TTCT - Cùng lúc với những vận động tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, tình hình đông Ukraine cũng đang có những diễn biến mới cho thấy nỗ lực sắp xếp lại cục diện địa chính trị khu vực của Kremlin. Nhiều người ở Ukraine cho rằng đất nước này tiến lên mà không cần có Donbass Trên tạp chí đối ngoại uy tín bậc nhất của Mỹ tuần qua, Foreign Policy, đã xuất hiện một bài phân tích có phần kỳ lạ của Alexander J. Motyl, trong đó kêu gọi chính quyền Ukraine đặt ra vấn đề từ bỏ vùng Donbass “về cả phương diện tâm lý, kinh tế và thậm chí là chính trị”. Ông Motyl, một giáo sư khoa học chính trị người Mỹ gốc Ukraine ở Đại học Rutgers, cũng là người đã viết một bài báo với cái tựa gây sốc “Tại sao hòa bình là không thể với Putin” đăng ngày 15-8 trên báo Ukraine Kyiv Post. Cũng trong ngày hôm đó, Kremlin cáo buộc điệp viên Ukraine ám sát hai binh sĩ Nga ở bán đảo Crimea. Ông Putin đồng thời tuyên bố triển khai lá chắn tên lửa phòng không hiện đại S-400 Triumph tới Crimea và đe dọa cắt quan hệ ngoại giao với Kiev. Theo chuyên gia Motyl, có ba yếu tố buộc Kiev cần phải xem xét thực tế này. Thứ nhất, Ukraine không thể đánh bại được quân ly khai do Nga hậu thuẫn. Thứ hai, kiểm soát Donbass đã trở thành một gánh nặng kinh tế nghiêm trọng với bất kỳ bên nào. Nền kinh tế Donbass đã tới bờ vực sụp đổ. Một số chuyên gia kinh tế phương Tây ước tính hoạt động kinh tế đã giảm 30-50% so với mức trước chiến tranh ở các thành phố lớn và chỉ còn bằng 10% ở các thành phố nhỏ. Hệ thống y tế Donbass hầu như không tồn tại. Không có khoản viện trợ vào khoảng 39 triệu USD/tháng của Nga, có lẽ xã hội và nền kinh tế Donbass đã sụp đổ hoàn toàn. Đã có nhiều dấu hiệu cho thấy chính Nga đang oằn mình vì gánh nặng tài chính do Donbass tạo ra, dù nền kinh tế và nguồn lực của Nga có quy mô vượt xa Ukraine. Nếu bất ngờ giành lại quyền kiểm soát Donbass thì Ukraine cũng không thể nuôi nổi vùng đất này. Vấn đề là liệu chính quyền và người dân Ukraine có sẵn sàng chấp nhận điều đó? “Người Ukraine cần ngừng quan tâm đến Donbass. Quân ly khai thân Nga kiểm soát Donbass càng lâu thì người Ukraine càng dễ quên vùng đất nơi người dân coi mình là người Nga hoặc phản đối Kiev quyết liệt” - Motyl viết. Ở thời điểm hiện tại, dư luận Ukraine vẫn đang bị chia rẽ. Theo một khảo sát hồi tháng 2-2016, khoảng 64% người dân Ukraine ở miền tây, 51% tại miền trung, 24,2% ở miền nam và 32,9% tại miền đông ủng hộ việc cắt đứt hoàn toàn quan hệ với Donbass. Điều đó có nghĩa là nhiều người Ukraine sẵn sàng từ bỏ Donbass, nhưng còn cần nhiều thời gian để đại đa số người dân nước này chấp nhận cắt đứt hoàn toàn với vùng đất này. Giới lãnh đạo chính trị cũng thế. Ý tưởng từ bỏ Donbass đã không còn là điều cấm kỵ, nhưng chưa thế lực chính trị nào dám công khai kêu gọi hiện thực hóa ý tưởng này. Giới quan sát nhận định chính quyền Tổng thống Petro Poroshenko và Thủ tướng Volodymyr Hroysman trên thực tế đang âm thầm áp dụng chiến lược tách rời, vẫn tuyên bố quyết tâm giành lại Donbass nhưng không thực hiện bước đi nào cụ thể để làm điều đó. Nhưng khi người Ukraine nhận ra rằng đất nước có thể tiến lên mà không cần Donbass, quan điểm giành lại vùng đất này sẽ đánh mất sự thu hút. “Khi chính thức tách rời khỏi Donbass, Ukraine sẽ đẩy toàn bộ chi phí và trách nhiệm với Donbass về phía Nga, qua đó có đủ sự tự do và nguồn lực để thực hiện cải tổ - chuyên gia Motyl nhấn mạnh - Để trở nên ổn định và mạnh mẽ, Ukraine cần tách khỏi Donbass, có thể không phải là vĩnh viễn, nhưng chắc chắn là trong tương lai gần. Kiev cần lựa chọn giữa lợi ích chiến lược của đất nước và tư tưởng gắn bó với một vùng đất đã mất trên thực tế. Chọn bên nào có lợi hơn là rất rõ ràng”. Nhìn lại tất cả những diễn biến, có vẻ như nước Nga đang bị kéo căng quá mức ở nhiều mặt trận, chính điều này góp phần dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh trước kia.■ Tags: NgaKhủng hoảng UkraineDonbass
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn ghi nhớ sự ủng hộ, đoàn kết của bạn bè quốc tế DUY LINH 29/04/2025 Chiều 29-4 tại TP.HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn lãnh đạo, đại diện các chính đảng các nước đến Việt Nam tham dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trung tâm TP.HCM ken đặc, lòng người náo nức chờ đại lễ BÙI NHI 29/04/2025 Tối 29-4, trung tâm TP.HCM đông vui nhộn nhịp, cờ đỏ sao vàng bay phấp phới, hàng ngàn trái tim cùng đập một nhịp, hướng về ngày đại lễ thống nhất đất nước.
Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất MI LY 29/04/2025 20h10 ngày 29-4, chương trình Mùa xuân thống nhất kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra tại công viên Sáng Tạo, TP.HCM, truyền hình trực tiếp trên VTV1.
Trước giờ đàm phán với Mỹ, Thủ tướng chỉ đạo ký hợp đồng mua khí LNG, máy bay trong tháng 5 NGỌC AN 29/04/2025 Ngày 29-4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để rà soát các công việc chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Mỹ.