TTCT - Đọc bài viết “Nghề giáo quanh tôi”, tôi cám cảnh cho “nghề cao quý” đã vận vào bản thân. Hồi nhỏ tôi học giỏi đứng đầu ở trường cấp I, cấp II, vào cấp III tôi là học sinh lớp phân ban của một trường THPT nổi tiếng thành phố. Năm cuối cấp, cả lớp tôi hầu như ai cũng đăng ký thi vài trường đại học, không ít trong số đó đăng ký vào đại học sư phạm nhưng nhằm dự phòng không đậu trường nào mới vào sư phạm. Phần vì ngại tương lai giáo chức nghèo khó, phần vì chê sư phạm lấy điểm thấp hơn y dược, bách khoa, kinh tế... nên không xứng tầm (!). Không nói thẳng ra, không ít bạn phần coi thường nghề giáo qua những tiêu cực đã chứng kiến thời đi học. Cuối cùng có một bạn học tề tệ trong lớp phân ban, chỉ dư điểm vào sư phạm mà không đủ chuẩn vào trường nào khác, xem như nghề giáo chọn lấy bạn ấy rồi. Hài hước thay, năm ấy bạn đó là người chịu học sư phạm ngành toán có điểm cao nhất nên được học bổng du học Úc. Sau khi tốt nghiệp về nước, bạn này lập công ty tin học ngay thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ nên phất nhanh như diều gặp gió. Bản thân tôi đậu học bổng cả ba trường, chọn học song song hai ngành kinh tế và luật, cũng chối từ sư phạm (vì những lý do trên). Tốt nghiệp đi làm, rảnh rang học tiếp cao học và nhìn sang nghề giáo thấy làm thầy thật oai, không bị gò bó cả ngày nơi công sở, lại có thu nhập/giờ lao động cao hơn nhiều so với mặt bằng chung. Thế là tôi chuyển sang thi vào các trường tuyển giảng viên. Bây giờ tôi đã giảng dạy đại học được khoảng mươi năm, chưa thật xuất sắc song ngay từ đầu đứng lớp đã nhận được nhiều lời khen hơn chê. Tôi nhận ra mình có thể làm tốt công tác chuyên môn do ý thức trách nhiệm chứ chưa thật sự đam mê, mà lẽ ra nghề cao quý rất cần nhiệt tâm cống hiến. Thỉnh thoảng họp lớp cũ, tôi ngại khi nhận mình là giảng viên, không phải xưa kia tôi học kém họ, cũng không vì bây giờ họ có thu nhập cao hơn tôi, mà vì dường như ngoài lý thuyết mình thiếu thực tế sinh động, còn các bạn hiện là doanh nhân hoặc đảm nhận vị trí quản lý ở những tập đoàn đa quốc gia thật năng động, sắc sảo. Khi hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học hay làm khóa luận tốt nghiệp, tôi tự thấy mình chưa rành rẽ thực tế các lĩnh vực đó đến mức có thể hướng dẫn người khác. Làm sao xâm nhập sâu các mảng đó được khi chỉ giảng dạy là chính? Làm sao đủ tự tin tranh luận và bảo vệ chính kiến khi mình chỉ được nghe nói, đọc sách... chứ không phải trải nghiệm hiện thực? Có lẽ nhiều người nhận ra điều này nên giảm sút sự trọng thị nhà giáo (chỉ nói hay chứ chưa chắc làm tốt), có chăng là một chút thương cảm những người dám chọn nghề được cho là vô cùng cao quý thay vì những công việc thường tình nhưng đầy thử thách là lý thú hơn nhiều. Tags: Giảng viênNghề giáoPhản hồiNghề cao quý
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp quỹ đầu tư Mỹ muốn có tổ hợp giải trí đẳng cấp thế giới tại Việt Nam DUY LINH 23/04/2025 Chiều 23-4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Daniel Rosen, giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners, đang có kế hoạch xây tổ hợp giải trí tầm cỡ thế giới tại Việt Nam.
Giá vàng giảm từng phút ÁNH HỒNG 23/04/2025 Tối nay, 23-4, giá vàng giảm từng phút. Chỉ trong hơn 24 tiếng, giá vàng thế giới đã bốc hơi 226 USD/ounce, tương đương giảm 7,12 triệu đồng/lượng.
Thu hồi toàn quốc 12 loại sữa giả DƯƠNG LIỄU 23/04/2025 Ngày 23-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị sở y tế, chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trên cả nước thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
WSJ: Nhà Trắng cân nhắc giảm 50% thuế quan với hàng Trung Quốc KHÁNH QUỲNH 23/04/2025 Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang xem xét cắt giảm thuế đối ứng đối với hàng hóa Trung Quốc, có thể lên đến 50% trong một số trường hợp, nhằm hạ nhiệt căng thẳng với Bắc Kinh.