Trên đây là ý kiến của bạn Nguyễn Minh xung quanh loạt bài làm cách nào để gieo mầm thiện, đang diễn ra trên Tuổi Trẻ Online. Nhằm góp thêm một góc nhìn, chúng tôi xin giới thiệu bài viết này.
"Đọc bài viết "Để cuộc sống đẹp hơn từ những chuyện nhỏ, nào cùng like và share!" của tác giả PHẠM ĐƯỢC tôi rất thích. Tuy nhiên, cũng có điều cần phân tích, giải thích thêm.
Trên một đoạn đường thường xảy ra tai nạn giao thông tại một nước, người ta cho gắn cái biển nguy hiểm bên đường để cảnh báo, nhưng tình trạng vẫn không giảm. Có người liền sáng kiến treo tấm biển "Cẩn thận, phía trước có bãi khỏa thân". Vậy là tai nạn ít xảy ra hẳn so với trước, bởi các bác tài có lý do để lái xe cẩn thận hơn.
Theo tôi, nói nhiều về những cái xấu không phải khiến xã hội trở nên xấu, mà làm xã hội đẹp hơn. Dùng cái xấu, hình tượng xấu để đấu tranh giành lại phần tốt đẹp cho xã hội là việc làm đáng được hoan nghênh. " |
Nguyễn Minh |
Câu chuyện chỉ là bịa để mua vui. Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông tin tốt không gây ấn tượng mạnh, gây cảm xúc bằng thông tin xấu. Cũng như việc tốt không lan truyền nhanh, việc xấu lại lan truyền rất nhanh vậy.
Ví như một người MC quanh năm làm cả trăm chương trình tốt nhận nhiều lời khen. Nhưng chỉ một chương trình gặp sự cố, sẽ đối mặt với dư luận phản ứng, thậm chí là mạnh mẽ, xem như "tội đồ thiên cổ"... Bao việc làm tốt cũng vì thế mất hết ý nghĩa.
Thông tin xấu đôi khi khiến phần nào làm mờ thông tin tốt. Bởi người ta cảnh giác hơn, nghi ngờ chuyện làm trong sáng, không vụ lợi của người khác. Khi làm việc tốt lại có thể khiến bị hiểu lầm, chuốc lấy sự nghi ngờ thật không dễ chấp nhận với tất cả mọi người. Nếu không nói là có cả sự thất vọng.
Tôi nhớ câu chuyện trên báo chí: một nam sinh viên nhặt được số tiền lớn trong ví liền liên lạc ngay với chủ nhân. Do bạn hẹn tại khách sạn (nơi bạn sinh viên làm thêm) nên khiến người này hiểu lầm, quyết định báo công an theo dõi.
Động cơ, việc làm của bạn hoàn toàn trong sáng, chỉ khác lạ do bạn là nhân viên tại khách sạn. Chàng trai đã bất ngờ khi đối diện với tình huống ấy - tưởng đơn giản là chuyện trả lại đồ cho người bị mất.
Chủ nhân sau đó mới biết rõ mọi chuyện và thành thật cảm ơn tấm lòng của bạn. Cái kết của câu chuyện là đẹp, tuy nhiên, rõ ràng tâm lý nghi ngờ việc tốt là có thật. Thông tin xấu gây ám ảnh ảnh, nghi ngờ là có thật.
Nhưng nói báo chí đưa nhiều gương xấu hơn gương tốt, là gây tâm lý tiêu cực thì chưa hẳn đúng. Mà còn tùy thuộc vào tờ báo, kênh truyền hình độc giả, khán giả lựa chọn và hơn hết là sở thích xem thông tin của chính độc giả, khán giả.
Bạn không thể nói luôn muốn xem nhiều thông tin người tốt, việc tốt khi tìm thông tin về: Tội phạm, hình sự, vụ án.
Và như đã nói, do tin xấu thường gây ấn tượng mạnh, dễ lan truyền hơn tin tốt nên dù trên các mặt báo nhiều tin tốt nó tự dưng vẫn nổi bật, dễ khiến người ta chú ý. Đương nhiên, cũng không phải tin xấu đều hấp dẫn, gây tò mò cho tất cả mọi người.
Mặt khác, đưa ra thông tin xấu cũng là một cách giáo dục, răn đe hiệu quả được sử dụng. Đặc biệt là trong ngăn ngừa tội phạm, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. Việc này cũng giống như việc dạy trẻ ở mỗi gia đình vậy. Đều là luôn thương yêu trẻ cả, nhưng có những người cha, người ông luôn tỏ ra nghiêm khắc, khiến trẻ phải răm rắp nghe lời.
Khi tình yêu, sự chìu chuộng, thương của cha mẹ, người thân khác quá lớn, dễ khiến trẻ hư, ỷ lại. Biện pháp giáo dục này là có tác dụng.
Truyện cổ tích xây dựng những nhân vật xấu, cái cái ác để khiến người đọc rút kinh nghiệm, sống tốt hơn chứ chẳng phải để học theo cái xấu, trở thành người xấu...
Và, thông tin xấu đưa ra cũng là chứng minh ngược lại rằng thông tin tốt là quý giá hơn, những người làm việc tốt càng đáng trân trọng hơn.
Bởi chung quy, tất cả mọi người chúng ta ai cũng đều hướng đến giá trị tốt đẹp, nhân văn. Không thể nói tôi, anh, chị trở nên tiêu cực, xấu đi do đọc nhiều thông tin người xấu, việc xấu đăng tải trên báo chí, truyền hình. Bởi đều có tính định hướng, tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp.
Đương nhiên không thể chối bỏ chuyện ở nơi này, nơi khác đôi khi xảy ra chuyện sử dụng thông tin xấu nhiều để câu view, vì tiền. Độc giả càng trở nên thông thái nên dễ dàng nhận ra tình trạng ấy".
Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có ý kiến gì về điều này? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài hoặc gởi qua email: [email protected]. Cảm ơn bạn! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận