04/11/2003 07:26 GMT+7

Cần thêm một chữ được!

TS PHẠM VĂN TÌNH
TS PHẠM VĂN TÌNH

TT - Trong mục Thời sự và suy nghĩ, tác giả Tương Lai có bàn về bốn chữ được (người được làm việc, làm việc được và người làm việc được, được làm việc). Đó chính là logic biện chứng của việc sử dụng lao động trong xã hội và mọi người chúng ta đều mong mỏi. Tôi nghĩ, ngoài bốn cái được trên ra, có thể thêm nhiều được nữa. Nhưng tôi muốn thêm một được này (như là hệ quả của bốn được trên): được từ chức.

Đó là khi một ai đó có nguyện vọng được làm việc, được cống hiến trong phạm vi chức trách theo khả năng của mình, nhưng muốn vậy họ phải được đáp ứng, tạo điều kiện những nhu cầu cơ bản, về cơ chế điều hành, về điều kiện thực thi, về sự hưởng thụ thỏa đáng...

Nói tóm lại, đó là sự công bằng (có qua có lại) và hợp lý trong việc sử dụng cán bộ. Một công chức khi nhận nhiệm vụ có quyền đề nghị cơ quan sử dụng đảm bảo những yêu cầu cần thiết và chính đáng. Nếu không thì mọi nhiệm vụ của họ khó có cơ thực hiện, hoặc là làm nửa vời, hoặc cốt cho qua. Người có trách nhiệm trong những tình huống đó nên xử sự thế nào? Từ chức cũng là một cách thể hiện lòng tự trọng.

Dĩ nhiên, có những người muốn lợi dụng tâm lý “từ chức cho ổn”, “tính kế ăn non”, vì nếu cứ tại vị còn nguy hiểm, rắc rối hơn. Thôi, tốt nhất là “hạ cánh an toàn” rồi yên tâm “tiêu hóa” những gì đã có. Mình về rồi sẽ dễ được “người ta” bỏ qua, ít bị soi mói, chất vấn. Họ mà moi ra thì còn rầy rà to. Trong nhiều trường hợp, từ chức phải có điều kiện. Tức là đương sự phải giải quyết xong những nghi vấn, thắc mắc, những khuyết điểm đã mắc, những khoản tiền sử dụng chưa rõ ràng... Đâu có phải từ chức là hết. Đó là một sự chối bỏ trách nhiệm!

Như vậy, tập thể giao cho ai đó một trọng trách thì đó là sự tín nhiệm. Đáp lại tín nhiệm đó, anh phải cố gắng thực thi tốt nhiệm vụ. Bằng không anh sẽ bị cách chức hoặc phải từ chức. Trái lại, người nhận trọng trách muốn hoàn thành mà nỗ lực của anh ta không có hiệu lực, hoàn toàn do điều kiện khách quan cần phải có không có, anh ta cũng phải được từ chức trong danh dự.

Đọc Bốn chữ “được” và suy nghĩ...

Đọc Bốn chữ “được” của tác giả Tương Lai (Tuổi Trẻ 1-11-2003), chúng ta rất đồng tình với tác giả, vì đây đang là vấn đề bức xúc chung hiện nay. Và, dám thưa rằng hiện nay số người được làm việc (trong bộ máy nhà nước) “không làm việc được nhưng ngân sách nhà nước vẫn phải chi dài dài” là không ít; và số người “làm việc được nhưng chưa hoặc không được làm việc trong biên chế nhà nước” cũng lại rất nhiều.

Những ví dụ dưới đây là một vài minh chứng:

Ở Trà Vinh có một “nông dân rặt” chế tạo thành công máy hút bùn; hay ở Đồng Tháp có ông “thần đèn” gì đó có khả năng di dời những ngôi nhà, ngôi mộ cổ và cả… cây đa; cũng như chúng ta từng nghe đâu đó cũng có nông dân nghiên cứu sáng chế ra máy gặt lúa, cải thiện hình thức gặt thủ công, mang lợi ích thiết thực cho đông đảo bà con nông dân; hay việc bác tài xế đơn thuần làm một bài toán… vật lý về việc thay đổi gia tốc của xe để minh chứng cho việc cắm các biển báo giảm tốc độ với các khoảng cách khác nhau như vừa qua là bất hợp lý… Đó là những người làm việc được nhưng chưa hoặc không được làm việc trong biên chế nhà nước chỉ vì lý do nào đó (như… không có bằng cấp chẳng hạn).

Vừa qua dư luận bất bình với việc trùng tu di tích Huế không đúng nguyên gốc hoặc “ngô nghê”; rồi việc càng gỡ càng rối trong cải cách ở một số lĩnh vực như giáo dục; hay bức xúc dễ thấy nhất và có lẽ đã đạt đến “đỉnh điểm” là việc cho ra đời hàng loạt qui định bất hợp lý của ngành giao thông mới đây. Biết là sai nhưng phải cùng nhau (a lê hấp) tất cả đều sai theo thì… mới đúng (!?).

Với bức xúc chung, chúng ta mong những vấn đề đang được Quốc hội bàn thảo và quyết định sẽ hết sức xác đáng, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó có việc không phải chi dài dài ngân sách nhà nước cho những người được làm việc mà không làm việc được; đồng thời bằng mọi cách chiêu mộ những người làm việc được nhưng chưa hoặc không được làm việc để họ được làm việc (trong biên chế nhà nước).

TS PHẠM VĂN TÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    b\u1ed1n ch\u1eef \u0111\u01b0\u1ee3c (ng\u01b0\u1eddi \u0111\u01b0\u1ee3c l\u00e0m vi\u1ec7c, l\u00e0m vi\u1ec7c \u0111\u01b0\u1ee3c v\u00e0 ng\u01b0\u1eddi l\u00e0m vi\u1ec7c \u0111\u01b0\u1ee3c, \u0111\u01b0\u1ee3c l\u00e0m vi\u1ec7c). \u0110\u00f3 ch\u00ednh l\u00e0 logic bi\u1ec7n ch\u1ee9ng c\u1ee7a vi\u1ec7c s\u1eed d\u1ee5ng lao \u0111\u1ed9ng trong x\u00e3 h\u1ed9i v\u00e0 m\u1ecdi ng\u01b0\u1eddi ch\u00fang ta \u0111\u1ec1u mong m\u1ecfi. T\u00f4i ngh\u0129, ngo\u00e0i b\u1ed1n c\u00e1i \u0111\u01b0\u1ee3c tr\u00ean ra, c\u00f3 th\u1ec3 th\u00eam nhi\u1ec1u \u0111\u01b0\u1ee3c n\u1eefa. Nh\u01b0ng t\u00f4i mu\u1ed1n th\u00eam m\u1ed9t \u0111\u01b0\u1ee3c n\u00e0y (nh\u01b0 l\u00e0 h\u1ec7 qu\u1ea3 c\u1ee7a b\u1ed1n \u0111\u01b0\u1ee3c tr\u00ean): \u0111\u01b0\u1ee3c t\u1eeb ch\u1ee9c." />