn với biến thể mới. Chính phủ Anh đã hợp tác với Công ty dược sinh học CureVac để phát triển vaccine chống lại các biến thể trong tương lai với đơn đặt hàng trước 50 triệu liều.Tháng 4-2021, ông Albert Bourla, tổng giám đốc điều hành của Hãng Pfizer, cho biết rất có khả năng người dân cần tiêm thêm một liều nhắc lại trong vòng 12 tháng sau khi tiêm đầy đủ hai liều vaccine COVID-19, đặc biệt là với những người dễ nhiễm bệnh.Trước đó, tổng giám đốc điều hành của Hãng Johnson & Johnson Alex Gorsky cũng cho rằng giống như vaccine cúm, người dân có thể cần tiêm vaccine COVID-19 hằng năm.■ Tags: Vaccinie COVID-19Tiêm vaccine hàng nămTiêm đủ liều vẫn nhiễmBiến thể mới covid-19
Thủ tướng: Không để xảy ra vụ việc tương tự ngân hàng SCB NGỌC AN 03/02/2025 Ngành ngân hàng cần đẩy mạnh chuyển đổi số, giảm chi phí để giảm lãi suất, tập trung tín dụng lĩnh vực ưu tiên, động lực tăng trưởng.
Ông Lê Hoài Trung làm chánh Văn phòng Trung ương Đảng THÀNH CHUNG 03/02/2025 Bí thư Trung ương Đảng Lê Hoài Trung được bổ nhiệm giữ chức chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Một trạm thu phí ở miền Tây phải xả trạm 43 lần trong dịp Tết MẬU TRƯỜNG 03/02/2025 Từ ngày 25-1 (ngày 26 tháng chạp) đến hết 2-2 (mùng 5 tháng giêng), trạm thu phí BOT cầu Rạch Miễu đã phải xả 43 lần theo yêu cầu của cảnh sát giao thông hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre để giảm ùn tắc.
Từ Hy Viên qua đời ở tuổi 48: Vì sao mắc cúm mùa có thể dẫn đến tử vong? DƯƠNG LIỄU 03/02/2025 Nữ minh tinh Từ Hy Viên (Đài Loan) vừa qua đời ở tuổi 48 vì bệnh cúm và viêm phổi, khiến nhiều người bất ngờ. Đáng nói, căn bệnh cúm mùa, viêm phổi khiến Từ Hy Viên tử vong là căn bệnh phổ biến tại Việt Nam.