TTCT - Tiền “tip”, tiền “boa”, hay tiền trà nước mỗi khi bạn đi ăn ở hàng quán đã trở thành thói thường tại nhiều nước. Nhưng thói quen thời hiện đại lan ra từ nước Mỹ này đang vấp phải sự phản đối và cả một phong trào đòi chấm dứt việc cho tiền tip như một thủ tục bắt buộc. Minh họa: Đức TríỞ Mỹ, thậm chí có cả một danh sách hướng dẫn cụ thể có thể tìm thấy trên nhiều trang web về việc cho bao nhiêu tiền tip trong những lần bạn được phục vụ.Chẳng hạn trang emilypost.comm chuyên đưa ra những lời khuyên về lối sống liệt kê: cho các bữa ăn ngồi tại bàn là 15-20%; tiệc đứng (buffet) 10%; mua mang về 10-15%; quán bar 1-2 USD mỗi ly; đi vệ sinh 0,5-3 USD; người giữ xe 2-5 USD; người đóng mở cửa ở các khách sạn 1-4 USD cho việc mang hành lý, 1-2 USD cho việc gọi giúp xe taxi (và thêm 1 USD nếu trời mưa); dọn phòng khách sạn 2-5 USD; taxi 15-20%; matxa, cắt tóc, chăm sóc da mặt... 15-20% (đúng, bạn phải khá giỏi toán để không làm phật lòng người phục vụ ở Mỹ).Tuy nhiên, một thói quen tốt để bày tỏ sự rộng lượng rõ ràng đã dần bị biến thành một hủ tục khi nhiều người phục vụ tại Mỹ bực dọc ra mặt nếu không nhận được những khoản tiền tip tương xứng, dù thái độ của họ không hẳn là sự vòi vĩnh.Lương tối thiểu liên bang quy định với những người làm việc ở nhà hàng có nhận tiền tip chỉ là 2,13 USD mỗi giờ so với lương tối thiểu liên bang chính thức là 7,25 USD mỗi giờ, và những người phục vụ ở Mỹ trông chờ cả vào khoản tiền tip để bù đắp sự chênh lệch.Đó là một hệ thống tuyệt vời cho các chủ nhà hàng nhưng là một tai họa với những người làm bồi bàn, đối tượng có nguy cơ cao gấp ba lần rơi vào cảnh nghèo khó so với các ngành nghề khác, theo một báo cáo của Hội đồng Kinh tế quốc gia Mỹ năm 2014.Dẫu vậy, ngay trong ngành kinh doanh nhà hàng, chiếm 2/3 tất cả khoản tiền tip được trả ở Mỹ, những dấu hiệu thay đổi đã bắt đầu. Hầu như mỗi ngày ở Mỹ đều có những nhà hàng mới tuyên bố không nhận tiền tip và vụ nổi tiếng nhất có lẽ là của nhà hàng Sushi Yasuda ở New York. Chủ nhà hàng đã cấm việc nhận tiền tip và cam kết trả đủ lương cũng như phúc lợi cho nhân viên của mình, một tuyên bố được in thẳng vào trong hóa đơn.Michael Lynn, một học giả ở Trường quản lý khách sạn, Đại học Cornell và là người từng viết 51 nghiên cứu về đề tài này, ước tính nền kinh tế tiền tip ở Mỹ trị giá khoảng 40 tỉ USD mỗi năm, tức gấp đôi ngân sách cho NASA.Nhưng Lynn cũng nghĩ đó là một thói quen xấu: “Tôi nghĩ nhiều người cho tiền tip vì thấy bị bắt buộc làm thế hơn là muốn làm. Điều đó làm phúc lợi chung của xã hội giảm xuống”.Phong tục cho tiền tip không bắt đầu ở Mỹ, nhưng trở thành một hủ tục và lan nhanh ra thế giới từ quốc gia này. Tới đầu thế kỷ 20, một chiến dịch chống cho tiền tip được khởi động và kéo dài tới ngày nay. “Cho tiền tip và những sự thể hiện kiểu quý tộc xa hoa chính là những gì khiến chúng ta rời bỏ châu Âu để đào thoát đến đây” - tác giả William Rufus Scott viết vào năm 1916.Bang Washington cấm việc cho tiền tip vào năm 1909, tiếp theo là các bang Arkansas, Iowa, South Carolina, Tennessee và Georgia. Nhưng các lệnh cấm bị dỡ bỏ năm 1926 và từ đó tới nay thói quen cho tiền trà nước lại chiến thắng. Giờ Mỹ đã là quốc gia thân thiện với tiền tip nhất thế giới, theo Ofer Azar - giáo sư kinh tế học hành vi tại Đại học Ben-Gurion ở Negev, Israel.“Cho tiền tip là vấn đề bởi nó tạo ra đẳng cấp rằng có những khách hàng cao hơn và những người phục vụ thấp kém hơn - giáo sư Azar phân tích - Đó là một phần lý do tại sao tiền tip không tồn tại ở Liên Xô hay Trung Quốc và hiện rất không phổ biến ở các nước Bắc Âu - nơi sự bất bình đẳng là thấp”.Còn nghiêm trọng hơn, ở Fiji, Iceland và nhất là Nhật Bản, việc cho tiền tip còn có thể bị coi là một sự xúc phạm. Giống như Sushi Yasuda, nhiều nhà hàng Nhật Bản làm ăn ở Mỹ in lời xin lỗi khách hàng về việc không nhận tiền tip trên hóa đơn! Ông Riki Hashizume - chủ nhà hàng Riki ở Manhattan, New York - chẳng hạn, nói đã nâng lương cho nhân viên và nâng giá món ăn trong thực đơn lên 15% để đạt mục tiêu không nhận tiền tip.“Tôi tới từ Nhật Bản, tôi có những quan điểm riêng - ông Hashizume nói với báo The Washington Post - Thường chúng tôi không nhận tiền tip ở Nhật”. Ông Hashizume không nói rõ nhưng người Nhật tự hào luôn phục vụ hết lòng, đó là tiêu chuẩn nghề nghiệp của họ và khách hàng không phải thưởng thêm cho điều đó.■ Tags: Lương tối thiểuTiền boaTiền típ
Xe không vào được bãi rác Đa Phước, nguy cơ rác TP.HCM hôm nay không được xử lý LÊ PHAN 23/01/2025 Tối 23-1, cả trăm xe rác không vào bãi rác Đa Phước được, gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải TP.HCM hôm nay không được xử lý.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Lưu Quang, ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.
Bắt bà 'Đậu Thanh Tâm' vì hành vi kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168 DANH TRỌNG 23/01/2025 Bà 'Đậu Thanh Tâm' bị bắt tạm giam với cáo buộc đăng tải một số video clip với thông tin bịa đặt kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168.