TTCT - Khi có một ai đó hành động, đôi khi liều cả mạng sống, để cứu tha nhân, người ta thường không khỏi thắc mắc: họ đã lập tức làm theo bản năng hay có dừng lại cân nhắc thiệt hơn, hay thậm chí mưu cầu sự tôn vinh? Minh họa: BBC Năm 2014, David Rand, phó giáo sư tâm lý học Đại học Yale, dẫn đầu một nhóm nghiên cứu tìm hiểu những người hành động với “lòng vị tha tột độ” làm như vậy mà không mảy may suy nghĩ, hay liệu có cần tự chủ ý thức để vượt qua những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi hay không.Các nhà nghiên cứu tuyển hơn 300 tình nguyện viên và sử dụng thêm thuật toán để đọc và phân tích các phát biểu của 51 người được trao Huân chương anh hùng Carnegie - phần thưởng vinh danh những công dân Mỹ và Canada không ngại tính mạng của bản thân để cứu mạng người xa lạ. Mục tiêu là đánh giá xem những anh hùng giữa đời thường đó đã hành động không chút tính toán hay có ý thức cân nhắc, chế ngự những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi.Kết quả cho thấy những người này đều thực hành phương châm cứu người như cứu hỏa, tức “hành động trước, có gì tính sau”, Rand viết trong bài công bố trên tạp chí PLOS ONE. Chẳng hạn, Christine Marty, một sinh viên 21 tuổi đã vật lộn để cứu một cụ già mắc kẹt trong xe hơi giữa khi lũ quét, chỉ chân tình chia sẻ “thấy mừng vì đã có thể hành động (cứu ông cụ) mà không nghĩ gì về nó”.Theo Rand, ngay cả khi họ có nhiều thời gian để cân nhắc, những anh hùng giữa đời vẫn có xu hướng lao ngay vào hành động mà không suy tính gì, cho thấy hành vi của họ chủ yếu là tự động, mang tính bản năng, theo kết quả nghiên cứu.Còn theo Frank Farley - giáo sư tâm lý học Đại học Temple (Mỹ), cái thôi thúc “phải làm gì đó” trước tình cảnh nguy hiểm là một thứ bản năng của con người, bởi suy cho cùng đó là điều giúp loài người chúng ta từ thuở hồng hoang. Chúng ta có thể không thường vướng vào tình huống nguy hiểm, buộc phải liều lĩnh, nhưng khi nó xảy ra, ta sẽ hành động theo bản năng, Farley nói với BBC.Bài viết lấy ví dụ trường hợp một cụ ông 71 tuổi ở Manitoba (Canada), đang ngồi xem tivi trong nhà thì nghe tiếng kêu cứu thất thanh từ nhà bên cạnh. Bước ra thì thấy hàng xóm đang bị một con gấu tấn công, ông cụ lập tức lao vào nhà, lấy cái xẻng chạy ra và đập vào mặt con mãnh thú. Con vật hướng sự chú ý đến ông, và may là những người khác bắt đầu đến, dùng súng và xe tải đuổi nó đi. Ông cụ được trao huân chương can đảm.Những người hành động quả cảm, quên mình vì người khác mà không tính toán thiệt hơn cũng không thích nói về những nghĩa cử đó. Thậm chí, họ còn có xu hướng tự đánh giá việc mình làm không quá quả cảm, đáng ngưỡng mộ và phi thường hơn người đời nhìn nhận, theo một nghiên cứu đăng trên tập san Social Psychology and Personality Science hồi tháng 5-2020.Tác giả nghiên cứu, Nadav Klein, phó giáo sư tổ chức hành vi Đại học ISEAD (Pháp), cho biết nguyên nhân có thể là do góc nhìn về hành động anh hùng giữa “nhân vật chính” và các “quan sát viên”. Khi phải đánh giá hành động của mình, những người hùng chỉ tập trung vào tình huống nguy cấp lúc đó, thay vì những tác động của nó lên bản thân mình. Ngược lại, người ngoài cuộc quan tâm đến sự xả thân của người đó hơn.“Những người hùng không nghĩ đến bản thân nhiều bằng chuyện họ có thể làm gì để giúp đỡ, trong khi người ngoài đánh giá dựa trên hành động họ thật sự đã làm” - Klein giải thích. Chuyên gia này lấy ví dụ một người lao vào tòa nhà đang bốc cháy và sắp đổ sập để cứu người có thể chỉ nghĩ đến tính mạng của người đang nguy hiểm, trong khi người ngoài nhìn vào sẽ lo lắng cho an nguy của chính con người quả cảm đó.Một lý do khác, theo Klein, nếu buộc phải tự đánh giá hành động của mình, những người hùng sẽ nhìn nhận kết quả khắt khe hơn người ngoài cuộc, vì thế có xu hướng tự “hạ thấp” sự xả thân đó. Ví dụ, người ngoài vẫn sẽ cảm phục một người lao vào một đám đông trong biển lửa và chỉ cứu được vài người, trong khi bản thân người đó đánh giá tiêu cực hơn, vì vẫn có người phải chết.Klein kết luận rằng những người hùng giữa đời thường không quên mình vì tha nhân để được tụng ca hay ngưỡng mộ. “Những anh hùng từ chối mọi ngợi khen cho thấy tiếng tăm không phải là động lực cho các hành động vị tha” - Klein viết. ■ Tags: Người hùngTâm lýTâm lý họcAnh hùngBản năng
Nhiếp ảnh gia chiến trường Thomas Billhardt: Cô ấy chỉ mơ một cốc nước chanh đá… CODET HANOI 30/04/2025 2202 từ
Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt địa phương sau sáp nhập THÀNH CHUNG 07/05/2025 Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực tỉnh, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương.
Thế giới hướng về Vatican: Mật nghị Hồng y khai mạc UYÊN PHƯƠNG 07/05/2025 10h sáng 7-5 theo giờ Rome (tức 15h Việt Nam), Hồng y cử tri bắt đầu quy trình lịch sử bầu chọn người kế vị Ngai Tòa Thánh Peter, mở ra giai đoạn mới cho Giáo hội Công giáo toàn cầu giữa thời khắc đầy kỳ vọng.
Kiến nghị xử lý trách nhiệm lãnh đạo UBND TP Cần Thơ các thời kỳ liên quan sai phạm đất đai THÂN HOÀNG 07/05/2025 Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm liên quan công tác quản lý sử dụng đất đai tại TP Cần Thơ, đồng thời kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân lãnh đạo UBND thành phố các thời kỳ liên quan.
Pakistan hạ 3 tiêm kích Rafale tinh nhuệ của Ấn Độ? THANH HIỀN 07/05/2025 Pakistan tuyên bố đã bắn hạ 5 tiêm kích của không quân Ấn Độ và một máy bay không người lái trong hành động 'tự vệ', trong đó có tiêm kích Rafale hiện đại do Pháp sản xuất.