TTCT - Ngay sau khi Kiev ra tuyên bố về kế hoạch sản xuất nhiên liệu hạt nhân, London tuyên bố sẽ cung cấp đạn pháo uranium nghèo cho Ukraine. Gần như đồng thời, Nga tuyên bố xây kho cất giữ vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus. Bản tin của Bộ Năng lượng Ukraine hôm 17-3 nêu rõ: Ukraine có kế hoạch trong ba năm tới sẽ tự sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện hạt nhân, thay thế nhiên liệu của Nga. Dự án sẽ do công ty năng lượng hạt nhân Ukraine Energoatom hợp tác với Công ty Westinghouse (Mỹ) thực hiện.Ảnh: Russia BeyondTừ điện hạt nhânĐảm bảo an ninh năng lượng của các nước EU trong điều kiện cuộc chiến ở Ukraine từ lâu đã là vấn đề được đặt ra ở đầu não Brussels. Tuy nhiên, như kết quả nghiên cứu của Viện Quan hệ quốc tế Na Uy công bố hôm 5-3, các nước châu Âu vẫn tiếp tục phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân Nga - bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế quy mô lớn. Có thể hiểu vì sao trong 10 gói cấm vận mà Brussels áp lên Matxcơva, năng lượng hạt nhân là lĩnh vực được "ưu ái" bỏ qua, và công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rusatom hầu như không hề hấn: 18 nhà máy điện hạt nhân của khối EU hoạt động bằng nhiên liệu độc quyền từ Nga.Ngoài uranium đã làm giàu, Nga còn cung cấp toàn bộ dịch vụ bảo trì tối quan trọng, nhất là công tác xử lý chất thải hạt nhân. Nói cách khác, Slovakia, Hungary và CH Czech vẫn phải dựa vào Nga để xử lý hàng trăm ký chất thải hạt nhân đã qua sử dụng cực kỳ nguy hiểm. Ngày 24-6-2022, thông tấn xã TASS dẫn lời người đứng đầu Rosatom Alexei Likhachev cho rằng "EU cần 10 năm nữa mới có thể đuổi kịp Nga về phát triển năng lượng hạt nhân". Trong khi đó, Nga đã chuẩn bị cho tương lai với các dự án phát triển năng lượng hạt nhân với những nước thân thiện hơn với họ: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, một số nước châu Phi, Mỹ Latin và Đông Nam Á, theo lời ông Likhachev.Không chỉ EU, các công ty Mỹ cũng đang sử dụng uranium làm giàu nhập từ Nga. Ngày 12-6-2022, ấn bản The Hill (Mỹ) chỉ ra: Nga chỉ khai thác 6% lượng uranium của thế giới nhưng lại kiểm soát 40% thị trường chuyển đổi uranium toàn cầu, nơi uranium oxit được chuyển đổi thành uranium hexaflorua - dạng cần thiết để làm giàu. Phần lớn trong 439 lò phản ứng hạt nhân trên thế giới cần uranium được làm giàu, gồm cả các lò phản ứng trong hạm đội của Hoa Kỳ. The Hill cho rằng trong kịch bản giả định Nga ngừng cung cấp uranium đã làm giàu cho Mỹ thì các nhà máy điện hạt nhân chiếm tới hơn 20% công suất phát điện ở Mỹ có thể phải ngừng hoạt động!Nhiều nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu vẫn phải sử dụng uranium nhập khẩu từ Nga. Ảnh: The New York TimesĐến vũ khí hạt nhânUkraine vừa thông báo kế hoạch sản xuất nhiên liệu hạt nhân để hỗ trợ an ninh năng lượng cho các đồng minh phương Tây, thì ngày 20-3, Thứ trưởng Quốc phòng Anh Annabelle Goldie cho biết London sẽ chuyển giao đạn pháo uranium nghèo cho Ukraine. Theo bà, số đạn pháo này sẽ đi kèm với các xe tăng Challenger 2, cũng do Anh viện trợ. Bình luận về tin này ngày 21-3, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby nói Washington không coi đạn uranium nghèo mà Anh dự định cung cấp cho Ukraine là đe dọa chiến tranh hạt nhân. "Loại đạn này khá phổ biến. Nó đã được sử dụng trong vài thập niên do đặc tính xuyên giáp. Điều quan trọng cần nhớ là đã có nghiên cứu sức khỏe cộng đồng về uranium cạn kiệt. Nó không gây ra đe dọa phóng xạ và không mở ra khả năng tiếp cận