22/07/2025
THANH VY
và 1 tác giả khác

Khuyến mãi đặt phòng khách sạn, combo du lịch giá rẻ, fanpage có cả tích xanh, xuất luôn hóa đơn có mộc đỏ…nhưng cuối cùng vẫn là lừa đảo. Xem ngay những thủ đoạn lừa đảo mùa du lịch mà Bộ Công an đã ra cảnh báo

1. Các kịch bản lừa đảo phổ biến

- Mạo danh tài khoản uy tín: Kẻ gian thuê/mua lại tài khoản Facebook, fanpage có dấu “tích xanh” hoặc tạo các tài khoản giả mạo mang tên giống các khách sạn, khu nghỉ dưỡng nổi tiếng để đăng tin khuyến mãi hấp dẫn.

- Chạy quảng cáo, gửi “code đặt phòng giả”: Sau khi “con mồi” đã dính bẫy thông qua bài đăng hoặc tin nhắn quảng cáo, kẻ gian yêu cầu chuyển khoản cọc từ 30 - 50 - 100% và gửi lại mã đặt phòng giả, thậm chí sử dụng ảnh thiết kế chuyên nghiệp để tạo niềm tin.

- Chiếm đoạt tiền rồi biến mất: Khi nạn nhân chuyển tiền xong, chúng sẽ chiếm đoạt tiền rồi biến mất.

2. Bộ Công an cảnh báo người dân

Thứ nhất: Kiểm tra kỹ thông tin các tài khoản mạng xã hội quảng cáo combo du lịch, phòng nghỉ khách sạn qua nhiều nguồn như Facebook, TikTok, Website chính thống;

Thứ hai: Sau khi đặt cọc, kiểm tra lại cụ thể thông tin về mã đặt phòng;

Thứ ba: Liên hệ qua số điện thoại chính thống của các hãng hàng không, cơ sở lưu trú, khu nghỉ dưỡng… để kiểm tra mã của mình trước khi thanh toán toàn bộ số tiền;

Thứ tư: Trình báo cơ quan Công an nơi gần nhất khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.

Tương tự, Công an tỉnh Đắk Lắk cũng khuyến cáo người dân cần thực hiện: xem ngày lập fanpage, lượt tương tác thật, ảo; tìm đánh giá từ khách hàng cũ trên các trang đánh giá có uy tín; gọi trực tiếp cho homestay, khách sạn qua số điện thoại chính thức (tìm trên website chính thức); không chuyển tiền cọc qua tài khoản cá nhân; chỉ thanh toán qua nền tảng uy tín hoặc tài khoản công ty (có xác minh doanh nghiệp).

Ngoài ra, du khách cần cảnh giác với ưu đãi quá tốt như giá phòng rẻ bất thường so với thị trường; đặc biệt không được chia sẻ mã OTP, thông tin thẻ tín dụng, thẻ ngân hàng cá nhân.

Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú cũng cần làm những việc sau để bảo vệ chính mình và khách hàng:

- Niêm yết công khai, minh bạch thông tin về giá cả, hình thức đặt phòng chính thống trên website, fanpage chính thức và các nền tảng đặt phòng trực tuyến uy tín.

- Áp dụng biện pháp bảo mật, xác thực thông tin để giúp khách hàng nhận diện fanpage, website chính thức, tránh tình trạng bị giả mạo.

- Chủ động thông tin đến khách hàng về phương thức lừa đảo phổ biến, khuyến nghị khách chỉ đặt phòng qua kênh chính thức.

- Phối hợp với cơ quan chức năng để cung cấp thông tin về các trường hợp lừa đảo, hỗ trợ du khách khi xảy ra sự cố.

Thời gian qua, báo Tuổi Trẻ cũng đã nhận được nhiều tin nhắn, cuộc gọi từ bạn đọc phản ánh bức xúc với thực trạng fanpage lừa đảo tiền đặt phòng khách sạn. Giờ đây, bạn đọc đã có thể yên tâm hơn khi Tuổi Trẻ Online cũng đã cho ra mắt chuyên trang Trải nghiệm và Đánh giá. Tại đây, người dùng có thế tra cứu các thông tin chính xác của khách sạn, đường link đặt phòng, số điện thoại chính thức…Tất cả các thông tin đều đã được kiểm duyệt bởi Tuổi Trẻ giúp tạo nên một môi trường minh bạch, bảo vệ người tiêu dùng, phòng tránh lừa đảo.

Xem thêm: Hướng dẫn đóng BHXH bắt buộc cho chủ hộ kinh doanh

Xem thêm: Công khai số điện thoại tiếp nhận phản ánh dịch vụ khám chữa bệnh, thái độ phục vụ của nhân viên y tế
Xem thêm: Đề xuất: Chạy xe điện mới được làm tài xế xe công nghệ, giao hàng

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên