TTCT - Ngày toàn dân dọn nhà đón Tết lại sắp đến, chất tẩy rửa ắt hẳn là sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Song cần lưu ý, một số sản phẩm có thể là 'trợ thủ' đắc lực cho con người nhưng lại là 'hung thần' đối với Trái đất. Ảnh: CleanworksVới mỗi nhiệm vụ giặt quần áo, rửa chén dĩa, vệ sinh nhà cửa, cần đến vô số sản phẩm chứa đầy các thành phần có tên dài và phức tạp đến mức người tiêu dùng chẳng biết chúng là gì.Rất nhiều sản phẩm trong số đó chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng, mà với các thành phần như phthalate và bao bì nhựa dùng một lần, chúng còn có thể là một trong những sản phẩm độc hại nhất đối với hành tinh.Lợi đi đôi với hạiTheo Cục Bảo vệ môi sinh Mỹ (EPA), mức hợp chất hữu cơ dễ bay hơi trong nhà cao gấp 2-5 lần so với ngoài trời. Những hợp chất này có thể gây hen suyễn, đau đầu, dị ứng.Kết quả đánh giá hơn 2.000 sản phẩm tẩy rửa do tổ chức phi lợi nhuận Environmental Working Group (EWG) thực hiện cho thấy 53% chứa các thành phần có thể gây kích ứng phổi. Khi sử dụng những hợp chất đó tại nhà, chúng tích tụ trên bề mặt.Nghiêm trọng hơn, khi các sản phẩm tẩy rửa bị vứt đi hoặc rửa trôi xuống cống, các hóa chất trong thành phần của chúng, như benzen và formaldehyde, cuối cùng sẽ trôi ra hồ, sông và bãi rác.Theo giáo sư kỹ thuật môi trường Karl Linden tại Đại học Colorado Boulder - người chuyên nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải, hầu hết các hệ thống xử lý nước thải không thể loại bỏ các chất phụ gia hóa học trong đời sống hiện đại.Hơn nữa, rất khó biết thành phần bên trong các sản phẩm tẩy rửa vì các công ty sản xuất chúng không bắt buộc phải công khai. Chưa kể, các từ ngữ tiếp thị như "xanh", "tự nhiên", "không độc hại" thường không được quản lý chặt chẽ và có thể vô tư sử dụng, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Theo EWG, chỉ 7% trong 2.000 sản phẩm vệ sinh mà họ đánh giá công khai minh bạch đầy đủ thành phần.Nhìn chung, khi nói đến chất tẩy rửa, khó có sản phẩm nào mười phân vẹn mười. Trong một bài viết "review" sản phẩm tẩy rửa có thành phần tự nhiên cho National Geographic, cây bút tự do Brigid Mander cho rằng ngay cả những món được đánh giá là "toàn diện nhất" cũng có một, hai khuyết điểm nhỏ.Chẳng hạn, bột tẩy rửa Bon Ami có toàn bộ thành phần chỉ là 5 chất tự nhiên, có thể phân hủy sinh học, không phản ứng tạo ra khói độc, và được đựng trong hộp các tông có nắp kim loại có thể tháo rời để tái chế, nhưng hạn chế là để lại cặn trên bề mặt. Bình xịt vệ sinh tự nhiên tốt nhất, rất thân thiện với môi trường vì không chứa thuốc tẩy, phthalate, amoniac, paraben và benzen, thì lại đắt. Xà bông rửa chén có nguồn gốc thực vật lại dễ khiến bếp núc nhếch nhác vì không bao bì. Còn chuyện tẩy rửa vết bẩn, sản phẩm thuần tự nhiên chỉ "tiêu diệt" được chỗ dơ vì chất hữu cơ, còn bẩn do mỡ cơ học và các chất tổng hợp gây ra thì chịu thua. Rồi thì một số khác tẩy vết bẩn tốt và thân thiện với môi trường, nhưng lại gây dị ứng và ảnh hưởng sức khỏe người dùng. Ngược lại, có những sản phẩm tốt cho môi trường nhưng hiệu quả làm sạch kém.Dọn dẹp sạch mà vẫn xanhXanh, sạch và khỏe - không thể chọn cả 3. Điều tốt nhất người tiêu dùng có thể làm là tin vào các nhãn dán chứng nhận an toàn của cơ quan uy tín, hoặc tự làm chất tẩy rửa bằng các sản phẩm gia dụng hằng ngày như giấm trắng, baking soda và xà phòng."Việc tự tạo chất tẩy rửa tại nhà chỉ mất hai phút, có khi còn chẳng tới, và cực kỳ rẻ" - Kathryn Kellogg, tác giả của cuốn 101 Ways to Go Zero Waste (101 cách để không lãng phí), đoan chắc. Kellogg cho biết bản thân vệ sinh mọi thứ trong nhà, ngoại trừ vòi hoa sen, bằng một bình xịt chứa giấm và nước. Đối với vòi hoa sen, cô sử dụng baking soda, nước oxy già và xà phòng lỏng.Cuối cùng, thay vì dùng dụng cụ vệ sinh dùng một lần như miếng bọt biển, khăn lau, giấy cuộn hay khăn giấy, hãy sử dụng bọt biển phân hủy sinh học hoặc đồ dùng có thể giặt và tái sử dụng như quần áo cũ. Một nghiên cứu năm 2010 về vật liệu vệ sinh trong bệnh viện cho thấy giấy kém hiệu quả hơn nhiều so với khăn sợi nhỏ và khăn vải về tổng thể, theo The Washington Post.Với Mander, bài học kinh nghiệm cô rút ra khi lựa chọn sản phẩm làm sạch xanh là tham khảo đánh giá của những người đã sử dụng; ưu tiên những thương hiệu đã xây dựng được danh tiếng lâu dài trong việc sản xuất các sản phẩm an toàn và có trách nhiệm với môi trường, thay vì chỉ có một, hai sản phẩm được dán nhãn là "tự nhiên"; để ý sản phẩm có được các tổ chức như Green Seal, EPA và EWG kiểm tra và chứng nhận hay không.Một điểm nho nhỏ khác mà Mander lưu ý là các sản phẩm làm sạch tự nhiên tốt nhất không chỉ có thể phân hủy sinh học mà còn được đóng gói có trách nhiệm. Các thùng chứa và sản phẩm vận chuyển (nếu có) phải tối giản, dễ tái chế và không chứa nhựa để giảm thiểu ô nhiễm.Để vệ sinh "xanh", quả là có không ít điều cần lưu ý. Đồng cảm với tâm lý choáng ngợp của đại đa số người tiêu dùng khi mới bắt đầu thực hiện những phương pháp trên, Stephanie Moram, người điều hành trang web Good Girl Gone Green kiêm người dẫn chương trình podcast Green Junkie, động viên: "Bạn không cần vứt bỏ mọi thứ trong nhà để sống bền vững. Hãy nghĩ về hành trình hướng đến lối sống bền vững như đang ở trong một dãy quang phổ xanh. Bất kể bản thân đang ở đâu - chỉ mới xanh bạc hà, xanh đậm, xanh quả chanh hay đã xanh lá cây đậm như màu rừng - đều không quan trọng. Chúng ta chỉ cần cùng nhau tiến về phía trước và làm điều tốt nhất có thể". Ảnh: greenmaidscleaning.comSạch quần áo mà không hại môi trườngGreen wash là từ chỉ hành động 'tẩy xanh', cố tỏ ra có theo đuổi các giải pháp bền vững. Còn muốn green wash theo nghĩa đen, giặt giũ ít tổn hại môi trường thì phải làm sao?Sản phẩm tẩy rửa trong gia đình tất nhiên không thể thiếu nước giặt.Như nhiều loại chất tẩy rửa khác, nước xả từ máy giặt sẽ chảy thẳng ra môi trường. Theo The New York Times, các nhà máy xử lý nước thải thường sử dụng một hỗn hợp vi khuẩn để xử lý mọi thứ hòa tan trong nước, nhưng một số chất, như các chất hoạt động bề mặt giúp làm sạch mỡ và bụi bẩn trên quần áo, các vi khuẩn rất khó tiêu thụ. Trừ khi nhà máy xử lý nước sẵn sàng đầu tư các hệ thống đắt đỏ, nếu không, dư lượng xà phòng vẫn còn trong nước thải đã xử lý và rồi trôi ra biển, sông, hồ…, theo kỹ sư hóa học Dunia Santiago tại Đại học Las Palmas de Gran Canaria (Tây Ban Nha).Một số chất này không dễ phân hủy trong tự nhiên và theo thời gian, có thể tích tụ đến mức gây hại cho động vật hoang dã. Các chất hoạt động bề mặt và hương liệu tổng hợp có thể độc hại đối với sinh vật thủy sinh hoặc gây rối loạn sinh sản của chúng. Ngoài ra, các chất làm mềm nước giúp xà phòng hoạt động hiệu quả trong nước cứng có thể thúc đẩy sự phát triển của tảo và vi khuẩn, làm tiêu tốn oxy trong hệ sinh thái và gây ngạt cho các sinh vật sống ở đó.Chưa kể, mỗi lần giặt, các loại vải tổng hợp như polyester và ni lông thải ra hàng nghìn hạt nhựa nhỏ, gây ô nhiễm nguồn nước, tờ The Guardian cho biết. Một nghiên cứu cho thấy 83% mẫu nước máy trên thế giới có chứa sợi nhựa.Tuy nhiên, vẫn có cách giặt giũ vừa sạch vừa thân thiện với môi trường. Ngoài kiểm tra kỹ chứng nhận "xanh" hay "thân thiện với môi trường" tương tự cách làm với những chất tẩy rửa gia đình khác, The New York Times khuyên người tiêu dùng nên dùng đúng liều lượng để giảm tác động môi trường. Cũng cần lưu ý đến hình thức sản phẩm: viên nén có thể gây lãng phí xà phòng do không điều chỉnh được liều lượng, bột giặt kém hiệu quả khi giặt với nước lạnh nhưng nếu dùng với nước nóng thì lại ít thân thiện với môi trường hơn vì tiêu tốn năng lượng đun nước, xà phòng giấy tuy tiện lợi nhưng thành phần có thể vẫn chứa nhựa và làm sạch kém hiệu quả.Về công cụ và phương pháp giặt giũ, The Guardian khuyên dùng máy giặt cửa trước để tiết kiệm năng lượng và nước hơn máy giặt cửa trên dù giá cao hơn. Người tiêu dùng cũng nên hạn chế giặt khô vì sử dụng dung môi độc hại và phơi đồ theo kiểu truyền thống để tiết kiệm năng lượng mà vẫn đạt hiệu quả sạch sẽ, khô ráo. Nếu cần dùng máy sấy, máy sấy bơm nhiệt tiết kiệm năng lượng hơn, dù giá mua cao hơn, nhưng chi phí vận hành chỉ bằng 1/3 máy sấy thông thường.Ngoài những điều trên, tờ Independent bổ sung bốn lưu ý khi dùng máy giặt: giặt với nước 30°C sẽ tiết kiệm điện, nước hơn; chỉ giặt khoảng 80% dung tích máy để đạt hiệu quả tốt nhất; thường xuyên vệ sinh máy giặt; và chọn tốc độ quay vắt phù hợp với nhu cầu sấy quần áo. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Dọn nhà đón TếtDọn dẹp nhà cửaTẩy rửaHóa chất
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghiên cứu áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bảo vệ biên giới, cửa khẩu THÀNH CHUNG 22/01/2025 Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Bộ đội biên phòng tập trung nghiên cứu, đề xuất các vấn đề công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý, bảo vệ biên giới, cửa khẩu.
Vụ nam shipper Đà Nẵng nghi bị đánh chết: Cuộc gọi, tin nhắn giữa shipper với khách tiết lộ điều gì? THÁI BÁ DŨNG 22/01/2025 Bức xúc vì khách chậm thanh toán, nam shipper Đà Nẵng và nữ khách hàng đã cự cãi. Bên mua hàng lên app đánh 'sao xấu' khiến shipper đối diện mức phạt 500.000 đồng.
Vĩnh Phúc lý giải việc nợ tiền VĐV canoeing số 1 Việt Nam HOÀNG TÙNG 22/01/2025 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc vừa thông tin chính thức về đơn xin nghỉ tập tại địa phương của VĐV canoeing Nguyễn Thị Hương do chưa nhận được tiền dinh dưỡng, tiền thưởng huy chương.
Ba địa phương đề nghị bộ chủ trì mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận TUẤN PHÙNG 22/01/2025 UBND tỉnh Long An, Tiền Giang và TP.HCM đề nghị Bộ Giao thông vận tải làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận thay vì phân cấp cho địa phương.