Phóng to |
Asadawut - diễn viên nam chính và Sikarn - diễn viên nữ chính Thái Lan |
Đạo diễn Khải Hưng, giám đốc Trung tâm Sản xuất phim TH (VFC), đánh giá như vậy khi giới thiệu sản phẩm hợp tác mới nhất của trung tâm.
Năm tập phim, mỗi tập dài 50 phút, như tên gọi của nó, tất nhiên là một câu chuyện tình. Một cô gái Việt xinh đẹp, là diễn viên múa, được cử sang Thái Lan (TL) học múa, quen và được một anh chàng TL đẹp trai, tốt bụng giúp đỡ.
Họ có cảm tình với nhau, và... hơn thế nữa. Tình cảm hai người gặp nhiều trắc trở (do hai bên có nhiều khác biệt về văn hóa, do những quan hệ tình cảm trước đó của cả hai, do cách ngăn về địa lý...) nhưng cuối cùng đã là một kết thúc có hậu.
Nữ biên kịch Lương Kim Thủy - người từng có tuổi thơ gắn bó với mảnh đất Thái, người nói tiếng Thái như tiếng mẹ đẻ, coi mỗi nhân vật của mình như một người láng giềng thuở nhỏ - quả đã được “chọn mặt gửi vàng” khi được giao viết kịch bản phim này. Tình cảm riêng tư của chị đã làm cho một bộ phim “hữu nghị” bớt đi màu sắc xã giao thường thấy.
Tình xa đã quay xong phần ở Thái Lan, và đang tiến hành quay những cảnh cuối cùng ở thung lũng Mai Châu xinh đẹp của Hòa Bình. Dự kiến ngày 24-11 sẽ bắt đầu dựng ở Thái Lan (phim được thu thanh đồng bộ, lồng tiếng Thái và có phụ đề tiếng Việt). Vào khoảng giữa tháng mười hai, phim sẽ được công chiếu cùng lúc trên VTV1 và kênh 7 truyền hình Thái Lan. |
Thứ nhất, theo ông Khải Hưng, là phải chủ động được đầu ra trước rồi mới tính chuyện bấm máy: “Chúng tôi đã bàn bạc với nhau về kịch bản của bộ phim này suốt hai năm trời, có trao đổi, chỉnh sửa... nhưng cái chính vẫn là đợi để Kantana (hãng sản xuất phim TH nổi tiếng nhất của TL và của cả Đông Nam Á, là nơi từng làm hậu kỳ cho bộ phim nổi tiếng tốn kém và hiện đại về kỹ xảo Titanic) tìm được người mua phim.
Và khi họ đã ký được hợp đồng với kênh 7 - kênh chuyên chiếu phim truyện của TH Thái - thì bộ máy làm phim mới có thể vào guồng. Ngược lại với chúng ta, cứ làm phim, chờ duyệt rồi mới lo bán (mà phim phát trên VTV thì... Nhà nước bỏ tiền ra làm rồi phát không đấy chứ!).
Thứ hai, theo đạo diễn Vũ Trường Khoa - một trong hai đồng đạo diễn của bộ phim, anh thật sự ngỡ ngàng vì cách làm phim của họ, và ngược lại, các bạn TL cũng hết sức ngạc nhiên về cách làm phim của anh.
Phóng to |
Đoàn làm phim tại Hòa Bình |
Cách quay này khiến diễn viên không bị đứt mạch tình cảm, tâm lý, đoàn làm phim có thể tiến hành quay một mạch, rất nhanh, chính vì vậy mới có thể đạt tốc độ hai ngày một tập phim mà vẫn không có lỗi máy hay lỗi dựng.
Anuwat và các bạn Thái nói với Vũ Trường Khoa: “Cái cách mà các bạn đang làm không phải là làm phim TH mà là làm điện ảnh. Mà TH hoàn toàn không phải điện ảnh, và bây giờ cũng chẳng còn ai làm phim TH theo lối ấy cả!”.
Cũng theo đạo diễn Vũ Trường Khoa, các đồng nghiệp Thái rất rành mạch về thể loại: phim TH là phải có mạch truyện nhanh, dễ hiểu, và diễn viên phải vừa chuyên nghiệp vừa... đẹp. Đoàn làm phim VN có lẽ đã hơi... choáng khi các diễn viên chính của TL - cũng là các diễn viên khá tên tuổi nhưng chưa phải hạng “sao”, lại có nhan sắc, vẻ tự tin khi giao tiếp và nói tiếng Anh không những trôi chảy mà còn hóm hỉnh, duyên dáng như vậy.
Cũng trên phương diện hợp tác, VFC đã thành công khi tìm được mô hình thích hợp cho việc chia sẻ vốn đầu tư và lợi nhuận: tất cả cảnh quay trên đất VN, VN trả tiền; tất cả cảnh quay ở Thái, Thái trả tiền; diễn viên bên nào thuê, bên ấy trả. Như vậy, trong khi làm phim “quốc tế”, VFC vẫn chỉ phải chịu mức kinh phí của một phim TH VN bình thường (khoảng 1,5 triệu đồng/phút phim), cùng lúc đó chi phí làm phim ở TL mà đối tác phải chi trả đắt hơn khoảng 10 lần.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận