TTCN - Nhận lời mời của Đại học Mahidol (Thái Lan), tôi lên đường sang thủ đô Bangkok với tâm trạng hết sức phức tạp. Đây không phải “hội thảo”, cũng không phải “hội nghị”, cũng không phải là một “khóa học đào tạo”. Chính giáo sư Nay Htun, người đứng ra tổ chức chương trình này cũng chưa biết dùng cái tên gì cho ổn, vì đây là một loại hình kết hợp giữa đào tạo và hội thảo. Các em học sinh đến thăm Bảo tàng Chứng tích chiến tranh ở TP.HCM.Mười tám học giả quốc tế được mời đến Đại học Mahidol (một loại Harvard của Thái Lan) để thuyết trình về chủ đề chung: “Tôn giáo: hòa bình hay xung đột?”. Chủ đề chung này được phân chia thành những cụm chủ đề nhỏ hơn. Tôi chọn thuyết trình về ba mảng đề tài: “chủ nghĩa tôn giáo cực đoan”, “vấn đề bạo động trong tôn giáo” và “khảo sát những nhóm/tổ chức tiểu văn hóa”. Vì đây là những mảng đề tài rất “nóng”, đặc biệt trong bối cảnh sau 11-9, nên ban tổ chức “ưu ái” dành cho tôi đến bốn “phản biện” từ các quốc gia Hồi giáo: một giáo sư người Pakistan của Đại học Lahore, một giáo sư đến từ Đại học Kesaang (Malaysia), một giáo sư đến từ Đại học Teheran (Iran) và một tu sĩ Hồi giáo đến từ châu Úc.Sự kiện 11-9-2001Tu sĩ Hồi giáo này tên Muhammad Abdallah, cao lớn như tài tử Châu Nhuận Phát, tốt nghiệp tiến sĩ khoa học tại Viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT, Hoa Kỳ). Tôi cũng có cơ hội gặp lại thầy cũ của mình là giáo sư Robert Neville, trưởng khoa thần học Đại học Boston (Mỹ).Thành phần học viên cũng khá đặc biệt: tổng tham mưu trưởng quân đội hoàng gia Thái Lan, cựu bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, tổng tư lệnh lực lượng cảnh sát liên bang Ấn Độ, chuyên gia của nhiều cơ quan ngoại giao, Liên Hiệp Quốc, giảng viên đại học đến từ nhiều quốc gia (Sri Lanka, Ấn Độ, Mông Cổ, Malaysia, Indonesia...), thậm chí có cả những vị sư cao cấp trong giáo hội Thái Lan. Cách thức tiến hành “lớp học” đặc biệt này như sau: thuyết trình viên trình bày nội dung bài giảng trong vòng 20 - 30 phút, sau đó ban chủ tọa sẽ mời các thành viên phản biện và học viên tham gia đặt câu hỏi thảo luận.Thú thật, lúc đầu tôi hết sức băn khoăn với sự hiện diện của các tu sĩ Hồi giáo và các vị sư Thái Lan. Những nhân vật này đã chọn cho đời sống tâm linh của họ một lý tưởng tôn giáo nhất định thì làm sao họ có đủ tinh thần khách quan để thảo luận về những tôn giáo khác được? Nhưng sau vài ngày cùng sinh hoạt (tất cả giảng viên và học viên đều ở chung trong khách sạn Royal Gems 2000, sát bên Đại học Mahidol, cùng ăn sáng, trưa, chiều...), những ấn tượng tiêu cực này tan biến rất nhanh. Sự đối thoại thật sự chân thành và cởi mở luôn là nền tảng để giải quyết mọi loại xung đột vốn bắt nguồn phần lớn từ các thành kiến. Tu sĩ Hồi giáo Muhammad Abdallah phát biểu hầu như không biết mệt. Anh gốc người Palestine, nhưng hoàn toàn phản đối vai trò của hai tổ chức Jihad và Hamas mà anh cho là làm hại đến quyền lợi chung của người dân Palestine. Với Abdallah, tôi có một kỷ niệm nhỏ. Trong buổi sáng đầu tiên tôi thức dậy sớm đi bộ vòng quanh khu vực khách sạn Royal Gems 2000 để tập thể dục. Không gian thật yên tĩnh, thoáng mát, không một bóng người. Tôi đang “vận công hít thở” thì chợt thấy từ xa một bóng người “ăn mặc cổ quái” đang “phi thân” tiến lại gần. Định thần nhìn kỹ hơn tôi nhận ra Abdallah đang chạy bộ ngược chiều lại. Nhìn anh tôi không thể không liên tưởng đến thế giới Hồi giáo, vấn đề bạo động tại Palestine, Pakistan, Iraq, Iran, bom tự sát, thảm kịch ngày 11-9... Tôi hiểu Abdallah chỉ là “nạn nhân” của một “thương hiệu”, nếu dùng danh từ của giới marketing! Làm sao thì làm nhưng thế giới Hồi giáo phải “tái định vị thương hiệu” của họ, nếu không những ấn tượng tiêu cực gắn liền với danh xưng “Hồi giáo” sẽ dần dần trở thành những “chân lý hiển nhiên” biện hộ cho tất cả mọi hành động bạo lực nhằm chống lại tôn giáo này.Nói chuyện với Abdallah tôi hiểu nhiều hơn về tâm tình của một dân tộc đang chiếm toàn bộ sự quan tâm của thế giới hiện nay. Anh nói: “Khủng bố là vũ khí của kẻ yếu. Nếu người dân Palestine có đủ sức mạnh quân sự như Do Thái, họ không cần phải dùng đến phương pháp bom cảm tử. Nhưng tôi cũng không chấp nhận phương pháp của các nhóm Jihad và Hamas...”