TTCT - Chuyện thay đổi ngôn ngữ cho bớt tính phân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày càng mang tính hình thức, chẳng có tác dụng gì và nhiều lúc đi vào chỗ quá đáng. Blacklist (danh sách đen) thật ra chẳng liên quan gì đến phân biệt chủng tộc. Ảnh: CNNVí dụ mới nhất của một nước Mỹ đang trải qua nhiều thay đổi sau mấy tháng trời cả nước sôi sục chuyện biểu tình phản đối nạn phân biệt chủng tộc là giới địa ốc bỗng dưng thấy từ "master bedroom" - phòng lớn nhất trong ngôi nhà nhiều phòng ngủ - nghe có vẻ chủ tớ, thôi không dùng nữa; họ đề nghị loại phòng này nay gọi là "primary bedroom" cho lành!Trên bài viết về đề tài này của tờ New York Times, nhận xét của một độc giả được nhiều người tán đồng nhất viết: “Bằng Master (thạc sĩ): dẹp; Masterpiece (tuyệt tác): dẹp; Master of Ceremonies (người giới thiệu chương trình, MC): dẹp. Khỏe, thế là đã giải quyết xong nạn phân biệt chủng tộc”. Một số nhận xét khác cũng cay đắng không kém: “Trời đất. Thế những ai lấy được bằng master hay học thành thạo một nghề (master a trade) đều phải cảm thấy xấu hổ sao?”.Thật ra “master bedroom” không liên quan gì đến vấn đề chủng tộc. Từ năm 1926 nó đã được các công ty địa ốc dùng để quảng cáo nhấn mạnh sự sang trọng của các tòa nhà. Hãng Sears phổ biến cách dùng này trong các cuốn catalog giới thiệu các căn nhà kiểu mới, nhấn mạnh loại nhà rộng rãi ở các khu ngoại ô so với nhà trong thành phố chật hẹp.Trong bối cảnh tìm cách ủng hộ phong trào Black Lives Matter, Hiệp hội địa ốc Houston đi trước, tuyên bố từ giờ họ không dùng cụm từ “master bedroom” vì có thành viên e ngại cụm từ này gợi lên ý phân biệt, cả phân biệt chủng tộc lẫn phân biệt giới tính. Tranh luận nổ ra; John Legend - một ca sĩ da đen nổi tiếng - cho rằng cứ chăm chăm vào các tiểu tiết như thế sẽ không bao giờ giải quyết các vấn đề thật sự như các dự án địa ốc có tạo thuận lợi cho người da đen mua hay không.Trước đó người ta còn tra soát nhiều từ khác để tránh mang tiếng kỳ thị. Chúng ta ắt đã quen với cách nói “đưa vào sổ đen” - tiếng Anh cũng có cụm từ “blacklist” với ý nghĩa tương tự. Trong công nghệ, từ “blacklist” được dùng để chỉ một nhóm có thể là địa chỉ email, địa chỉ IP hay địa chỉ các trang web bị chặn; ngược lại, danh mục “whitelist” là an toàn, được cho qua. Dĩ nhiên các từ này đâu liên quan gì đến vấn đề chủng tộc nhưng vẫn có người lập luận như thế vô hình trung đã xem “black” là xấu, là bị chặn còn “white” là tốt, là an toàn. Thế nên trong các dự án công nghệ, mọi người bảo nhau nên dùng “blocklist” và “allowlist” cho chắc ăn.Ngay trong giới báo chí cũng có tâm lý tự rà soát này: tờ Los Angeles Times bỗng dưng quyết định từ “looter” (kẻ hôi của) có hàm ý phân biệt chủng tộc nên yêu cầu phóng viên hạn chế dùng, ai muốn dùng phải bàn trước với sếp trực tiếp. Một tờ báo, khi đưa tin này đã nhẹ nhàng hỏi, thế phải gọi những kẻ đó là gì, “những người đi mua hàng không trả tiền” chăng? Giới đại học thì có Trường Harvard đổi chức danh vị giáo sư phụ trách các tòa nhà ký túc xá, không gọi là “House Master” nữa. Nay họ còn bị áp lực phải đổi tên ủy ban cựu sinh viên góp ý vào việc chọn hiệu trưởng, không được gọi là “Board of Overseers” nữa vì có ý kiến cho rằng “overseers” thời trước dùng để chỉ các cai đồn điền được thuê để cai quản dân nô lệ.Từ chuyện phân biệt chủng tộc, người ta cũng đòi đổi nhiều từ khác vì phân biệt giới tính như từ “guy” dùng theo nghĩa “các bạn”. Đội bóng Washington Redskins phải đổi tên vì từ “redskin” bị thổ dân da đỏ cho là mang tính miệt thị và đội bóng Texas Rangers đang chịu áp lực phải đổi tên tương tự vì rangers từng được dùng cho một tổ chức có quá khứ bạo lực, bài ngoại.Thậm chí từ “pinic” cũng bị lên án là kỳ thị chủng tộc; người phản đối từ này lý giải thời còn nô lệ, dân miền nam nước Mỹ thường tổ chức pinic, tức tụ tập ăn uống ngoài trời nhưng đi kèm lại là chuyện lynching (hành hình dân da đen). Tờ New York Times còn có một bài viết giải thích vì sao từ nay mỗi khi dùng từ black để chỉ dân da đen họ sẽ viết hoa hết; white - da trắng thì không.Đạo diễn Oliver Stone với các phim nổi tiếng như Platoon, Natural Born Killers phải than thở trong một bài trả lời phỏng vấn gần đây, nói giờ này mà ông làm phim, chắc không qua nổi: “Tôi sẽ bị phỉ báng, tôi sẽ bị tấn công. Bị bêu xấu”.Có lẽ nhà văn Malcolm Gladwell sẽ có nhận định tương tự. Tác phẩm nổi tiếng của ông năm 2000 The Tipping Point (được dịch sang tiếng Việt thành Điểm bùng phát) nay cũng là cụm từ bị phản ứng. Những người phản ứng nói rằng tipping point để chỉ một cột mốc khi có quá nhiều người da đen vào ở một khu nhà nào đó và dân da trắng bắt đầu dọn đi - vì thế cụm từ này phải bị gạch bỏ, dù đó là cách dùng từ vào tận những năm 1950!■ Tags: Phân biệt chủng tộcChủ nghĩa phải đạoBlack Lives Matter
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đẩy mạnh đột phá về thể chế vì đó là 'đột phá của đột phá' TỔNG BÍ THƯ TÔ LÂM 24/01/2025 Chiều 24-1, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài phát biểu quan trọng bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII sau gần 2 ngày làm việc.
Điều động bí thư Tỉnh ủy Phú Yên làm phó trưởng Ban Kinh tế trung ương NGỌC AN 24/01/2025 Bộ Chính trị có quyết định điều động, phân công, bổ nhiệm ông Phạm Đại Dương - bí thư Tỉnh ủy Phú Yên - giữ chức vụ phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu qua đời chiều 24-1 HỒNG HÀ 24/01/2025 Thông tin từ Bộ Y tế cho hay nguyên bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu đã qua đời lúc hơn 17h chiều 24-1 tại Hà Nội.
Cục Điện ảnh yêu cầu cắt cảnh Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu phim Thái 404 Chạy ngay đi Đ.DUNG 24/01/2025 Cục Điện ảnh cho rằng đoạn Uyển Ân trong trang phục đạo Mẫu của người Việt xuất hiện ở phim 404 Chạy ngay đi 'không sai phạm nhưng cắt để tránh gây hiểu sai về ý nghĩa và giá trị di sản'.