TTCT - Tác giả chuyện phim Công viên kỷ Jura là một nhà văn khoa học viễn tưởng có tầm vóc vĩ đại. Trong suốt 40 năm cầm bút, tác phẩm của ông luôn là những best-seller, với số lượng bán ra khoảng 150 triệu bản. Những cuốn sách này luôn song hành với sự phát triển của khoa học hiện đại và dự báo một tương lai đầy lo âu cho hành tinh chúng ta... Phóng to 10 năm nghiên cứu ADN hóa thạch để viết Công viên kỷ Jura 6 giờ sáng tại Los Angeles. Một anh chàng tóc nâu cao 2,06m đang ngồi gõ điên cuồng trên bàn phím. Trong bóng tối lờ mờ của căn phòng, người ta nhận ra hàng trăm CD được sắp xếp cẩn thận: khí hậu học, robot, khảo cổ... Từ năm 14 tuổi, được bố là nhà báo khuyến khích, Michael Crichton đã viết bài cho chuyên mục “Du lịch” của New York Times, kể lại những chuyến thám hiểm đến vùng Arizona. Nhiều năm sau khi tốt nghiệp văn chương tại Trường đại học Cambridge và những chuyến du lịch đến châu Âu, Bắc Phi, ông lại chọn theo học y khoa tại Trường Harvard, nhưng vẫn không từ bỏ đam mê viết lách. Ông xuất bản những quyển tiểu thuyết trinh thám dưới một bí danh, nhưng vẫn nuôi tham vọng viết sách khoa học viễn tưởng. Năm 1969, thử nghiệm lần đầu tiên với quyển Andromède đa tạp, Michael Crichton đã trở nên nổi tiếng. Từ đó ông thành công liên tục qua mỗi cuốn sách được thai nghén 3-8 năm. Bí quyết? “Tôi chỉ chú tâm đến các đề tài trong tầm tay. Rồi một hôm nó dẫn tôi đến một quyển tiểu thuyết! Chẳng hạn, tôi nghiên cứu kỹ thuật nano và di truyền gần suốt 20 năm, trước khi bắt đầu viết quyển Con mồi. Tôi theo dõi tiến bộ của các phòng thí nghiệm trong việc trích ly ADN hóa thạch trong 10 năm trước khi bắt đầu viết Công viên kỷ Jura". Khai thác nguồn thông tin khoa học phong phú, Michael Crichton chinh phục được người đọc khi dẫn dắt họ đi về hướng tương lai. Ngày nay, 14 quyển tiểu thuyết của ông đã bán ra được tổng cộng 150 triệu bản và đang được chuyển thể điện ảnh hay truyền hình. Trên bức tường trong văn phòng của ông vẫn còn treo tấm apphich quảng cáo bộ phim Công viên kỷ Jura. Năm 2002, một loài khủng long mới được phát hiện và người ta lấy tên ông để đặt cho nó như một cách tôn vinh ông: Crichtonsaurus Bohlni. Thiên tài dự báo Phóng toViệc nhân bản vô tính khủng long được các nhà khoa học nói đến 15 năm sau khi cuốn sách được xuất bản. Tiểu thuyết. John Hammond, tổng giám đốc Công ty kỹ thuật sinh học InGen, mời các chuyên gia đến đảo Isla Nubar thuộc quần đảo Costa Rica để xác minh mức độ an ninh cho công viên giải trí tương lai của mình. Các nhà khoa học phát hiện InGen đã thành công trong kỹ thuật nhân bản vô tính khủng long, bằng cách khai thác chất liệu di truyền lấy từ máu con muỗi đã từng hút máu khủng long, bị kẹt trong khối nhựa thông hóa thạch, còn có tên là ngọc hổ phách! Để đánh cắp bọn khủng long con mang đi bán, một chuyên gia vi tính đã phá hủy hệ thống an ninh. Đảo trở nên hỗn loạn. Các loài khủng long bắt đầu truy sát... người!? Thực tế. Để viết nên cuốn sách Công viên kỷ Jura best-seller này, Michael đã khai thác các nghiên cứu của giáo sư Poinar, chuyên gia hóa thạch thuộc Trường đại học Berkeley và nhóm Extinct DNA Study Group (nhóm nghiên cứu ADN đã bị tuyệt chủng). Năm 1994, nhà vi trùng học Scott Woodward là người đầu tiên phát hiện các mẫu ADN từ những khúc xương vào thời kỷ Phấn - Crétacé. Tại Montana, tháng 4-2007 dấu vết collagène được tách ra từ xương đùi con khủng long T-Rex, có niên đại 68 triệu năm... Khả năng từng xuất hiện một công viên kỷ Jura chỉ là một ảo tưởng! Muốn nhân bản vô tính, phải có ADN hoàn hảo và ở tình trạng thật tốt, cũng như một cái nhân để cấy nó vào. Hơn nữa, khả năng thành công là không bảo đảm, bởi vì những con vật nhân bản thường bị dị tật: tim quá to, béo phì... Năm 2001, Công ty US Advanced Cell Technology nhân bản con vật đầu tiên đang bị tuyệt chủng: trâu rừng châu Á có tên gọi là gaur. Người ta đã phải cấy đến 692 trứng mới sinh ra được Nóe... và nó chỉ sống được vài ngày. Người Nga và Nhật muốn nhân bản voi ma mút, nhưng phải bỏ cuộc vì thiếu gen. Năm 2005 dự án làm sống lại loài cọp Tasmanie cũng bị bỏ dở, do chất liệu di truyền dù mới có 63 năm vẫn bị hỏng! Đảo Isla Nubar và những con quái vật vẫn còn lâu... mới trở thành hiện thực! Lo lắng Phóng toCác robot nano có khả năng tự sinh sản và tấn công con người. Tiểu thuyết. Một đám mây hạt nano (những con robot kích thước vi cấp) trốn thoát khỏi một trung tâm nghiên cứu ở Nevada. Những cỗ máy này được lập trình để thích ứng với môi trường, biết thông tin cho nhau và có khả năng sinh sản vô tận nhờ một mô hình bắt chước từ những con vật săn mồi. Nhưng chẳng bao lâu sau, khả năng của chúng đã vượt quá những gì mà các nhà sáng tạo chúng mong muốn. Sau một thế hệ mới, chúng trở nên thông minh và nguy hiểm hơn, nghĩa là “sống” hơn. Cuối cùng chính con người đã trở thành con mồi của chúng! Sự thật. Xuất bản năm 2002, quyển tiểu thuyết Con mồi của Crichton lấy cảm hứng trực tiếp từ công trình nghiên cứu của Eric Drexler, một kỹ sư người Mỹ, người tiên phong trong kỹ thuật nano. Năm 1986, lần đầu tiên ông viết một bài khảo luận mang tên “Những cỗ máy sáng tạo” nói đến ngày tận thế giả định, gọi là “Grey Goo”- Băng xám. Nguyên nhân: không kiểm soát được một phân tử có khả năng tự sinh sản... Michael Crichton đặt ra vấn đề khả năng xuyên phá của hạt vi cấp vào tế bào con người. Loài người có thể bị tận diệt bởi nguy cơ này? Từ năm 2004, Công ty Dust Network, do giáo sư Kris Pister, thuộc Trường đại học kỹ thuật Berkeley sáng lập, đã tung ra thị trường những hạt bụi thông minh, kích thước không quá 1-2mm. Theo nhà phát minh, còn có thể làm chúng nhỏ hơn đến 10 lần, nhưng mỗi hạt lại có sức mạnh của một chiếc máy vi tính cá nhân! Ngoài ứng dụng quân sự (được giữ bí mật tuyệt đối), khả năng giám sát cháy rừng của chúng đang được nghiên cứu. Những hạt bụi thông minh có thể rải vào môi trường để thu thập thông tin báo động khi xuất hiện đám cháy. Các nhà nghiên cứu đã cho những hạt bụi này khả năng tái sạc điện tự động và liên tục. Còn có một dự án táo bạo cho chúng khả năng khai thác năng lượng sống bằng cách hấp thu thay cây cỏ hoặc động vật, giống như những con muỗi! Và giống như trong tiểu thuyết, những cỗ máy tí hon này có thể đi, lội hay bay. Và cả sinh sản? Khiêu khích Phóng toTheo Michael Crichton, các nhà môi trường đang làm hại môi trường... Tiểu thuyết. Một chiếc xe hơi Ferrari lao xuống biển từ một vách núi đá gần San Francisco. Thế là mất mạng nhà tỉ phú George Morton, khi ông vừa tuyên bố ngưng ủng hộ phong trào môi trường quốc tế Nerf. Khi điều tra thảm kịch này, anh chàng luật sư và cô thư ký xinh đẹp bị lôi kéo vào một cuộc truy đuổi dẫn họ đến vùng băng tuyết Nam cực, qua các cánh rừng nhiệt đới của châu Đại Dương và cả sa mạc Arizona. Kẻ thù của họ là một nhóm khủng bố sẵn sàng gây ra sóng thần và thiên tai để chứng minh họ có lý và để duy trì nguồn tài chính của tổ chức. Phải chăng chính các nhà môi trường lại làm hại môi trường? Phải chăng tình trạng hành tinh nóng lên chỉ là một điều bịa đặt như qua tác phẩm Tình trạng khẩn cấp? Sự thật. Crichton lấy thực tế để đưa vào tiểu thuyết. Khác biệt duy nhất nằm ở ý định của tác giả. Lần này ông xác nhận ở phần phụ lục, đây là sự thật hoàn toàn! Theo ông, các tổ chức môi trường tạo ra “lo sợ ảo” để phục vụ ý đồ riêng của mình. Bọn quá khích FLE trong tiểu thuyết được Crichton lấy từ một nhóm khủng bố môi trường thật sự mang tên Mặt trận giải phóng Trái đất - ELF! Năm 2001, chúng được FBI xếp loại “những phần tử cực đoan hiếu chiến nhất Hoa Kỳ”. Nhà tiên tri Phóng toSự đe dọa từ không gian đã được mô tả từ 35 năm trước. Tiểu thuyết. Trong cuốn Andromède đa tạp, một ngôi làng ở vùng Arizona đã bị tiêu diệt bởi một thứ virus do một tổ chức khủng bố bên ngoài Trái đất đến được địa cầu nhờ một hành tinh rơi xuống gần đó, mang vào con virus từ không gian đã làm mọi người đông máu và biến thành bột. Nhóm nhà khoa học đã đến điều tra và đặt tên cho virus này là Andromède, nó biến máu của người bị hút thành năng lượng cho mình và phát triển. Chỉ có hai người không bị virus này giết chết: một em bé đang khóc thét lên và một lão già say rượu. Tại sao? Sự thật. Quyển tiểu thuyết đầu tiên của Crichton này phát hành ngày 12-5-1969, mấy tháng sau khi phi thuyền Apollo 11 từ Mặt trăng trở về Trái đất. Trung tâm nghiên cứu giả tưởng, phân tích virus Andromède, được lấy từ phòng thí nghiệm tiếp nhận Mặt trăng - LRL, tại Houston của NASA. Ở đây người ta cách ly các phi hành gia và vật dụng trở về từ Mặt trăng, trước khi đưa qua phòng thí nghiệm BSL-4 để diệt trùng tối đa, giống như đối phó với virus Ebola. Thực tế, những tiến bộ của chinh phục không gian cần có những đề phòng nhiễm độc từ bên ngoài, với nguy hiểm ngày càng cao. Ngày 8-9-2004, tàu thăm dò Genesis, mang về 10-20 microgram hạt bụi mặt trời, bị rơi xuống sa mạc Utah. Các mẫu vật chất này văng tung tóe trên mặt đất... Hình ảnh tai họa, có thể nhìn thấy rõ trên mạng Internet, làm cả thế giới náo động và người ta nhắc đến tác phẩm Andromède đa tạp như một lời tiên tri! Lần này may thay không phải là vi trùng độc, nhưng các kỹ sư đã hiểu được bài học và lập ra các phương án để tai họa này không tái diễn, khi chuyến bay lên sao Hỏa của Trung tâm Không gian châu Âu trở về vào năm 2013 hay của NASA vào năm 2020. Nguy cơ loài người bị nhiễm độc từ ngoài Trái đất là không cao lắm. Virus Andromède cũng còn lâu mới đến với chúng ta!
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.