TTCT - Tuổi Trẻ Cuối Tuần trân trọng giới thiệu một số ký ức của học sinh từ miền Nam về những ngày tháng đặc biệt, được đưa ra miền Bắc học 70 năm trước. Theo những điều khoản của Hiệp định Geneve về đình chiến và lập lại hòa bình ở Việt Nam, việc ngừng bắn, tập kết, chuyển quân được hai bên thực hiện trong thời hạn 300 ngày, tính từ 21-7-1954. Ở Nam Bộ, ba khu vực được chọn chuyển quân, tập kết là Hàm Tân - Xuyên Mộc, Cao Lãnh - Đồng Tháp Mười và Cà Mau. Ngày 8-2-1955, chuyến tàu cuối cùng chuyển quân ở Nam Bộ khu vực Cà Mau ra đến miền Bắc, hoàn tất việc tập kết chuyển quân ở chiến trường Nam Bộ ra Bắc với hơn 200.000 người thuộc khối quân sự và dân sự. Từ 1954 - 1975, tổng số học sinh từ miền Nam (HSMN) được đưa ra miền Bắc học trong các trường HSMN là trên 32.000 người, đi vào những thời điểm và phương tiện khác nhau. Trong số đó, hơn 20.000 người đã được đào tạo qua bậc đại học và sau đại học. Từ tháng 8-1975 đến đầu năm 1976, các HSMN được tổ chức đưa về miền Nam đoàn tụ gia đình và tiếp tục học tập. Mô hình trường HSMN chính thức kết thúc sau 21 năm tồn tại. Tuổi Trẻ Cuối Tuần trân trọng giới thiệu một số ký ức của họ về những ngày tháng đặc biệt này.Bác Hồ với thiếu nhi và cán bộ miền Nam tập kết ở Hà Nội 1956. Ảnh: TTXVNTháng 10-1954 ba gởi tôi vào trường thiếu sinh quân Quân khu 9 ở Chắc Băng, Rạch Giá (vì lúc đó ba tôi phục vụ trong ngành quân y, thuộc Ban liên hiệp đình chiến Việt - Pháp, có nhiệm vụ chở thương binh từ Nam ra Bắc và ngược lại).Nói thiếu sinh quân cho oai thôi, thực ra lúc đó tôi chỉ là một chú nhóc mới 7-8 tuổi, trong đầu chưa có một chữ i, tờ. Nhưng đã là học sinh trường thiếu sinh quân thì tôi cũng được trang bị quần áo, mũ ca lô, túi xách… như ai.Một buổi sáng tháng 11-1954 chúng tôi được tàu há mồm của Pháp chở dọc theo các con kênh, rạch và sông Ông Đốc ra tàu Liên Xô đang neo ngoài khơi trong vịnh Thái Lan. Lúc đó tôi được dạy thế nào là các "ông Tây" (ông Tây Pháp là ông xấu, ông Tây Liên Xô là ông Tây tốt). Tàu há mồm tới nơi, các anh chị lớn tự leo cầu thang lên tàu, lũ nhóc tụi tôi được các ông Tây ẵm chuyền tay nhau đưa lên boong tàu Liên Xô.Sau một thời gian lênh đênh trên biển, gặp sóng to gió lớn, cuối cùng cũng tới ngoài khơi Sầm Sơn, Thanh Hóa. Chúng tôi xuống thuyền buồm vào bờ. Cái đầu tiên chúng tôi gặp phải là cái rét thấu xương của gió mùa đông bắc. Dự định ban đầu của trường thiếu sinh quân Quân Khu 9 là khi lên bờ, tất cả đều mặc quần soọc, đội mũ ca lô cho hùng tráng, nhưng giá rét đã làm hỏng kế hoạch (khi còn ở trên tàu Liên Xô, ai có gì đều đã mặc vào người hết trơn để chống rét). Nhưng bà con Sầm Sơn như thấu hiểu tất cả, nên khi tiếp đón bà con từ Cà Mau - mảnh đất tận cùng của đất nước - đã chuẩn bị sẵn và đốt những đống lửa lớn để cho mọi người đặt chân lên bờ là được sưởi ấm. Đó là hình ảnh đầu tiên khắc sâu trong tôi: biểu hiện tấm lòng ấm áp của bà con miền Bắc đối với bà con miền Nam ruột thịt. Sau đó tất cả mọi người đều được phát áo bông, áo len, chăn bông, mùng, chiếu (với tôi lúc đó, cái áo bông rộng thùng thình, dài tới đầu gối giống như áo bành tô không phân biệt áo nam hay nữ, cứ mặc vào cho ấm là được). Chúng tôi sống trong những căn nhà lán (tường trét bằng đất, mái lợp rơm…), bên trong là hai dãy giường dài đóng bằng các thanh tre…Sau một thời gian chờ đợi và ổn định, chúng tôi được phân chia thành từng lớp. Lũ mù chữ như tụi tôi thì vào lớp vỡ lòng, phiên hiệu của trường là Trường Học sinh miền Nam số 2. Thế là chấm dứt cái tên "thiếu sinh quân" từ đây và mang tên mới "Học sinh miền Nam" đầy tự hào. Các trường học sinh miền Nam được ra đời bằng cách tương tự, mang tên thứ tự từ 1 đến 28. Sau khi thành lập, các trường học sinh miền Nam dần chuyển về một số tỉnh khác ở phía Bắc, các trường ban đầu dần sáp nhập vào nhau, một số tên trường bị mất đi, ví dụ Trường HSMN số 2 của chúng tôi, sau chuyển về Chợ Chuông (Hà Đông) mang tên mới là Trường HSMN số 23…Từ bấy giờ chúng tôi mới bắt đầu ổn định, được cấp phát sách vở để chuẩn bị học. Có nhiều người không hiểu tại sao nhiều HSMN không có giấy khai sinh, hoặc ngày tháng năm sinh của nhiều HSMN lại giống nhau như vậy. Số là, do lúc đó chúng tôi là trẻ con, khi xuống tàu đi tập kết ba má cũng không kịp nói cho biết sinh ngày tháng năm nào, đa số bọn trẻ chỉ nhớ mang máng mình sinh năm con gì (trong 12 con giáp), hoặc bao nhiêu tuổi ta (tính theo âm lịch), như vậy đã là quý rồi. Phần lớn trong một lớp có một loạt đứa sinh ngày 3-2, 1-5, 15-5, 2-9…, là các ngày lịch sử của đất nước.Riêng lớp chúng tôi, thầy giáo nói, các cháu bắt đầu đi học vỡ lòng nên năm sinh của cả lớp là năm 1948 (năm 1954 là 6 tuổi - tuổi bắt đầu đi học); tháng sinh nhà trường quy định cho lớp ta là tháng 6, còn ngày sinh là theo số thứ tự trong sổ điểm danh của lớp (một lớp chỉ có hai mươi mấy đứa), các trò phải nhớ.Sau này ai có cha mẹ đi tập kết ở miền Bắc thì khai lại cho phòng quản lý HSMN, nhưng nhiều bậc sinh thành lúc đó thấy không có gì quan trọng và ngại rắc rối, nên để vậy luôn. Tôi tuy có ngày tháng năm sinh nhưng "giấy khai sinh" không có ai ký tên, đóng dấu chứng nhận, nghĩa là không có giá trị pháp lý. Thế mới có chuyện nực cười sau này: suốt thời gian dài đi học (HSMN), học đại học ở ngoài nước, kể cả khi đi làm cho cơ quan nhà nước, đi bộ đội, làm cho liên doanh với nước ngoài, cưới hỏi… không dùng tới giấy khai sinh vì cũng chẳng có ai hỏi tới tờ giấy ấy; nhưng tới lúc về hưu, muốn làm giấy tờ cho con cháu thì chính quyền bắt phải có "giấy khai sinh". Thế là rắc rối! Tags: Hiệp định GeneveHọc sinh miền NamLịch sử
Tổng Bí thư Tô Lâm trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng nguyên Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ngày 23-1, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng nguyên Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh vì đã có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.
Giao Bộ Công an chủ động hướng dẫn triển khai đề án sắp xếp công an cấp huyện THÀNH CHUNG 23/01/2025 Bộ Công an được giao chủ động hướng dẫn công an cấp tỉnh triển khai đề án sắp xếp công an cấp huyện, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn công an cấp tỉnh.
Nữ khách hàng vụ shipper Đà Nẵng tử vong: Tôi vô cùng ân hận THÁI BÁ DŨNG 23/01/2025 Bật khóc khi thuật lại sự việc với Tuổi Trẻ Online sáng 23-1, chị Tr.Th. (trú tại xã Hòa Phước, Hòa Vang, Đà Nẵng) - người đặt đơn hàng online 375.000 đồng, cãi vã rồi sau đó nam shipper Đà Nẵng nghi bị đánh tử vong - nói tất cả như một bi kịch.
Bà 'trùm' phân bón giả bị bắt từng đoạt giải vàng cuộc thi sắc đẹp BÌNH KHÁNH 23/01/2025 Bà Nguyễn Thị Cẩm My (sinh năm 1984) - tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại phân bón Nam Dương - vừa bị bắt vì tội làm phân bón giả. Nữ doanh nhân này từng đoạt giải vàng cuộc thi sắc đẹp năm 2022.