TTCT- Trong một lần gặp nhau giữa giới sưu tầm tài liệu và các nhà nghiên cứu ở TP.HCM, có người nêu vấn đề: Ý tưởng đặt tên Hồ Chí Minh cho thành phố Sài Gòn xuất phát từ lúc nào? báo Cứu QuốcCó người cho rằng chính thức thì đến kỳ họp thứ 1 (từ ngày 24-6 đến 3-7-1976) Quốc hội khóa 6 (1976-1981), thành phố Sài Gòn mới đổi tên thành TP.HCM. Ý tưởng cho ra đời cái tên TP.HCM bắt đầu từ lúc nào cũng là nội dung có sức quyến rũ cả giới nghiên cứu lẫn giới sưu tầm tài liệu.Nhà sưu tập Vũ Hà Tuệ ở TP.HCM tìm được quyển sách có tên 23 tháng 9, xuất bản vào năm 1950 trên giấy rơm, gồm 35 trang khổ nhỏ (12x17cm). Sách này không có tên tác giả, chỉ đề “Việt Nam Thông tấn phát hành, 1950”, từng được lưu giữ tại thư viện “Khu T.T Thái Mèo”, sau không rõ vì sao lại lưu lạc đến tận TP.HCM. Nội dung sách nhằm ôn lại quãng thời gian năm năm kể từ ngày Nam bộ kháng chiến (23-9-1945). Và quan trọng là sách có chi tiết liên quan đến ý tưởng đặt tên TP.HCM cho Sài Gòn.Ngay đoạn đầu, sách viết: “Hôm nay, cách đây đúng năm năm, cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam bắt đầu. Bắt đầu ở Nam bộ, phần đất xinh tươi của Tổ quốc mà Cụ Chủ tịch đã gọi là “thịt của thịt chúng ta, máu của máu chúng ta”. Bắt đầu ở Sài Gòn - Chợ Lớn, đô thành lớn nhất ở Việt Nam mà đồng bào Nam bộ đã xin cải tên lại là “thành phố Hồ Chí Minh” vừa để cảm ơn người chí sĩ đã sáng lập nền dân chủ cộng hòa, vừa để tiêu biểu ý chí quật cường, lòng dạ quyết thắng của bao triệu dân theo gót của vị anh hùng dân tộc”.Trong câu đề cập đến địa danh Sài Gòn - Chợ Lớn, sách này nêu chi tiết quan trọng “đồng bào Nam bộ đã xin cải tên lại là thành phố Hồ Chí Minh”. Như vậy, có thể khẳng định ý tưởng đổi tên Sài Gòn thành TP.HCM đến từ đồng bào Nam bộ. Vấn đề là ý tưởng ấy đã đến trong trường hợp nào.Theo Vũ Hà Tuệ, tập sách 23 tháng 9 in năm 1950 đến nay là tập sách sớm nhất tìm thấy được đã xuất bản chính thức có ghi rõ trường hợp Sài Gòn được đề nghị “cải tên” là TP.HCM.Quyển sách 23 tháng 9Vào tháng 6-2009, khi nhà cách mạng lão thành Huỳnh Văn Tiểng từ trần, nhà báo Đinh Phong có nhắc lại trong một bài báo (1) chi tiết chính ông Huỳnh Văn Tiểng tại cuộc họp Quốc hội năm 1946 đã thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội Sài Gòn - Chợ Lớn đề nghị Quốc hội cho phép thành phố Sài Gòn được mang tên thành phố Hồ Chí Minh. Không rõ ông Đinh Phong đã sử dụng nguồn tư liệu nào, vì tìm trong tài liệu lưu trữ chính thức của Quốc hội khóa 1 không thấy ghi nhận chi tiết này.Dù vậy, theo Địa chí văn hóa TP.HCM thì vào tháng 1-1946, nhân dân Sài Gòn đã “bỏ thăm bầu đại biểu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, trong đó Huỳnh Văn Tiểng là một trong năm đại biểu (cùng với Tôn Đức Thắng, Nguyễn Văn Trấn, Hoàng Đôn Văn, Nguyễn Văn Tư).Như vậy, nếu những đại biểu Nam bộ này sau đó tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa 1 (diễn ra ngày 2-3-1946, chứ không phải tháng 1-1946 như ông Đinh Phong viết trong bài báo trên) đã đề nghị “cải tên” Sài Gòn thành TP.HCM là điều có thể.Tuy nhiên, gần đây chúng tôi đã tìm được một tài liệu quan trọng, là bản tin trên báo Cứu Quốc, số ra ngày 27-8-1946, in trên trang 1 và tiếp theo ở trang 4, cột 3. Toàn văn như sau:“Thành phố Sài Gòn từ nay sẽ đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh”Hà Nội, ngày 25-8-1946, nhân ngày kỷ niệm một năm chính quyền cách mạng, phòng Nam bộ trung ương, đường Gia Định đã có một buổi họp mặt thân thiện giữa những người Việt miền Nam.Trong buổi họp này, bác sĩ Nghiệp nhắc lại tình hình Nam bộ trong một năm qua; những chiến công oanh liệt của các chiến sĩ đã chết và còn sống hiện đang chiến đấu, nhưng trên tất cả, bác sĩ kể đến công đức của Hồ Chủ tịch, người chiến sĩ tiên phong của phong trào giải phóng dân tộc, vị đại anh hùng của dân chúng Việt Nam.Để kết luận, sau khi kể một vài thí dụ ở những nước lớn hay lấy tên những vị anh hùng để đặt cho một thành phố lớn, bác sĩ Nghiệp đề nghị, để ghi lấy công đức của Hồ Chủ tịch, thành phố Sài Gòn đổi tên là thành phố Hồ Chí Minh.Toàn thể mọi người tán thành đề nghị của bác sĩ Nghiệp và đồng ký vào bản quyết nghị thay tên thành phố Sài Gòn gửi lên Chính phủ.Dưới đây là bản quyết nghị:"26 tháng tám - Dân Chủ Cộng Hòa năm thứ IIBản Quyết nghị gửi Quốc hội và Chính phủ Trung ươngToàn thể đồng bào Nam bộ đủ các đảng phái, giai cấp, họp mặt tại Hà Nội hôm nay, 25 tháng tám năm thứ hai của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, để kỷ niệm ngày Nam bộ khởi nghĩa.Xin Quốc hội và Chính phủ trung ương đổi ngay tên thành phố Sài Gòn lại làm tên thành phố Hồ Chí Minh, để tượng trưng sự chiến đấu, hi sinh và cương quyết trở về với (bản chính dư 1 chữ “với” - PV) Tổ quốc của dân Nam bộ".Ký tên 57 người:Trần Hữu Nghiệp, Trần Công Tường, Nguyễn Tấn Gi Trọng, Hoàng Quang Hương, Vũ Kim Vinh, Lê Văn Ngươn, Huỳnh Bá Nhung, Vũ Ngọc Trác, Nguyễn Văn Cương, Trần Túc Lâm, Hoàng Quốc Việt, bà Đỗ Đình Thiện, Đinh Văn Hớn, bà Đinh Văn Hớn, Nguyễn Đăng (hoặc Đặng-PV), Phan Văn Bình, Nguyễn Quang Mai, Nguyễn Văn Côn, Phạm Thanh Liêm, Nguyễn Ân Triệu, Đỗ Quang Lưu, Tống Ngạc Hạp, Trần Văn Gia,.Danh sách này được đăng tiếp theo ở trang 4, cột 3:Nguyễn Văn Ngọc, Lâm Chi Tòng, Nguyễn Quốc Bảo, Nguyễn Quang Thanh, Nguyễn Vĩnh Lợi, Nguyễn Thành(?) Đình, Nguyễn Đình Nam, Nguyễn Quế, Anh Hương, Tô Thị Thạch, Tuyết Dung, Lại Thị Phú, Nguyễn Vĩnh Phước, Trịnh My, Dương Thị Ngân, Chu Văn Kim, Lê (hay La - LĐ) Văn Lăng (hay Láng - LĐ), Tôn Đức Thắng, Lê Văn Chất, Diệp Tư, Dương Văn Tích, Lê Văn Thơm, Võ Văn Ty, Trần Văn Mơ, Trần Văn Thống, Lê Hải Sơn, Trần Văn Phát, Ngô Hải Thái, Diệp Phụng Kỳ, Phan Hữu Đức, Nguyễn Văn Cải (?), Trần Văn Vàng, Huỳnh Văn Minh, Phan Huỳnh Tấn. (Những chỗ không đọc rõ có đánh dấu?, chữ nào nghi ngờ thì ghi thêm vào trong ngoặc - PV). Như vậy, hầu như chắc chắn là ý tưởng đổi tên thành phố Sài Gòn thành TP.HCM xuất phát từ đại diện nhân dân Nam bộ, do bác sĩ Trần Hữu Nghiệp đại diện đề xuất và cùng cả nhóm 57 người ký tên kiến nghị gửi lên Quốc hội và Chính phủ bằng văn bản từ ngày 26-8-1946. Nhưng phải 30 năm sau, tên TP.HCM thay cho Sài Gòn - Chợ Lớn mới trở thành hiện thực theo đúng thủ tục pháp lý. ■(1): http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2009/6/192852/ Tags: Sài GònHồ Chí MinhThành phố Hồ Chí MinhÝ tưởng đổi tên thành phố Sài Gòn thành TP.HCM
200 y bác sĩ ở TP.HCM xuyên đêm ghép tạng cứu 4 người TTXVN 26/01/2025 Những ngày cận Tết bận rộn, hơn 200 y bác sĩ của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã chạy đua lấy và ghép tạng cho 4 bệnh nhân từ một người hiến chết não.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ sầu riêng gặp khó xuất khẩu sang Trung Quốc: Tuyệt đối không sử dụng vàng O để sơ chế CHÍ TUỆ 26/01/2025 Dù có 7 trung tâm xét nghiệm chất vàng O được Trung Quốc công nhận nhưng để xuất khẩu sầu riêng được thuận lợi thì các doanh nghiệp tuyệt đối không sử dụng chất vàng O để sơ chế, đóng gói.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.