TTCT - Mất một đã là khó, đằng này mất tới bốn trụ cột ở hàng phòng ngự, chưa biết ông Park xoay xở thế nào? Chấn thương đã và đang uy hiếp nhiều sự nghiệp cầu thủ. Liệu đã đến lúc phải thực hiện một cuộc rà soát thật khoa học về điều này? Quang Hải bị rách cơ trong trận đấu với U22 Singapore (Việt Nam thắng 1-0) Nếu không có sự thay đổi lớn về lịch thi đấu do COVID-19, cuối tháng 3 này, tuyển VN sẽ bắt đầu quay lại vòng loại World Cup, nơi mà thầy trò ông Park Hang Seo đang tạm dẫn đầu bảng. Tuyển VN còn ba trận, hai trên sân khách gặp Malaysia, UAE và một ở sân nhà tiếp Indonesia. Nếu tiếp tục thi đấu thành công, ông Park lại đạt một kỷ lục mới là đưa tuyển VN vào vòng đấu cuối của cuộc đua tranh vé dự VCK World Cup khu vực châu Á. Mục tiêu giữ ngôi đầu bảng là không hề dễ dàng, khi ưu thế ở lượt đi tạo ra được trước UAE và Malaysia chỉ là mong manh một bàn thắng. Đã vậy, điểm mạnh nhất của tuyển VN là hàng phòng ngự đang gặp phải vô số chuyện. Trong những lá chắn thép, giờ đây ông Park chỉ yên tâm mỗi mình vị trí Quế Ngọc Hải. Trọng Hoàng, Đình Trọng thì vướng thẻ phạt không thể đá trận gặp Malaysia ngày 31-3. Họa vô đơn chí, hôm diễn ra trận tranh Siêu cúp quốc gia, Duy Mạnh dính chấn thương nặng, mà theo chẩn đoán của bác sĩ là không thể hồi phục trước 31-3. Chưa hết, rạng sáng 3-3, tin không vui dội về từ Hà Lan khi Văn Hậu chấn thương trong trận đấu của đội hình trẻ Heerenveen. Mất một đã là khó, đằng này mất tới bốn trụ cột ở hàng phòng ngự, chưa biết ông Park xoay xở thế nào? Thôi, chuyện đó hạ hồi phân giải. Đằng nào diễn biến của vụ khủng hoảng nhân sự hàng thủ cũng đang được các trang thể thao thời sự đeo bám từng giờ từng phút. Ở đây, chúng tôi muốn bàn một chuyện khác, đó là có khá nhiều tài năng trẻ của bóng đá Việt dính những chấn thương uy hiếp đến cả sự nghiệp. Liệu đã đến lúc phải thực hiện một cuộc rà soát thật khoa học về điều này? Người thì cho rằng do V-League bạo lực quá, nhưng cũng có ý kiến cho rằng hệ xương khớp của đa số cầu thủ Việt không chịu nổi lịch thi đấu dày và khi dính chấn thương thì khả năng hồi phục cũng chậm. Nguyên nhân bởi đa phần cầu thủ Việt sinh ra trong gia đình nghèo, dẫn đến việc vừa thiếu, vừa không có kiến thức đúng về dinh dưỡng từ nhỏ. Các bác sĩ nổi tiếng về xương khớp ở VN như Phan Vương Huy Đổng hay Tăng Hà Nam Anh xác nhận với tôi rằng đó là một điều đáng lưu tâm. Thậm chí, bác sĩ Tan Ji Lim - chuyên gia về xương khớp của Singapore từng chữa chấn thương đầu gối, dây chằng cho các cầu thủ Việt - cũng cho rằng đó là chuyện mà một nền bóng đá muốn phát triển cần chú trọng đặc biệt: dinh dưỡng từ nhỏ. Nhưng ở VN, mấy ai quan tâm? Các nhà quản lý thể thao nói chung, bóng đá nói riêng chưa bao giờ nhìn vấn đề này một cách thật nghiêm túc.■ Tags: Dinh dưỡngBóng đáChấn thươngCầu thủĐứt dây chằngVăn Hậu
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp quỹ đầu tư Mỹ muốn có tổ hợp giải trí đẳng cấp thế giới tại Việt Nam DUY LINH 23/04/2025 Chiều 23-4, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp ông Daniel Rosen, giám đốc điều hành Tập đoàn Rosen Partners, đang có kế hoạch xây tổ hợp giải trí tầm cỡ thế giới tại Việt Nam.
Giá vàng giảm từng phút ÁNH HỒNG 23/04/2025 Tối nay, 23-4, giá vàng giảm từng phút. Chỉ trong hơn 24 tiếng, giá vàng thế giới đã bốc hơi 226 USD/ounce, tương đương giảm 7,12 triệu đồng/lượng.
Thu hồi toàn quốc 12 loại sữa giả DƯƠNG LIỄU 23/04/2025 Ngày 23-4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị sở y tế, chi cục an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trên cả nước thu hồi 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả.
WSJ: Nhà Trắng cân nhắc giảm 50% thuế quan với hàng Trung Quốc KHÁNH QUỲNH 23/04/2025 Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang xem xét cắt giảm thuế đối ứng đối với hàng hóa Trung Quốc, có thể lên đến 50% trong một số trường hợp, nhằm hạ nhiệt căng thẳng với Bắc Kinh.