TTCN - Các bạn sinh viên hôm nay đang bước vào đại hội lần 7 của mình. Xã hội cũng đang hướng sự quan tâm cùng những tình cảm và mong ước của mình tới các bạn. Tôi mượn tên một bài hát của Lưu Hữu Phước sáng tác trước thềm Cách mạng Tháng Tám để làm đầu đề cho cuộc trò chuyện về ba vấn đề có liên quan nhiều đến các bạn. Trước hết, tôi có một so sánh về đội ngũ. Vào trước 1945 cả Đông Dương cũng chỉ có 500 sinh viên. Đến thập kỷ 60 ở cả miền Bắc, miền Nam, số sinh viên cũng chỉ có vài ba vạn. Nay thì lực lượng của các bạn hùng hậu rất nhiều. Dù so với các nước trong khu vực, tỉ lệ 118 sinh viên trên 10 vạn dân của nước ta là hiện còn rất thấp. (Thái Lan cách đây 20 năm đã là 2.006!). Dù sao đội ngũ sinh viên của chúng ta hôm nay cũng đã xấp xỉ 80 vạn (chiếm gần 1% dân số cả nước). Cùng với nhu cầu của phát triển đất nước, xã hội ta nhất định sẽ còn nâng số lượng và qui mô đào tạo hằng năm lên. Trong xã hội vẫn có những ý kiến băn khoăn về sự cân đối với trình độ phát triển kinh tế, về chất lượng không đi đôi với số lượng (nhiều ý kiến cho rằng số lượng càng đông mà chất lượng kém thì thiệt hại cho xã hội càng nhân lên, trong lĩnh vực này không thể lấy số lượng thay cho chất lượng được). Thế nhưng xu thế tăng qui mô đào tạo đại học là tất yếu. Vấn đề còn lại là phải nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Một đội ngũ ngót triệu người tuổi trẻ đang hăm hở, miệt mài nơi các “thánh đường của khoa học - công nghệ và kỹ thuật” là một lực lượng to lớn. Cứ nghĩ rằng hằng năm từ trong đội ngũ ấy ra trường vài ba chục vạn kỹ sư, bác sĩ, cử nhân khoa học sẽ góp cho xã hội một lực lượng nhân lực bậc cao trong mọi ngành nghề, mọi miền đất nước mới thấy hết cái ý nghĩa của số lượng đi đôi với chất lượng. Cố nhiên, chất lượng đào tạo đại học gồm nhiều yếu tố. Có yếu tố về chương trình, nội dung, trình độ người thầy, phương tiện và thiết bị dạy học, nghiên cứu khoa học; có yếu tố về quản lý nền đại học và nhà trường đại học; có cả yếu tố về chính sách, chế độ kinh tế - xã hội - chính trị.Nhưng tất cả những yếu tố ấy chỉ là khách quan so với sự nỗ lực chủ quan của các bạn. Nỗi lo về chất lượng kém là có thật và nó là nỗi lo chung của xã hội, của nhà trường, của Nhà nước, của cả nhà mình nữa. Nhưng nó không thể là sự bàng quan, “măckêno”, nước chảy bèo trôi của các bạn.Trong tất cả công việc của các bạn ở trường, xã hội cho rằng việc quan trọng hàng đầu là xây dựng nhân cách sinh viên. Nhân cách sinh viên là điều mà cả xã hội, đất nước và gia đình đều mong đợi hướng theo tiêu chí sự hình thành người chuyên gia - người trí thức từ nhà trường đại học. Các đất nước đào tạo đại học là để có được một đội ngũ chuyên gia và trí thức. Từ xưa đến nay cũng là như vậy. Ra trường bạn có thể làm giám đốc, bí thư, chủ tịch, thủ tướng... hay làm kỹ sư ở một hợp tác xã, bác sĩ, thầy giáo, làm đốc công hay kế toán trưởng... bạn phải làm những việc ấy với năng lực, tư cách chuyên gia và trí thức. Tư cách chuyên gia và trí thức là sự gửi gắm, chờ đợi của đất nước nơi các bạn, cũng là sự đầu tư của xã hội vào các bạn. Chúng ta có nhiều ví dụ để lo lắng về vấn đề này. Cách đây mấy tháng, Bộ Kế hoạch - đầu tư đã công bố một kết quả điều tra khá buồn. Đó là trình độ khoa học, kỹ thuật và công nghệ, nhất là những công nghệ mũi nhọn như tin học của học sinh, sinh viên chúng ta là rất thấp, xếp gần chót so với 11, 12 nước trong khu vực. Có một nghịch lý nữa mà các bạn cần biết. Đó là nền hành chính công của chúng ta đã có một đội ngũ công chức cả triệu người có bằng đại học. Nhưng vì những tố chất chuyên gia và trí thức thấp nên nền hành chính của chúng ta vẫn bị coi là trì trệ, lạc hậu, kém hiệu quả, kém chí công vô tư và hơi nhiều tham nhũng(!). Vì thế, việc rèn luyện, bồi dưỡng, hình thành nhân cách sinh viên để có đạo đức công dân và đạo đức nghề nghiệp, cũng như trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn và nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trở thành vấn đề, thành câu chuyện của chính các bạn. Tôi nhớ sách Đại học mà nho gia viết đã 2.500 năm nay có câu: “Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại tân dân, tại chỉ ư chí thiện”. Diễn giải theo ngôn ngữ hiện đại là “Đường lối đại học (dạy và học) là để làm rõ con đường phát triển đất nước, để tạo ra năng lực đổi mới con người, đổi mới xã hội, để đạt tới đỉnh cao về văn hóa, khoa học, kỹ thuật”. Đó là sự mách bảo thông tuệ mà ngàn xưa đã trao cho các bạn hôm nay.Việc xây dựng nhân cách sinh viên để trở thành chuyên gia, thành trí thức phải cụ thể hóa thành việc xây dựng mục đích, động cơ, thái độ học tập và xây dựng phong cách học tập ở bậc đại học. Tháng 4-1970 cố giáo sư Tạ Quang Bửu đã có một bài nói chuyện rất hay về “Xây dựng động cơ và phương pháp học tập tốt” tại Đại học Y khoa Hà Nội. Ông nói: “Muốn học giỏi phải có phương pháp học tập và phương pháp nghiên cứu khoa học. Muốn có phương pháp đúng phải có động cơ học tập đúng, càng phải có động cơ nghiên cứu khoa học đúng. Động cơ thuộc về tình cảm rất sâu - tình cảm yêu ngành yêu nghề, có khi yêu hơn cả người yêu. Phương pháp học tập ở đại học và nghiên cứu khoa học về bản chất là một. Những năm học ở trường là quá trình xây dựng phương pháp học tập tốt để làm tiềm lực cho suốt đời, vì suốt đời phải học tập. Phải từng bước vững chắc và nhanh chóng chuyển phương pháp học tập thành phương pháp nghiên cứu khoa học”. Ông nói thêm: “Nội dung chung của phương pháp là tiếp thu kiến thức và thông tin khoa học một cách sáng tạo, để sáng tạo độc lập ra những phương pháp mới. Đó là độc lập suy nghĩ”.Tôi muốn dẫn thêm một thông tin nữa để các bạn càng thấy tầm quan trọng của phương pháp học tập ở đại học. Tiến sĩ Sugata Mitra - giám đốc Trung tâm R&D (nghiên cứu & phát triển) NIIT - Tập đoàn đào tạo công nghệ thông tin toàn cầu của Ấn Độ - có một bài viết rất sâu sắc: “Những mẫu hình mới cho phát triển trong thế kỷ 21: Sự phát triển của con người trong thế kỷ 21 sẽ phụ thuộc việc chúng ta đương đầu với sự bùng nổ trí thức như thế nào... Thế kỷ mới này sẽ là thế kỷ của sự thay đổi. (Thế mà) giới trẻ, những người sẽ quyết định bản chất của thế kỷ đang được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục vẫn gần như không đổi hơn 1.000 năm... Các thay đổi chậm chạp về chương trình giảng dạy dẫn đến việc mất đi tính thích hợp trong một xã hội vốn (đang) xem việc nhanh chóng đạt được các kỹ năng quan trọng hơn việc học lý thuyết suông. Những thay đổi đầy ấn tượng trong ngành công nghệ sinh học, di truyền học và khoa học máy tính được phản ảnh rất ít trong hệ thống trường học chính qui tại hầu hết các quốc gia. (Do đó) khả năng tưởng tượng, sáng tạo và suy nghĩ độc lập sẽ trở thành tác nhân quan trọng nhất của sự thay đổi”. Tôi nghĩ rằng các bạn nên suy nghĩ nhiều về bốn “trụ cột” của giáo dục mà UNESCO nêu ra: 1. Học để biết. 2. Học để làm. 3. Học để sống với nhau. 4. Học để thể hiện mình.Đúng là chúng ta đang phải chịu đựng một hệ thống đào tạo đại học không phải chỉ có ông tiến sĩ Ấn Độ nhận xét mà xã hội ta cũng đã nhận thức ra: lý thuyết suông nhiều hơn kỹ năng thực hành, nhồi nhét, thầy đọc trò chép, thích tạo ra “vẹt” lặp lại như thầy hơn là gợi mở, phát huy năng lực tưởng tượng, sáng tạo, độc lập suy nghĩ - những tố chất trí tuệ của chuyên gia và nhà trí thức. Nhưng tôi thấy tuổi trẻ cần có nhạy cảm, tự chủ, tự tin và quyết “nhón gót, kiễng chân vượt cao hơn hiện thực”, không chịu “nước chảy bè trôi”. Trong tôi vẫn còn đầy ắp một ấn tượng đẹp của sự nhạy cảm. Cách đây đã 15 năm, lúc nước ta mon men vào nền kinh tế thị trường, chính là các bạn sinh viên của các khoa kinh tế ở TP.HCM đã thảo luận tập thể và những kiến nghị thông minh của họ cuối cùng cũng được chấp nhận, sửa đổi chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy môn kinh tế chính trị học(!).Sự hình thành nhân cách sinh viên nhằm trở thành chuyên gia, thành trí thức để có thể hòa nhập vào thế kỷ đổi thay này là việc chính của các bạn. Không ai làm thay để “nên người” cho mình được.Xã hội đòi sự đổi mới đại học để đào tạo được chuyên gia, đào tạo trí thức quyết liệt trăm lần như cuộc chơi “xi-ghêm”.Chắc chắn các bạn sẽ không ngồi chờ, thụ động. Tôi xin mượn tiếp lời cố bộ trưởng Tạ Quang Bửu để kết luận: “Chúng ta phải nuôi dưỡng và tăng cường tính tập thể. Trên cơ sở phát huy tập thể mà phát huy bản lĩnh của mỗi người. Hiện nay chúng ta chưa giỏi nên cần phải có tập thể. Nhưng sau này càng giỏi càng phải tập thể hơn để cùng nhau làm những việc lớn hơn”. Tags: Sinh viênTrí thứcChất lượng đại họcĐạo đức công dân
Xe không vào được bãi rác Đa Phước, nguy cơ rác TP.HCM hôm nay không được xử lý LÊ PHAN 23/01/2025 Tối 23-1, cả trăm xe rác không vào bãi rác Đa Phước được, gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải TP.HCM hôm nay không được xử lý.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Lưu Quang, ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.
Bắt bà 'Đậu Thanh Tâm' vì hành vi kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168 DANH TRỌNG 23/01/2025 Bà 'Đậu Thanh Tâm' bị bắt tạm giam với cáo buộc đăng tải một số video clip với thông tin bịa đặt kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168.