Thứ nước chấm bún chả không mặn quá, cũng chẳng ngọt quá, cứ dìu dịu trôi vào cổ họng - Ảnh: GIA TIẾN
Tôi có người bạn gốc Việt mới bển về, rủ nó đi ăn bún. Tôi hỏi hắn, ở nước hắn có bún không - cái thứ bún mà đa sắc màu như bún Hà Nội. Hắn lắc đầu, nói ở bên chỗ hắn làm quái có bún, chỉ có nu-đồ, mà nu-đồ cũng không lắm thứ nước chan như ở mảnh đất này. Tôi choàng vai hắn, kêu hắn để bụng đói chút, rồi dắt hắn làm vài vòng Hà Nội để thử hết các loại bún.
Bên cạnh "nu-đồ" phở bò, ta sẽ bắt gặp loại "nu-đồ" khác, ấy là bún - sợi mảnh, ăn hơi chua, kết hợp nhuần nhị với tất thảy loại nước dùng, như thể mối tình bún - nước dùng là thứ duyên kiếp tự ngàn đời nay.
Tôi dắt hắn tới hàng bún chả quen. Hắn sợ nước mắm lắm, tôi kì kèo mãi mới dám lấy thìa xúc… húp thử. Và sau đấy, hắn xin thêm hai bát nước mắm để húp.
Phải thôi, thứ nước chấm bún chả không mặn quá, cũng chẳng ngọt quá, cứ dìu dịu trôi vào cổ họng mỗi người, làm hài lòng đến cả những kẻ khó tính nhất.
Nem rán được ăn chung với bún chả - Ảnh: GIA TIẾN
Chả phải nướng bằng than hoa, hơi cháy một chút nhưng không được cháy quá, kẻo ung thư. Có hai loại chả - chả viên và chả mỡ. Với tôi, cả hai thứ chả ấy đều ngon theo mỗi cách khác nhau. Chả mỡ làm từ thịt mỡ, ăn bùi bùi. Chả viên làm từ thịt xay, viên tròn lại, nướng khéo để không bị khô, mất ngon.
Chấm một gắp bún rối, lại gắp thêm miếng chả bỏ miệng, nhai thật chậm để cảm nhận sự nhuần nhị toàn mỹ của cái ngọt, mặn, thanh thanh và hơi cháy, để khi nuốt vẫn thòm thèm.
Bún đậu mắm tôm - Ảnh: GIA TIẾN
Kế đến, tôi đưa hắn tới hàng bún đậu mắm tôm. May thay, hắn lại ăn được mắm tôm, liều mình gọi một mẹt đầy đủ, cả đậu, cả bún, cả thịt lợn luộc và thêm ít lòng dồi. Mùi mắm tôm - ai không biết ăn thì sợ lắm, nhưng ai mà nghiện thì chung tình cả đời.
Đậu rán giòn rụm, vàng ươm, cháy một mặt vì bà chủ mải buôn chuyện, nóng hổi, bắc lên đĩa còn thấy dầu đang nổ lép bép. Dồi với lòng hàng này khỏi bàn, vừa sạch vừa tươi, dai dai, chấm chút mắm tôm, làm thêm chén rượu thì hết ý.
Mùi mắm tôm - ai không biết ăn thì sợ lắm, nhưng ai mà nghiện thì chung tình cả đời - Ảnh: GIA TIẾN
Và bún, lần này không phải bún rối tinh, mà là bún lá, cắt thành từng miếng gọn ghẽ. Tôi gọi thêm mấy miếng chả cốm rán cho hắn thử. Hắn chép miệng, phải chăng được ở mãi Hà Nội, ngày nào hắn cũng đi ăn bún.
Ngang ngang bụng, hắn dần thấy ngán, đòi ăn cái gì… chua chua. Tôi dắt ngay tới hàng bún riêu gần nhà. Hàng bún bé xíu, nằm trong cái hẻm tẹo teo mà mùi thơm điếc mũi bay tận ra ngoài phố.
Một hàng bún riêu ốc ở phố cổ Hà Nội - Ảnh: GIA TIẾN
Bún riêu có riêu cua, mấy viên đậu rán vuông vắn, hành phi thơm lừng. Nước bún chua nhẹ, húp hết lại muốn húp tiếp. Ăn bún riêu, sẽ thật thiệt thòi nếu thiếu ít bò trần, rau sống và thêm mấy lát giò bày lên trên. Bún riêu làm người ta cảm giác ăn nhanh hết, hụp soạt cái đã hết bát, ăn xong trán lấm tấm mồ hôi vì nóng.
Tô bún riêu ốc - Ảnh: GIA TIẾN
17h, chúng tôi hạ cánh ở hàng trà đá quen thuộc sau khi đã thử qua những "nu-đồ" tiêu biểu của đất Hà thành. Hắn đắc chí như trúng độc đắc, bắt tôi lùng bằng được mấy công thức làm bún gia truyền trên mạng, hứa với tôi sau khi quay về nước sẽ mở hàng Bún-Người-Việt, để khẳng định vị thế ẩm thực Việt Nam trên trường quốc tế.
Tôi nhấp chén chè, cười khà khà.
Tôi cũng mong vậy,
Ai cũng mong vậy,
Một ngày, "nu-đồ" Việt Nam sẽ tìm được chỗ đứng của mình ở nền ẩm thực thế giới.
Ngày ấy, sẽ không còn xa.
Diễn đàn du lịch Ấn tượng Việt Nam do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của Vinpearl, Hãng hàng không Vietjet Air, Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist). Diễn đàn gồm các hoạt động truyền thông, cuộc thi Quê hương tôi dành cho bạn đọc và các sự kiện tại nhiều địa phương trên cả nước. Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước.
Chủ đề cuộc thi:
Nhằm giới thiệu, quảng bá vẻ đẹp đất nước, phong tục, tập quán, con người Việt Nam cũng như thúc đẩy phục hồi ngành du lịch sau dịch COVID-19, báo Tuổi Trẻ tổ chức cuộc thi viết "Quê hương tôi". Thể lệ cuộc thi như sau:
Đối tượng tham gia:
- Giới thiệu, chia sẻ cảm nhận của bạn đọc về những nét độc đáo của quê hương mình đến với mọi người Việt Nam, nhằm thúc đẩy ngành du lịch nội địa hồi phục nhanh chóng sau dịch COVID-19 (chú trọng đến yếu tố tình cảm, nhân văn, cảnh đẹp của con người, vùng đất thông qua sự kiện, lễ hội, văn hóa, ẩm thực, địa danh, trang phục truyền thống...).
Quy cách bài dự thi:
- Tất cả người Việt Nam, không giới hạn độ tuổi, nghề nghiệp.
Thời gian nhận tác phẩm:
- Từ ngày 19-5-2020 đến hết ngày 15-8-2020.
- Bài viết tối đa 800 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa.
- Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt.
- Tác giả ghi địa chỉ, điện thoại, email (nếu có) để ban tổ chức (BTC) liên lạc.
- Bài dự thi chưa từng tham gia bất kỳ cuộc thi viết được tổ chức trước đây, hiện không tham gia trong bất kỳ cuộc thi viết đang được tổ chức. Bài dự thi chưa từng được đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.
Cách thức tham gia:
- Bài viết dự thi gửi đến BTC theo 2 cách:
+ Gửi qua địa chỉ email [email protected]
+ Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết "Quê hương tôi".
- Bạn đọc vào trang web https://dulich.tuoitre.vn/que-huong.htm để xem bài dự thi đã qua sơ loại.
Cơ cấu giải thưởng:
Giải chung cuộc:
• 1 giải nhất: Trị giá 20 triệu đồng, gồm 10 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 2 giải nhì: Mỗi giải trị giá 15 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 10 triệu đồng.
• 3 giải ba: Mỗi giải trị giá 10 triệu đồng, gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 5 triệu đồng.
• 10 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 2 triệu đồng (hiện kim) + voucher du lịch trị giá 3 triệu đồng.
- Người đoạt giải thưởng được hỗ trợ 2 đêm phòng khách sạn để tham dự lễ trao giải, khách sạn do BTC chọn và đặt phòng.
- Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 30-8-2020.
Quy định chung:
- Tác giả chịu trách nhiệm về tính chính xác các thông tin trong bài viết và bản quyền bài viết.
- Cán bộ, phóng viên, công nhân viên báo Tuổi Trẻ và các đơn vị đồng hành chương trình này được tham gia viết bài nhằm cổ súy cho hồi phục du lịch Việt Nam nhưng không được xét chấm giải.
- Trong thời gian diễn ra cuộc thi, bài dự thi được chọn đăng trên báo in báo Tuổi Trẻ, TTO sẽ được báo Tuổi Trẻ trả nhuận bút.
- BTC được quyền sử dụng bài dự thi đoạt giải cho mục đích tuyên truyền, đối ngoại, in ấn các tài liệu quảng bá tiếp thị cho mục đích phát triển du lịch Việt trong và sau cuộc thi. Đối với bài dự thi không đoạt giải nhưng được sử dụng cho mục đích vừa nêu sẽ được trả nhuận bút 300.000 đồng/bài.
- Người đoạt giải chịu trách nhiệm đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Giải thưởng bằng hiện vật sẽ không được quy đổi thành tiền.
- Nếu có bằng chứng hiển nhiên người tham gia gian lận và sao chép tác phẩm thì kết quả của người thắng cuộc sẽ bị hủy bỏ.
- Nếu có một vấn đề phát sinh trong hoặc sau cuộc thi, mà vấn đề này nằm ngoài quy định đang có, BTC có toàn quyền thảo luận để đưa ra quyết định xử lý vấn đề.
BAN TỔ CHỨC
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận