Phóng to |
Không phải chỉ ở chùa Đức La
Đại đức Thích Thanh Vịnh kể lại đêm xảy ra vụ trộm, cả trụ trì (thượng tọa Thích Thiện Văn) và phó trụ trì (sư Vịnh) đều đi vắng, trong chùa chỉ còn sư bác Thích Thanh Vị và người bảo vệ. Kẻ gian đã đột nhập tiền đường qua cửa nách bên phải, sau đó lần lượt khuân ra phía ngoài tam quan (cách đó hơn 50m) tám pho tượng lớn và để lại các… chân đế cho nhà chùa.
Tòa tam bảo khá cao, nên ít nhất phải có 2-3 người mới có thể hạ từng pho tượng xuống và chuyển ra ngoài. Hai pho tượng “may mắn” bị bỏ lại, theo sư Vịnh nhận định, có lẽ do ôtô đã chật cứng tượng, không thể đưa lên hết.
Phóng to |
Có người biết chuyện lại nói ông bảo vệ “cao số”, bởi nếu ông bị bọn trộm bắt gặp thì không khéo lại như vụ kẻ gian đánh chết sư ở chùa Đậu (Hà Tây) mấy năm về trước…
Chùa Đức La không phải là nơi đầu tiên bị mất tượng cổ. Đúng cái ngày phát hiện mất sáu “ông tượng” (cách gọi của những phật tử quanh vùng gọi tượng Phật), đại đức Thích Thanh Vịnh mới nhận được thông báo của Sở Văn hóa - thông tin và Công an tỉnh Bắc Giang về tình trạng “săn tìm và đánh cắp tượng cổ, cổ vật” đã xảy ra ở hàng loạt chùa chiền trong tỉnh trong hai tháng.
Phóng to |
Theo ông Mạc Văn Tâm, trưởng thôn Dương Quang Thượng (xã Dương Đức), chùa Dương Quang Thượng có tuổi khoảng 400 năm, xưa nay chưa từng có trụ trì. Thôn giao cho các cụ phụ lão luân phiên cầm chìa khóa, quét dọn và nhang đèn.
Đêm đó trộm vào khuân gần hết những gì ngôi chùa này có, gồm hai pho Tổ, ba pho Tam Thế, một pho Di Đà và một pho Phật Bà Quan Âm mười tay ngồi, mỗi pho nặng 50-80kg và là những pho cổ nhất, đẹp nhất - theo lời ông Tâm.
Sáu pho tượng của chùa Đức La bị đánh cắp gồm: một pho Phật Bà Quan Âm 12 tay trong tư thế ngồi; một pho Quan Âm Thế Chí cao 1,4m; bốn pho cao chừng 1,8-2m gồm các tượng A Nan, Ca Diếp, Văn Thù, Phổ Hiền. Ngoài ra, kẻ gian còn tiện tay “vặt” mất một bức họa khắc cảnh “Đức Phật nhập niết bàn” ở phía trái tòa Cửu Long... Sư Vịnh - phó trụ trì chùa - cho hay trong số tượng bị kẻ xấu khuân đi, nhẹ nhất là pho Phật Bà Quan Âm 12 tay ngồi cũng 70-80kg, còn bốn pho tượng đứng mỗi pho ngót nghét 2 tạ đều được đặt ở tòa tam bảo ngay giữa tiền đường… |
Điều đặc biệt là trong số 19 pho tượng của chùa Dương Quang Thượng, bọn trộm biết rõ có hai pho A Nan và Ca Diếp là tượng mới, vừa được thỉnh từ chùa Hồng Phúc trên thị xã về chừng hơn 100 ngày, nên đã đẩy dịch ra để lấy những tượng cổ phía trên. Điều này phần nào cho thấy cái đích săn tìm của chúng chính là những đồ cổ, gồm cả tượng cổ, các cổ vật…
Tượng cổ đi đâu?
Mới đây, qua một “con nhang đệ tử” nhà Phật, thượng tọa Thích Thiện Văn (trụ trì chính chùa Đức La, hiện đang trụ trì chùa Hồng Phúc, thị xã Bắc Giang, phó chủ tịch Hội Phật giáo tỉnh) có nghe tin về một nhóm người chuyên mua bán, sưu tầm cổ vật ở khu vực lân cận Hà Nội. Ông đã đích thân cùng hai cán bộ Công an Yên Dũng lặn lội đi tìm hiểu.
Dưới cái vỏ là “nhà nghỉ cuối tuần”, khuôn viên của “trùm cổ vật” nọ gồm năm gian nhà kiểu kiến trúc cổ, bên trong bày biện đủ các loại từ tượng Phật cổ, đồ sành sứ cổ, thậm chí có cả bệ đá chạm khắc rồng phượng mà thượng tọa được giới thiệu là có từ thời nhà Trần!
Qua khu nhà cổ ấy lại đến một biệt thự hiện đại sang trọng, người lạ muốn vào cũng khó bởi khu nhà được cảnh giới rất cẩn thận. Rất tiếc, sư Văn không tìm thấy những pho tượng của chùa Đức La ở đây và cơ quan công an cũng chỉ biết vậy mà không thể làm gì được.
Với giới sưu tầm cổ vật VN, việc chơi cổ vật là đồ thờ tự cũng là một việc hầu như khá... kiêng kỵ. Việc mua bán, đổi chác lại càng ít vì nó khá nguy hiểm (cả về khía cạnh tâm linh lẫn luật pháp).
Ông N., một tay chơi đồ cổ hạng nhất của Hà Nội, khẳng định: “Không có trộm nghiệp dư nào dám ăn trộm tượng thờ cả. Vụ trộm phải được tiến hành rất công phu, đồ ăn trộm phải được trao tận tay ngay lập tức để đảm bảo an toàn. Cũng chắc chắn 100% là không có tay buôn đồ cổ VN nào dám dây vào những vụ như thế này cả, phải có đường dây từ nước ngoài đặt hàng và điều hành. Vì cũng chỉ họ mới có mối tiêu thụ”.
Tiến sĩ khảo cổ Đ. thì cho biết có nhiều đồng nghiệp của ông đã được giới chơi (và buôn) đồ cổ mời tư vấn (tất nhiên là có thù lao) để thẩm định giá trị các cổ vật, hầu hết là đồ gia dụng và trang trí, nhưng cũng chưa có ai nhận được lời mời thẩm định các đồ thờ tự - nhất là tượng Phật.
Bởi vậy, trước mắt có thể khẳng định ở nội địa VN chưa có thị trường (ngầm) cho bọn buôn bán tượng Phật.
Tuy nhiên, theo thống kê của Tổng cục Hải quan và Cục Di sản Bộ VH-TT, trong vòng năm năm trở lại đây, mỗi năm trung bình có khoảng 7.000 cổ vật xuất lậu bị bắt ở các cửa khẩu, trong đó đồ thờ tự (tượng Phật, đại tự, sắc phong...) chiếm số lượng không ít.
Con số bị phát hiện đã vậy, con số chưa phát hiện chắc chắn còn lớn hơn nhiều. Hơn nữa, chúng ta chưa có con số thống kê chính thức cho biết trong 1.231 di tích lịch sử và 1. di tích kiến trúc - nghệ thuật trong cả nước (mà chủ yếu là đình - đền - chùa) có bao nhiêu hiện vật là các đồ thờ tự quí giá, chưa có tiêu chí phân loại, đánh giá, chưa có hồ sơ, ảnh chụp... thì chưa thể nói đến chuyện bảo vệ.
Hôm chúng tôi quay lại chùa Đức La, nhà chùa vẫn chưa có tin tức gì về sáu pho tượng Phật cổ. Bên ngoài cổng chùa, người ta đang khẩn trương kéo gạch, vữa xây thêm một nhà bảo vệ thứ ba; với ba tầng bảo vệ (một của chùa, một của người bảo vệ và một do công an xã cử người hỗ trợ hằng ngày).
Toàn bộ hệ thống then cài, khóa cửa của chùa cũng đã được gia cố lại chắc chắn, hằng ngày đến 17g là chùa đóng cửa và chỉ mở lại vào khoảng 4g30 sáng hôm sau… Nhưng dẫu sao thì tượng quí cũng đã mất.
Và ai dám chắc sau chùa Đức La sẽ không là một ngôi chùa khác ở ngay cạnh sẽ... Xưa nay, cầu Nam (Nam Định - Hà Nam) chùa Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang) đình Đoài (Sơn Tây) vốn nổi tiếng mà!...
Kỳ tới: Cổ vật trên đường... xuất ngoại
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận