Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh

Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11-7) năm 2025, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã đề xuất hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật với gia đình sinh con một bề, có hai con gái.

khuyến sinh - Ảnh 1.

Vợ chồng hạnh phúc vì gia đình đã sinh “đủ nếp đủ tẻ” - Ảnh: DUYÊN PHAN

Tại sao lại có đề xuất này, bởi vì ở nước ta hiện nay có tình trạng mất cân bằng giới tính.

Và vấn đề quan trọng nhất bây giờ là làm sao tăng tỉ suất sinh, làm sao cho giới trẻ muốn kết hôn, muốn sinh con và sinh từ hai con trở lên.

Để giải quyết bài toán này cần sự nỗ lực của không chỉ hệ thống chính trị mà cả mỗi gia đình, mỗi công dân, không chỉ bằng một vài giải pháp đơn lẻ mà cần có một hệ thống các giải pháp liên ngành, đồng bộ, đủ mạnh và liên tục.

Một quốc gia có tỉ lệ sinh quá thấp sẽ đưa đến những hệ quả rất tiêu cực về tất cả các lĩnh vực, như dân số sẽ nhanh chóng già hóa, thiếu lực lượng lao động, năng suất lao động thấp, phải nhập khẩu lao động từ nước ngoài, cơ cấu xã hội trở nên lỏng lẻo; người già nhiều hơn dẫn đến hệ thống an sinh xã hội phải chịu gánh nặng...

Trước tình hình đó, hầu hết các quốc gia phát triển đều xây dựng một hệ thống khuyến sinh bao gồm nhiều chính sách và giải pháp khác nhau nhằm khuyến khích người trẻ kết hôn, muốn sinh con và sinh đủ hai con.

Gọi là hệ thống khuyến sinh có nghĩa là Nhà nước đưa ra nhiều giải pháp. Những giải pháp này liên thông và hỗ trợ nhau, chúng bao gồm ba lĩnh vực: 1) tuyên truyền, vận động, khuyến khích, động viên, khen thưởng; 2) hỗ trợ kinh tế - tài chính; 3) hỗ trợ thông qua an sinh xã hội; trong đó giải pháp kinh tế được đề cao, chẳng hạn năm 2024 tại Hàn Quốc, mỗi phụ nữ sinh con sẽ nhận được 2 triệu won (35 triệu VND) và mỗi tháng được 300.000 won (5,5 triệu VND).

Người dân Nhật Bản sẽ nhận được 100.000 yen (khoảng 21 triệu đồng) cho đứa con đầu tiên, 150.000 yen (gần 31 triệu đồng) cho đứa con thứ hai và 400.000 yen (khoảng 82,5 triệu đồng) cho đứa con thứ ba.

Có một thực tế là tổng tỉ suất sinh của Việt Nam đang ở mức thấp kỷ lục và tiếp tục xu hướng giảm.

Năm 2024, tỉ suất sinh chỉ còn 1,91 con/phụ nữ, thấp nhất trong lịch sử nhân khẩu học của nước ta, trong đó có 9 tỉnh thành (theo cơ cấu hành chính cũ) có mức sinh rất thấp dưới 1,6%, trong đó TP.HCM (trước sáp nhập) có mức sinh thấp nhất cả nước là 1,32 con trên một phụ nữ và có xu hướng tiếp tục giảm.

Việt Nam đã nhận ra nguy cơ này và đã ban hành một số chính sách quan trọng như bãi bỏ quy định về việc xử lý kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba, miễn học phí cho trẻ mầm non và học sinh công lập.

Tuy nhiên, những chính sách này là chưa đầy đủ, chưa thành hệ thống và chưa đủ mạnh. Hiện nay một số địa phương cũng có những chính sách khuyến sinh như TP.HCM hỗ trợ 3 triệu đồng cho phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi, một số tỉnh thành khác hỗ trợ khoảng 1 triệu đồng.

Theo Luật Bảo hiểm, chồng đang đóng bảo hiểm có vợ sinh con sẽ được nghỉ ít nhất 5 ngày làm việc, và nhiều nhất 10 ngày nếu vợ sinh đôi, trong trường hợp vợ sinh từ 3 con trở lên thì mỗi con chồng sẽ được nghỉ thêm 3 ngày.

Vì vậy một câu hỏi đặt ra là Việt Nam có cần thiết xây dựng một chế độ khuyến sinh hay không? Câu trả lời là có và càng sớm càng tốt.

Cần một chính sách đồng bộ về khuyến sinh - Ảnh 2.Người trẻ ngại kết hôn sinh con vì 'nghèo' hay còn lý do khác?

Tỉ lệ kết hôn ở nhiều quốc gia, đặc biệt trong giới trẻ, đã giảm mạnh. Liệu vấn đề tài chính có phải lý do chính khiến nhiều người trẻ chọn lối sống độc thân?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên