TTCT - Xu hướng tránh lãng phí mùa lễ Giáng sinh và năm mới là điều người ta nhận thấy trong vòng 5 năm trở lại đây ở Đan Mạch, dù không phải do ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Các tình nguyện viên của Ngân hàng Thực phẩm gom những món hàng sẽ bị siêu thị hủy để đem bán với giá tượng trưng cho người nghèo-Politiken Các nước trong khối Scandinavia nói chung có nền kinh tế phát triển bền vững, dự trữ quốc dân cao, nợ công thấp nên không bị suy thoái kinh tế tác động mạnh như các nước Tây và Nam Âu, hồi phục cũng nhanh chóng hơn. Theo IMF, GDP bình quân đầu người của Đan Mạch năm 2015 là 51.424 USD, đứng thứ 8/194 nước (Việt Nam là 2.171 USD, đứng thứ 131/194 nước). Tuy vậy người Đan Mạch trọng sự khiêm tốn, tính cần kiệm, không thích những biểu hiện khoe khoang (trên Facebook rất hiếm thấy người Đan Mạch khoe xe hơi, trang sức mới sắm, hàng hiệu đắt tiền). Từ trước tháng 12, trên báo chí và các mạng xã hội tại đây đã rộ lên phong trào tránh lãng phí thực phẩm trong mùa Giáng sinh và năm mới để vừa tránh phí phạm từ nông sản phẩm tới bao bì đóng gói, điện, nước, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Theo ước tính của Tổ chức Nông nghiệp và thực phẩm Đan Mạch thì chỉ riêng trong tháng 12 đã có khoảng 1,1 tỉ krone (hơn 160 triệu USD) thực phẩm các loại bị đổ bỏ. Nguyên do, theo bà Marianne Gregersen - chuyên gia của tổ chức này, là các bữa tiệc tùng đóng một vai trò rất quan trọng trong dịp lễ này nên người ta thường chuẩn bị quá nhiều, dẫn tới tình trạng thừa mứa. Trang web của Tổ chức Hãy ngưng lãng phí thực phẩm đã đưa ra những hướng dẫn về cách tính toán, lên kế hoạch các bữa tiệc sao cho tránh phí phạm. Mặt khác, các quy định về an toàn thực phẩm tại Đan Mạch hết sức chặt chẽ, do vậy mỗi ngày có không ít mặt hàng thực phẩm bị loại bỏ vì sắp hết hạn sử dụng, vì bao bì bị móp méo hay hàng lỡ bị nhập vào quá nhiều... Tại các siêu thị đều có quầy riêng bày bán giảm giá những món gần hết hạn sử dụng. Các món hết hạn thì phải hủy bỏ theo luật định, nhưng trên thực tế thì những món này vẫn an toàn cho người dùng thêm một thời gian nữa. Ngân hàng thực phẩm (www.FoedevareBanken.dk), một tổ chức thiện nguyện đã hoạt động được 7 năm, chuyên đi gom thực phẩm bị loại về bán lại cho người nghèo với giá tượng trưng. Từ đầu năm tới tháng 12, họ đã gom và phân phối được 650 tấn thực phẩm, rau trái các loại. Công việc của 150 tình nguyện viên của FoedevareBanken là tới các siêu thị lớn, các nhà bán sỉ, các công ty sản xuất thực phẩm để gom những món sẽ bị đổ bỏ, đem về phân loại, đóng gói cẩn thận rồi đem bán tại một số điểm cố định ở thủ đô Copenhagen và thành phố Aarhus, là hai nơi tập trung nhiều người không nhà, lao động nhập cư lậu, người mại dâm nhất. Bình thường hàng được bán mỗi tuần một lần, riêng mùa Giáng sinh thì 2 lần/tuần, tiền thu được dùng vào chi phí chuyên chở, xăng dầu. Tuy có mức sống rất cao nhưng người Đan Mạch rất quen với chuyện tái sử dụng và không có thành kiến với hàng “second hand”. Người ta có thể đem những món hàng, kể cả hàng hiệu, mà mình không thích nữa hoặc hết “mốt” đến bán lại hay ký gửi theo giá cả thỏa thuận, thường chỉ bằng 1/5 hay 1/10 giá gốc. Năm nay người ta còn ghi nhận xu hướng tặng nhau những món quà đã qua sử dụng, nên ngoài những cửa hàng bán đồ cũ, đồ cổ, chợ trời, còn có những trang web chuyên bán và trao đổi hàng “second hand”. Những món hàng đã qua sử dụng được tìm kiếm nhiều nhất là đồ sứ nổi tiếng thế giới Royal Copenhagen, đồ chơi lắp ráp Lego, đồ trang trí Giáng sinh cao cấp của Georg Jensen (mỗi năm chỉ ra một mẫu)... Theo khảo sát của YouGov thực hiện cho báo Den Blå Avis - tờ báo mạng chuyên về mua và bán - thì 6/10 người được hỏi cho biết họ không thấy có vấn đề gì khi trao hay nhận một món quà đã qua sử dụng nếu như đó là thứ người nhận thích hay cần. Theo cô Sofie Folden Lund - giám đốc truyền thông của Den Blå Avis, trong những năm gần đây chuyện khoe khoang những thứ mới sắm hay tiêu pha nhiều cho quà cáp giảm thấy rõ, trong khi chi tiêu hợp lý lại trở thành “mốt”. Ngoài ra, việc bỏ công lùng sục những món đồ nay không còn được sản xuất nữa để làm quà cũng là điều thú vị với nhiều người. Lại có bà Ann Lehmann Erichsen, chuyên gia của Ngân hàng Nordea, khuyến cáo các bậc cha mẹ không nên mua quà đắt tiền cho con cái. Theo bà thì một món quà trị giá 1.000 krone (khoảng 126 usd) là quá nhiều cho trẻ. Khi trẻ trở lại trường, những em không có những món quà đắt tiền tương tự để khoe sẽ cảm thấy thất vọng và buồn, từ đó sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong trường học. Khi đề cập chuyện này, Olga, một chị bạn người Moskva, đã sống và làm việc tại Đan Mạch hơn mười năm nay, cũng nghĩ như tôi là người dân nơi đây có ý thức cao về bảo vệ môi trường nên xem trọng việc tái chế, tái sử dụng các thứ, hơn thế nữa, cả thế giới biết họ giàu có nên không ngại bị chê là hà tiện. Mà có lẽ, đất nước này “giàu bền” cũng một phần nhờ người dân không hoang phí!■ Tags: Bảo vệ môi trườngMua đồ second handNgân hàng thực phẩmQuà đã qua sử dụng
Cuộc 'lột xác' ngoạn mục bờ Thủ Thiêm sông Sài Gòn chỉ sau một năm LÊ PHAN 26/01/2025 Chỉ hơn một năm trước, đôi bờ sông Sài Gòn qua trung tâm TP.HCM vẫn còn bên hiện đại, bên bờ lau lách mà giờ đây hoa đã nở, đèn rực sáng, nhạc đã hòa ca đón xuân về.
Elon Musk sẽ phá vỡ quy tắc vàng khi mua Liverpool thay vì Manchester United QUỐC THẮNG 26/01/2025 Tỷ phú công nghệ Elon Musk sẽ phá vỡ nguyên tắc vàng nếu ông quyết định mua CLB Liverpool thay vì Manchester United.
VietinBank rao bán những khoản nợ xấu 'lạ lùng' BÌNH KHÁNH 26/01/2025 Cuối năm, VietinBank bỗng rao bán nhiều khoản nợ “lạ”. Một khách hàng của VietinBank vay tiêu dùng với giá trị ghi nợ gồm cả gốc, lãi, lãi phạt hơn 260.000 đồng nhưng không thanh toán, để trở thành nợ xấu.
Vụ nam thanh niên hít xà đơn trên metro số 1: Công ty Đường sắt đô thị đề nghị công an vào cuộc CHÂU TUẤN 26/01/2025 Những ngày qua mạng xã hội lan truyền clip ghi lại cảnh một nam thanh niên hít xà đơn phản cảm trên chuyến tàu metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Ngày 26-1, công ty vận hành đề nghị công an vào cuộc.