
Suốt hai tuần qua, tại Trung tâm phục vụ hành chính công xã Long Hải, TP.HCM luôn có đội ngũ tình nguyện viên túc trực để hướng dẫn người dân làm thủ tục. Cứ 1 người dân bước vào là được 1 tình nguyện viên hướng dẫn, trợ giúp.

29 cán bộ bán chuyên trách được phân về các khu phố ở phường Xuân Hương - Đà Lạt (Lâm Đồng) hỗ trợ trực tiếp cho dân làm thủ tục hành chính.

Sau một tuần hoạt động, các phường ở quận 6 cũ đón đông người dân; cán bộ túc trực hỗ trợ, nhiều thủ tục được giải quyết nhanh, thuận tiện.

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, hiện 22/34 tỉnh, thành phố có chủ tịch Ủy ban MTTQ là phó bí thư tỉnh, thành ủy.

Ngày 8-7, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trần Trí Quang ký quyết định phân công nhiệm vụ của chủ tịch và 3 phó chủ tịch tỉnh này.

Từ 1-7, Công an tỉnh Phú Thọ có 23 điểm tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe cho người dân tại 20 công an xã, phường và 3 đội sát hạch, cấp giấy phép lái xe. Từ 1-8, sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tại 128 công an xã, phường còn lại.

Nhằm đảm bảo nhu cầu làm căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử cho người dân, Công an tỉnh Cà Mau đã công bố cụ thể các địa điểm tiếp nhận hồ sơ tại công an cấp xã trên toàn tỉnh.

Mang theo chuyên môn và trách nhiệm, nhiều cán bộ từ tỉnh Phú Yên (cũ) đã rời xa gia đình để lên công tác tại tỉnh Đắk Lắk (mới) bằng tinh thần đoàn kết, cùng một tầm nhìn phát triển chung.

Tỉnh Phú Thọ vừa có thông báo địa chỉ trụ sở, thông tin liên hệ trung tâm hành chính công cấp tỉnh và 148 xã, phường.

Cục Hải quan vừa có văn bản hỏa tốc nhằm đảm bảo thông suốt hoạt động xuất nhập khẩu trong giai đoạn chuyển đổi, sau khi sắp xếp đơn vị hành chính mới có hiệu lực từ ngày 1-7.

Bộ máy lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hiện nay gồm có chủ tịch, 9 phó chủ tịch, 13 giám đốc sở...

Sau khi tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM, hiện tại TP.HCM mới có 49 điểm thu nhận, cấp căn cước, sẵn sàng phục vụ người dân.

Sau 80 năm nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cuộc cải cách bộ máy sâu rộng, triệt để đã được thực hiện rất nhanh chóng.

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Sơn La nằm trong số 11 địa phương không thực hiện sáp nhập tỉnh, thành. Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Sơn La có 75 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 8 phường, 67 xã.

TP.HCM công bố quyết định thành lập và nhân sự của Cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM.

Sau khi sắp xếp, tỉnh Lai Châu có 38 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 xã và 2 phường. Trong đó có 2 xã không thực hiện sắp xếp là xã Mù Cả, xã Tà Tổng.

Cần Thơ công bố 10 giám đốc sở và 4 phó giám đốc phụ trách cho đến khi kiện toàn chức danh giám đốc.