TTCT - Phát biểu của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 3-1 khi nhậm chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) 6 tháng đầu năm 2025 Phát biểu của Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk hôm 3-1 khi nhậm chức chủ tịch luân phiên Hội đồng Liên minh châu Âu (EU) 6 tháng đầu năm 2025: "Nếu châu Âu bất lực, châu Âu sẽ không tồn tại. Chúng ta hãy làm mọi thứ để châu Âu mạnh mẽ trở lại", phản ánh cả những ưu tư và ưu tiên của EU.Ảnh: Business PostLàm thế nào mà Ba Lan, trước kia được cho là "cái gai trong mắt chính trường EU", nay lại trở thành "quốc gia ủng hộ châu Âu nhất trên lục địa", như theo lời của chính ông Tusk được Euronews 3-1 ghi lại?Tồn tại kinh tếCó phải do tình trạng suy yếu chung của châu Âu mà Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, hôm thứ hai 6-1, khi họp đầu năm với các đại sứ Pháp tại Điện Elysée, đã cảnh báo thách thức tới đây, éo le thay không phải từ Matxcơva hay Bắc Kinh, mà là Washington: "Liệu việc Tổng thống Trump đắc cử có đồng nghĩa với bất ổn hơn nữa không?… Tôi sẽ tương đối thận trọng. Từ năm 2016 đến 2020, nước Pháp đã biết cách làm việc với Tổng thống Trump. Thành ra, chúng ta biết những bất đồng là về vấn đề gì".Ông Macron cũng thừa nhận một thực tế phũ phàng: "Kể từ năm 2011, các tổng thống nối tiếp của Mỹ đều nói với chúng ta một điều. Ưu tiên của họ trước hết là nước Mỹ, sau đó là mối quan hệ với Trung Quốc. Châu Âu có một vị trí khác rồi". Từ đó, ông căn dặn các đại sứ của Pháp hãy tỉnh táo để nhìn thấy điều đó để "thích ứng".Ông huấn thị các đại sứ phải nghĩ lại về trao đổi thương mại, phải triệt để thức tỉnh để không trở thành "những kẻ ngây thơ vĩ đại của lịch sử". Theo ông, nếu không có thương mại công bằng thì không thể có khả năng sản xuất cạnh tranh, và đây là điều mà người Trung Quốc và người Mỹ đang làm cho chính họ. Do đó, ông nhấn mạnh: "Phải bảo vệ tính châu Âu trong nền sản xuất của chúng ta".Ông nêu ví dụ xe điện, mà theo ông nếu không dứt khoát, các nhà sản xuất châu Âu rồi sẽ thành hãng gia công cho Trung Quốc. Ông muốn châu Âu và Pháp phải bảo vệ được năng lực sản xuất châu Âu ở những phân khúc sản xuất có giá trị cao, bởi lẽ "tôi không hiểu nổi khi mà các quy định của WTO không còn được Trung Quốc hay Hoa Kỳ tôn trọng nữa, chúng ta vẫn tiếp tục nghe theo".Tồn tại an ninhVụ thảm sát ở chợ Giáng sinh Magdeburg vẫn còn ám ảnh Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong thông điệp đầu năm: "5 người bị hạ sát một cách tàn nhẫn. Hơn 200 người bị thương, nhiều người bị thương nặng... Làm sao một kẻ tấn công mất trí có thể gây ra nhiều đau khổ như vậy?". Cũng đáng lo ngại không kém là những hoang tin sau đó, trong một bầu không khí bất an chung trên cả châu lục. Cũng lời ông Scholz: "Chỉ mất vài phút (sau vụ tấn công) để những tin đồn hoang đường bắt đầu lan truyền trên Internet và mạng xã hội. Rõ ràng, các cơ quan an ninh đã không thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp, điều này sẽ được điều tra và khắc phục".Mối lo an ninh đó không chỉ là cuộc chiến lớn đang diễn ra giữa lòng châu Âu ở Ukraine, mà còn là an ninh sát sườn của từng nước châu Âu. Thiệt ra, những gì ông Macron trình bày trong cuộc họp đầu năm với các đại sứ Pháp nói trên hay lo ngại của ông Scholz nằm trong khuôn khổ một kế hoạch chung của EU nhằm "đảm bảo một châu Âu an toàn và an ninh hơn".Kế hoạch này bao gồm yêu cầu tăng cường an ninh biên giới chung: "Để xây dựng biên giới chung vững chắc hơn, EU sẽ đưa vào hoạt động một hệ thống quản lý biên giới hoàn chỉnh bằng kỹ thuật số, triển khai một cách tiếp cận quản lý biên giới tích hợp, phát triển, cùng Chiến lược chính sách thị thực EU, đảm bảo một khu vực Schengen hoàn chỉnh và hoạt động đầy đủ".Có thể tham khảo buổi điều trần của ông Magnus Brunnet, Cao ủy Nội vụ và di dân của EU. Trước hết, EU sẽ tăng gấp ba số nhân viên biên phòng và duyên phòng hiện đang là 30.000 người. Hiện ngoài lượng di dân nhập cư lậu từ Địa Trung Hải, còn có luồng nhập cư từ Đông Âu, do đó, theo ông Brunnet, bộ luật biên giới Schengen và quy định về khủng hoảng và bất khả kháng cần được xem xét lại, bắt đầu bằng việc triển khai số hóa thủ tục cấp thị thực, thiết lập nền tảng chung cho đơn xin thị thực EU. Nôm na mà nói, sẽ không còn cảnh đi "luông tuồng" từ đầu này sang đầu kia châu Âu mà không phải kiểm tra ở biên giới từng nước nữa.Một nền quốc phòng chung?Năm 2024 thật sự nhiều sóng gió với EU, mà một trong những thách thức nghiêm trọng nhất là tình hình địa chính trị thay đổi nhanh chóng, buộc khối này phải chuẩn bị để ứng phó. Năm vừa qua, EU đã lần đầu tiên hướng đến việc hình thành một đầu mối quốc phòng chung, bắt đầu bằng đề xuất bổ nhiệm Cao ủy Công nghiệp quốc phòng do Chủ tịch EC Ursula Von der Leyen đưa ra hồi tháng 2-2024.Vị cao ủy này sẽ đóng vai trò quan trọng trong giải quyết tình trạng phân mảnh của các ngành công nghiệp quốc phòng ở nhiều quốc gia thành viên EU như hiện tại. Bằng cách tập trung mua sắm và chuẩn hóa thiết bị (theo tiêu chuẩn NATO), EU có thể đạt được quy mô kinh tế và khả năng tương tác giữa các ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia, giúp chính sách quốc phòng của khối linh hoạt hơn.Điều này không chỉ tăng cường năng lực quốc phòng của EU, mà còn là cam kết mạnh mẽ với an ninh tập thể và thúc đẩy trụ cột châu Âu trong NATO. Tuy nhiên, để phá vỡ các rào cản quốc gia và thúc đẩy hợp tác hiệu quả, ngân sách được phân bổ cho Ủy ban Công nghiệp quốc phòng mới phải là đáng kể. Bất kỳ khoản nào ít hơn hàng chục tỉ euro đều không đủ để tạo ra động lực cần thiết (trên nền tảng Chương trình công nghiệp quốc phòng châu Âu hiện nay).Ngày 1-12-2024, Cao ủy về quốc phòng và không gian của EU Andrius Kubilius (người Lithuania, từng hai lần làm thủ tướng nước này), khi điều trần trước Nghị viện châu Âu, đã loan báo ngành công nghiệp quốc phòng EU cần thêm 500 tỉ euro trong thập kỷ tới để duy trì sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu hiện tại. Để huy động số tiền đó, EU sẽ phải xem xét tối ưu hóa hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên, tăng đầu tư quốc gia và tận dụng các khả năng tài chính linh động, trong đó Ngân hàng Đầu tư châu Âu phải đóng vai trò lớn hơn trong tài trợ quốc phòng. ■ Theo kế hoạch 5 năm 2024-2029 của EC, 7 ưu tiên chính trị sắp tới của châu Âu sẽ là: (1) Kế hoạch mới cho sự thịnh vượng và khả năng cạnh tranh bền vững của châu Âu; (2) Kỷ nguyên mới cho quốc phòng và an ninh châu Âu; (3) Hỗ trợ người dân, củng cố xã hội và mô hình xã hội của châu Âu; (4) Duy trì chất lượng cuộc sống: an ninh lương thực, tài nguyên nước và thiên nhiên; (5) Bảo vệ dân chủ, duy trì các giá trị của châu Âu; (6) Một châu Âu toàn cầu: Tận dụng sức mạnh và quan hệ đối tác của châu Âu; (7) Cùng thực hiện và chuẩn bị liên minh cho tương lai. Tags: Liên minh châu âuChâu ÂuQuốc phòngBiên giớiAn ninh
Tin tức thế giới ngày 23-1: Ông Trump dọa áp thuế và trừng phạt Nga, tàu ngầm gãy đôi ở Tây Ban Nha DUY LINH 23/01/2025 Ông Trump dọa áp thuế và trừng phạt nếu Nga không đạt thỏa thuận với Ukraine; Pháp và Đức bàn cách đối phó thuế quan dưới thời ông Trump; Tàu ngầm gãy đôi ngoài khơi Tây Ban Nha là một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng 23-1.
Bộ Công an nói về trường hợp 'không chấp hành đèn tín hiệu để nhường đường cho xe cấp cứu' HỒNG QUANG 23/01/2025 'Việc không chấp hành tín hiệu đèn giao thông để nhường đường cho xe cấp cứu, xe ưu tiên trong trường hợp tình thế cấp thiết sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính', Bộ Công an khẳng định.
Vụ nam shipper Đà Nẵng nghi bị đánh chết: Cuộc gọi, tin nhắn giữa shipper với khách tiết lộ điều gì? THÁI BÁ DŨNG 22/01/2025 Bức xúc vì khách chậm thanh toán, nam shipper Đà Nẵng và nữ khách hàng đã cự cãi. Bên mua hàng lên app đánh 'sao xấu' khiến shipper đối diện mức phạt 500.000 đồng.
Tin tức sáng 23-1: Sẵn sàng nhiều phương án đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết và các lễ hội TUỔI TRẺ ONLINE 23/01/2025 Một số tin tức đáng chú ý: Bình Phước xử lý nghiêm những lỗi vi phạm dịp sát Tết; Nam Định duy trì 5 vòng đảm bảo an ninh trật tự Lễ hội khai ấn Đền Trần; Thêm công cụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng...