TTCT - Trong cuộc đối đầu gay gắt giữa chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Trump và hệ thống đại học tinh hoa nước này, nổi lên là những khoản tiền rất lớn các trường này nhận từ ngân sách chính phủ. Ảnh: The New Arab Ông Trump đang dùng những khoản tiền này để gây sức ép buộc các trường phải tuân phục. Vì sao có những món tiền lớn như vậy; các trường nhận rồi làm gì?Chỉ tính riêng Đại học Harvard đã nhận khoảng 9 tỉ đô la từ ngân sách liên bang, trong đó 7 tỉ rót về cho 11 bệnh viện dưới sự quản lý của Harvard ở Boston và Cambridge và 2 tỉ là các khoản cấp cho hoạt động nghiên cứu. Hay khi có tin Chính phủ Mỹ đóng băng 1 tỉ đô la cho trường Cornell, trường này nói tiền này là dành cho các dự án nghiên cứu vật liệu mới cho động cơ phản lực, mạng thông tin quy mô lớn, ngành robot, chất siêu dẫn, liên lạc ngoài không gian và nghiên cứu ung thư. Trong năm tài chính 2023, tiền trợ cấp cho các dự án nghiên cứu và phát triển từ chính phủ liên bang rót vào các đại học lên đến 60 tỉ đô la.Có đi có lạiNhư vậy tiền Chính phủ Mỹ cấp cho trường đại học không phải để trợ cấp giảm học phí cho sinh viên; mà chủ yếu rót vào các dự án nghiên cứu cụ thể trong nhiều lĩnh vực. Dĩ nhiên sẽ có nhiều dự án thất bại, kết quả thu về là con số không, nhưng cũng có những dự án thành công và Chính phủ Mỹ sẽ là nơi hưởng thành quả nghiên cứu. Năm 1980, Quốc hội Mỹ sửa luật để chuyển quyền khai thác bằng sáng chế từ các nghiên cứu có nhận tài trợ của chính quyền liên bang về lại cho trường đại học, càng kích thích nhiều nghiên cứu có thể ứng dụng vào cuộc sống.Đây là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Chính phủ Mỹ muốn dựa vào các tài năng trong hệ thống đại học để ươm mầm các phát minh, từ vũ khí quân sự đến điều trị bệnh, từ thám hiểm không gian đến nâng năng suất lúa mì. Vì thế họ sẵn sàng rót nhiều tỉ đô la vào các trường đại học để duy trì các nghiên cứu tốn kém nhưng cần thiết.Ngược lại, trường đại học nhờ ngân sách này mà xây dựng được các phòng thí nghiệm tối tân nhất thế giới, thu hút các giáo sư hàng đầu trong mọi lĩnh vực, và sinh viên giỏi từ khắp thế giới. Họ vừa đào tạo vừa hưởng thành quả từ quá trình đào tạo này. Mối quan hệ giữa chính phủ và trường đại học đã khai sinh ra mô hình đại học nghiên cứu, biến các trường lớn của Mỹ thành nơi tiên phong trong cách tân khoa học và công nghệ, sản sinh ra những nhà khoa học đoạt giải Nobel nhiều nhất thế giới.Cả mô hình sẽ thay đổi?Ngay cả các dự án lớn như dự án Manhattan chế tạo bom nguyên tử với chi phí lên đến 2 tỉ đô la thời đó (hơn 30 tỉ đô la ngày nay) cũng xuất phát từ công trình của các nhà khoa học làm việc ở các trường Berkeley, Columbia, Chicago… Từ các phòng thí nghiệm đại học, radar quân sự mới ra đời vào những năm 1940. Mã nguồn cho máy tìm kiếm Google cũng được viết tại trường đại học vào thập niên 1990. Đại học Johns Hopkins thì nổi tiếng nhờ nghiên cứu về y học, nhưng đến một nửa trong 3,3 tỉ đô la ngân sách liên bang cấp cho trường này vào năm tài chính 2023 là từ Bộ Quốc phòng. Chính đại học này đã phát minh ra ngòi nổ bom kích hoạt bằng sóng vô tuyến dùng trong quân sự.Nay ông Trump muốn cắt các khoản ngân sách này để ép trường đại học từ bỏ các hoạt động và quan điểm ông cho là cấp tiến thái quá, làm các trường đi chệch sứ mệnh đào tạo thế hệ trẻ thành công dân tốt. Đây là vấn đề gây tranh cãi; nhiều trường phản kháng nhưng quan trọng ở chỗ nếu cắt ngân sách chính phủ, mô hình hệ thống hiện tại sẽ thay đổi. Lúc đó trường đại học sẽ phải ngưng chức năng hướng đến phát minh kiến thức mới, mà chỉ còn là nơi duy trì và truyền đạt kiến thức đã có. Hệ thống đại học nghiên cứu và đào tạo có nguy cơ chỉ còn hoạt động đào tạo.Trong quá khứ đã có những giai đoạn tiền từ ngân sách liên bang rót cho trường đại học chững lại vì nhiều lý do. Chẳng hạn trong cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam, làn sóng phản chiến lan rộng trong giới sinh viên. Chính quyền Mỹ lúc đó cho rằng tại sao phải dùng tiền đóng thuế của người dân trợ cấp cho các nơi đang chống lại chính sách của chính phủ. Những đợt khủng hoảng kinh tế cũng làm nguồn tiền này cạn bớt.Nay không rõ lời đe dọa cắt hết ngân sách của Tổng thống Trump có được thực thi và kéo dài không bởi ông đã nhiều lần thay đổi quyết định trong nhiều lĩnh vực. Nhưng cũng như các nước phải tìm đối tác thương mại khác để bù đắp thị trường Mỹ bấp bênh, các đại học Mỹ có lẽ đang tìm nguồn tài trợ thay thế từ khu vực tư nhân, nhất là từ doanh nghiệp công nghệ, để tiếp tục con đường nghiên cứu. ■ Bạn đang đọc trong chuyên đề "Tự chủ đại học Tiếp theo Tags: Tổng thống trumpChính quyền MỹNgân sáchNghiên cứuĐại học Mỹ
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Chủ tịch Quốc hội nói về 'kỳ họp lịch sử, quyết định các vấn đề lịch sử' THÀNH CHUNG 04/05/2025 Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, quyết định những vấn đề mang tính lịch sử cho sự phát triển của đất nước.
Xuất hiện đại gia đứng sau VNPAY, nắm tới 99,99% vốn ông lớn này BÌNH KHÁNH 04/05/2025 Cơ cấu cổ đông của VNPAY được cập nhật gần đây với sự thay đổi đáng kể. Theo đó, "ông lớn" trung gian thanh toán này do Công ty cổ phần Tập đoàn Cuộc sống Việt nắm tới 99,99% vốn điều lệ.
Sau câu nói của bà Hoàng Thị Thúy Lan, ông Hậu 'Pháo' được giảm 200 tỉ tiền đất THÂN HOÀNG 04/05/2025 Sau ý kiến của bí thư Hoàng Thị Thúy Lan, ông Hậu "Pháo" đã chi tiền tỉ lo lót nhiều lãnh đạo ở Vĩnh Phúc để được giảm giá đất dự án chợ đầu mối từ 700 tỉ xuống còn 500 tỉ, gây thiệt hại ngân sách nhà nước 200 tỉ.
Ông Putin: Luôn nghĩ về người kế nhiệm, cảm ơn các biện pháp trừng phạt từ phương Tây NGỌC ĐỨC 04/05/2025 Truyền hình quốc gia Nga công chiếu phim tài liệu kỷ niệm 25 năm ông Vladimir Putin bước lên vũ đài chính trị trong tư cách người lãnh đạo nước này.