vũ khí hạt nhân" - ông Kirby nói, dù ông cũng khẳng định Mỹ không gửi đạn uranium nghèo tới Kiev.Tuy nhiên, cũng đã có những tiếng nói phản đối, dựa trên quá khứ. Ví dụ, thủ lĩnh của Đảng Cấp tiến Serbia Vojislav Seselj nhắc lại rằng trong cuộc tấn công Serbia năm 1999, NATO đã sử dụng 15 tấn đạn pháo chứa uranium nghèo. Serbia hiện đứng đầu về số ca mắc bệnh ung thư ở châu Âu: trong 10 năm đầu sau vụ đánh bom, khoảng 30.000 người đã bị ung thư ở nước này và 10.000 - 18.000 người đã chết. Từ tháng 1-2020, hàng loạt vụ kiện của dân chúng Serbia nhắm vào NATO vì sử dụng vũ khí uranium cạn kiệt cũng đã được mở.Dẫu thế nào, quyết định của London và việc Nga mở kho dự trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW) tại Belarus đồng nghĩa là thế giới đã tiến một bước gần hơn đến xung đột hạt nhân. Trả lời kênh Rossiya-24 ngày 25-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhắc lại Hoa Kỳ từ lâu đã đặt TNW trên lãnh thổ các nước NATO và ở châu Âu, nên "điều Nga làm không vi phạm nghĩa vụ quốc tế của Nga về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân". Ông cũng cho biết Nga đã bàn giao tổ hợp tên lửa mang TNW Iskander cho Minsk và từ 3-4 sẽ bắt đầu huấn luyện các kíp lái để đến ngày 1-7 sẽ hoàn thành việc triển khai TNW ở Belarus.Giới lãnh đạo Nga, bao gồm ông Putin, đã nhiều lần nhắc tới mối đe dọa vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh ở Ukraine. Ảnh: scmp.comỞ những nơi khácCàng đáng lo ngại hơn khi thế giới hiện không chỉ một mối hiểm họa xung đột hạt nhân ở Ukraine. Một vấn đề nóng khác là các vụ thử hạt nhân dồn dập của CHDCND Triều Tiên thời gian qua. Mới đây nhất, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap 28-3 dẫn nguồn truyền thông nhà nước Triều Tiên nói trong các ngày 25 tới 27-3, Triều Tiên lại thử thiết bị không người lái dưới nước có năng lực hạt nhân. Bản tin cho biết thiết bị này đã di chuyển ở biển Nhật Bản trong hơn 40 tiếng và đến sáng 27-3 đã tiếp cận mục tiêu ngoài khơi tỉnh Hamgyongbukto của Triều Tiên, nơi nó đã kích nổ thành công "đầu đạn thử nghiệm". Ngoài ra, "nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã ra lệnh tăng cường sản xuất nguyên liệu hạt nhân cấp độ vũ khí nhằm nâng cao tiềm năng hạt nhân của đất nước", tờ Tin tức (Nga) 28-3 bổ sung.Tháng 9-2022, Triều Tiên đã thông qua luật đưa ra các điều kiện để Bình Nhưỡng có thể sử dụng vũ khí hạt nhân, bao gồm cả "tiến hành cuộc tấn công phủ đầu trong một số trường hợp nhất định". Một trong những lý do Bình Nhưỡng theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân, theo hãng thông tấn nhà nước KCNA, là nhằm đối phó với những khiêu khích của Mỹ và đồng minh mà hình thức và nội dung trên thực tế là để "xâm chiếm" Triều Tiên.Các vòng xoáy căng thẳng cứ thế leo thang: Mỗi khi Mỹ và Hàn Quốc quyết định đáp trả thử nghiệm của Triều Tiên bằng các cuộc tập trận mới thì Bình Nhưỡng lại có động thái trả đũa. Lời kêu gọi Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đối thoại có vẻ khó khả thi khi phía Mỹ không "xuống giọng". Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong Sop ở Seoul vào cuối tháng 1-2023, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố Washington "sẵn sàng sử dụng cả vũ khí hạt nhân và thông thường để bảo vệ Hàn Quốc".Triều Tiên vẫn tiếp tục thử nghiệm các vũ khí hạt nhân mới. Ảnh: NBCTrong khi đó ở Trung Đông, quan hệ căng thẳng suốt hơn 4 thập niên giữa Israel và Iran cũng luôn tiềm ẩn nguy cơ chiến tranh hạt nhân: các chương trình phát triển hạt nhân của Tehran bị Tel Aviv cho là đe dọa an ninh của họ.Tình hình đặc biệt nóng lên gần đây sau sự cố đêm 29-1-2023 tại Iran: vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy được cho là sản xuất UAV Shahed của Bộ Quốc phòng Iran tại thành phố Isfahan, rồi báo động phòng không tại các thành phố Dizful và Rasht ở phía tây và phía bắc đất nước, chưa kể vụ hỏa hoạn ở nhà máy lọc dầu thuộc thành phố công nghiệp Shahid Salimi, tỉnh Đông Azerbaijan.Cho đến nay chưa có bên nào nhận trách nhiệm về vụ tấn công bằng máy bay không người lái, nhưng dễ hiểu tình nghi số một là Israel và Mỹ. Một số phương tiện truyền thông nhắc tới tuyên bố của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chỉ vài giờ trước vụ tấn công ở Iran, về việc Israel sẽ có "hành động lập tức" vào tối 28-1 để "chống khủng bố"."Mối đe dọa Iran" cũng đã được Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đề cập hồi cuối tháng 1-2023, và một tuần trước, Giám đốc CIA William Burns họp kín với người đứng đầu cơ quan mật vụ Israel Mossad David Barnea. Mỹ và Israel cũng tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn với hơn 7.000 người tham gia.Ngày 8-3, trả lời phỏng vấn hãng truyền thông đối lập với Tehran, Iran International, ông Netanyahu nhấn mạnh: "Một cuộc chiến tranh hạt nhân khủng khiếp sẽ nổ ra nếu cộng đồng thế giới không ngăn cản Iran sở hữu vũ khí hạt nhân", và "châu Âu và Mỹ cuối cùng đã nhận ra mối nguy hiểm mà Iran gây ra cho toàn thế giới".Trong tình hình mà Hội đồng Bảo an LHQ hầu như không thể nhất trí được bất kỳ vấn đề lớn nào của thế giới, nhân loại có lẽ chưa bao giờ gần một cuộc xung đột hạt nhân như hiện giờ kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba 1963.■ Cơ quan Nguyên tử năng quốc tế (IAEA) từng báo cáo Iran "đã làm giàu uranium ở mức 84%", mà theo các chuyên gia, chỉ cần làm giàu uranium thêm 6% nữa là nước này sẽ có thể bắt đầu chế tạo bom hạt nhân. Ngày 25-3, Iran International cho biết trong chuyến thăm London ngày 24-3, ông Netanyahu nói với Thủ tướng Anh Rishi Sunak rằng Israel không loại trừ tấn công phủ đầu nếu Iran làm giàu uranium tới cấp độ vũ khí là 90%.Yếu tố quan trọng khác buộc nội các của ông Netanyahu gấp rút hành động là bất ổn ở chính Israel. Hơn 600.000 người Israel đã xuống đường chỉ riêng vào cuối tuần qua do không hài lòng với kế hoạch cải cách ngành tư pháp của chính phủ, khiến ông Netanyahu phải rút lại kế hoạch này. Tags: Vũ khí hạt nhânBộ năng lượngNhà máy điện hạt nhânLò phản ứng hạt nhânChiến tranh hạt nhânTổ hợp tên lửaThử hạt nhânLàm giàu uraniumBom hạt nhânPhản ứng hạt nhânKievNga
Khách đông kín sân bay Tân Sơn Nhất, đứng nằm ngồi vật vã, xếp hàng dài vô tận CÔNG TRUNG 24/01/2025 Chen chúc, nhích từng chút để chờ làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất. Bên trong nhà ga khan ghế ngồi, khách nằm vật vạ dưới đất để chờ hãng thông báo giờ bay mới sau nhiều giờ chậm chuyến (delay).
Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng: Quẫn trí, suy sụp nhưng muốn cảm ơn cả xã hội đã quan tâm THÁI BÁ DŨNG 25/01/2025 Vợ nam shipper xấu số ở Đà Nẵng nói tới thời điểm này, cả gia đình vẫn không ai tưởng tượng lại được quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ như vậy.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Ùn ứ trên quốc lộ 1, xe cộ nhích từng chút thành vệt sáng dài giữa đêm NGUYỄN HOÀNG 24/01/2025 Khuya 24-1, tuyến quốc lộ 1 (đoạn qua thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa) ùn ứ kéo dài, xe cộ khó khăn nhích từng chút một.