.Trong suốt năm ngày thảo luận về những xung đột quốc tế có dính dáng đến tôn giáo, tôi có dịp tìm hiểu về một ngành nghiên cứu mới: hòa bình học (peace studies), hay còn gọi là “nghiên cứu về những xung đột” (conflict studies). Mục tiêu của môn học này vừa hàn lâm vừa thực tiễn: vừa nghiên cứu về các loại hình xung đột (chủ yếu là xung đột quốc tế) vừa đưa ra những mô hình, phương án giải quyết những xung đột nảy sinh từ các nguyên nhân xã hội, chính trị, tôn giáo. Có thể tóm gọn lại tinh thần của hòa bình học là: trên cơ sở phân tích khoa học và tỉ mỉ về những cuộc xung đột tiêu biểu, tìm cách hóa giải các xung đột trong tương lai thông qua phương pháp đối thoại. Dĩ nhiên, nói lúc nào cũng dễ hơn làm: những cuộc đối thoại gần đây giữa các quốc gia tham gia lộ trình tìm kiếm hòa bình tại Trung Đông dường như cũng không làm dịu đi tình hình nóng sốt tại khu vực này. Nhưng trong bối cảnh xung đột quốc tế hiện nay, đối thoại hầu như vẫn là hi vọng duy nhất trong tiến trình tìm kiếm hòa bình. Cái hay của môn hòa bình học chính ở chỗ nó là sự tổng hợp của nhiều môn học khác nhưng lại có một nội dung khá đặc thù, không giống bất kỳ môn học nào. Chẳng hạn nếu một sinh viên muốn biết về tình hình xung đột tại Trung Đông, sinh viên ấy có thể tìm đọc trên báo chí, xem tivi, tra cứu trên Internet. Nhà trường không hề có một môn học trình bày và phân tích lịch sử xung đột tại khu vực này. Môn lịch sử thế giới chỉ có thể cung cấp một số kiến thức sơ sài về chủ đề này do áp lực của thời lượng giáo án quá giới hạn. Môn quan hệ quốc tế thì nhấn mạnh chủ yếu chính sách đối ngoại của các cường quốc, ít khi đi sâu phân tích và phân loại các mô hình xung đột. Hòa bình học nhấn mạnh đến yếu tố tôn giáo trong hầu hết mọi sự xung đột từ lịch sử đến hiện đại, nên sự hiểu biết về tôn giáo trong môn học này đóng vai trò quan trọng hơn trong môn lịch sử thế giới và quan hệ quốc tế. Học môn hòa bình học sinh viên sẽ được hướng dẫn nghiên cứu và phân tích những cuộc xung đột tiêu biểu khắp nơi trên thế giới: vấn đề bạo động sắc tộc tại châu Phi, xung đột tôn giáo -chính trị - sắc tộc tại khu vực bán đảo Balkan, vấn đề tôn giáo và sắc tộc hiện nay tại Indonesia, xung đột giữa thế giới Hồi giáo tại Iraq và chính quyền Mỹ, xung đột Ấn Độ và Pakistan trong việc tranh chấp chủ quyền tại Kashmir và Jammu, xung đột giữa người Sri Lanka và phe nhóm Những con hổ Tamil... Điểm mạnh của môn học này là tập trung nghiên cứu cố gắng xác định đầy đủ các nguyên nhân chính yếu gây ra sự xung đột, và thông thường kết luận của các học giả thường đi ngược lại với các thông tin phổ biến trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thậm chí các học giả còn chỉ trích phương tiện thông tin đại chúng bị chi phối bởi các phóng viên chỉ có những hiểu biết nông cạn về những cuộc xung đột mà họ quan sát. Qua thảo luận với các học giả, chuyên gia trong nhiều lĩnh vực trong suốt một tuần lễ tại Mahidol, tôi khẳng định điều này: cần phải thận trọng hơn với các nguồn thông tin trên báo chí và các đài phát sóng, Internet và môn học này hết sức cần thiết trong tiến trình toàn cầu hóa hiện nay vì nó sẽ thúc đẩy việc nghiên cứu, tìm hiểu các quốc gia khác trên thế giới từ một viễn cảnh tìm kiếm đối thoại trong tinh thần thật sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Tags: Đối thoạiThế giới Hồi giáoTôn giáo: hòa bình hay xung độtThảm kịch ngày 11-9
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.