TTCT - Vào những ngày cuối đời, Giáo hoàng Francisco vẫn phải lo toan giải quyết chuyện tài chính cho Vatican. Đây cũng sẽ là cơn nhức đầu cho tân Giáo hoàng Leo XIV, vì nhà nước nhỏ nhất thế giới đang thâm hụt ngân sách trầm trọng. Charles nước Anh, thời còn làm thái tử, cùng vợ Camilla thăm Thư viện Vatican năm 2019. Thư viện là nơi sở hữu vô số bảo vật tầm cỡ thế giới. Ảnh: Reuters Khi nói đến Vatican, trong đầu nhiều người liên tưởng ngay đến những kho báu vô giá như các thánh đường rộng lớn, các chén thánh bằng vàng, nhà nguyện Sistina, Vương cung thánh đường Thánh Phero… Thế nhưng dưới góc nhìn thuần túy tài chính thì Vatican là một nhà nước đang cạn kiệt tiền mặt.Thâm hụt ngân sách và quỹ lươngSở dĩ như vậy là vì Tòa thánh, không giống các quốc gia có chủ quyền khác, không hề thu thuế để trang trải chi tiêu. Thành quốc chỉ dựa vào nguồn thu từ vé tham quan bảo tàng và chi tiêu của khách du lịch.Ngược lại, Vatican phải chi cho rất nhiều thứ - từ mạng lưới tòa đại sứ khắp thế giới đến một đạo quân dù nhỏ nhưng vẫn tốn kém các vệ binh Thụy Sĩ bảo vệ Giáo hoàng và Vatican. Chi phí duy tu các tòa nhà lộng lẫy cũng lớn không kém.Thâm hụt ngân sách của Vatican năm 2024 lên đến 83 triệu euro, gấp ba lần cách đây 10 năm. Quỹ hưu trí của Vatican cũng thâm hụt, tính đến năm 2022, hụt đến 631 triệu euro và đến nay có thể lên đến 1,4 tỉ euro. 1/3 tiền quỹ này hiện chôn trong các khoản đầu tư bất động sản khó rút ngay.Ngày xưa Vatican từng rất giàu có; Tòa thánh có đủ tiền để xây dựng các công trình hoành tráng, thậm chí tài trợ cho các đạo quân Thập tự chinh. Giáo hội vào thế kỷ thứ 6 đã nghĩ ra một cách kiếm tiền cực kỳ dễ dàng: ban phát "ơn toàn xá", tức thu tiền của những ai muốn được xóa tội để khi chết đi sẽ được lên thiên đường. Dòng tiền này, dù bị phê phán dữ dội và dẫn tới những phong trào cải cách tôn giáo rồi sẽ trở thành ly giáo và bạo lực vũ trang, vẫn đổ về Vatican cho đến tận thế kỷ thứ 16.Năm 1929, Giáo hội ký hiệp ước với nhà nước Ý để cho ra đời thành quốc Vatican, một quốc gia độc lập, diện tích chỉ khoảng 44ha nằm giữa thành phố Roma, dân số hiện vào khoảng 900 người. Lúc đó, vì không thu thuế, Vatican mới muốn biến thành một trung tâm tài chính bằng cách lập Ngân hàng Vatican để tận dụng lợi thế "nhà nước không đánh thuế" hòng thu hút tiền đầu tư. Trong một thời gian dài, Ngân hàng Vatican và hệ thống tài chính ở đây mang nhiều tiếng không tốt do dính líu tới các vụ xì căng đan rửa tiền, buôn lậu và cả băng đảng mafia.Nhiều vấn đềĐến đầu thập niên 2000, vấn đề tiền bạc của Vatican trở nên phức tạp đến nỗi Giáo hoàng Benedict XVI phải thành lập tổ đặc nhiệm giải quyết vấn nạn rửa tiền; Vatican Bank phải bắt đầu công khai báo cáo tài chính thường niên. Thế nhưng Giáo hoàng Benedict cũng đành bó tay trước sự phức tạp của vấn đề; đó cũng là lý do chính ngài trở thành giáo hoàng đầu tiên từ chức sau hàng trăm năm. Trước đó, cơ quan giám sát tội phạm tài chính EU đã cảnh báo Vatican phải có biện pháp mạnh để ngăn ngừa nạn rửa tiền và tài trợ cho khủng bố. Đầu năm 2013, Ngân hàng trung ương Ý chặn mọi giao dịch điện tử với Vatican làm du khách không thể rút tiền từ máy ATM hay xài thẻ tín dụng ở thành bang này.Giáo hoàng Francisco đăng quang vào năm 2013 và đã khởi xướng nhiều cải cách quan trọng. Ngài tìm cách hiện đại hóa quy trình sổ sách kế toán của Vatican, vì cho đến lúc đó người ta vẫn ghi sổ sách thu chi của Vatican bằng giấy bút. Dưới sự chỉ đạo của ngài, Vatican Bank đóng hàng ngàn tài khoản đáng ngờ. Giáo hoàng còn giảm lương của các hồng y và thuê hãng kiểm toán Deloitte rà soát sổ sách - lần đầu tiên trong lịch sử Vatican có kiểm toán độc lập từ bên ngoài.Dĩ nhiên giới chức Vatican phản đối; họ cần chi tiêu nhiều thứ, nhưng nay mọi khoản tiền phải thông qua bộ phận tài chính Vatican, bị kiểm toán săm soi, điều theo họ gây chậm trễ và quá nhiêu khê. Các hồng y đã họp nhiều lần để tìm cách giải quyết khủng hoảng tài chính nhưng không có kết quả. Vấn đề gay cấn nhất vẫn là quỹ lương hưu cho các vị chức sắc tôn giáo cao tuổi; hiện nghĩa vụ chi trả của quỹ này lên đến 2 tỉ euro, nhưng không có nguồn thu để cân đối. Vatican chỉ còn cách giảm lương, tiền hưu và các chi phí khác. Lương của các hồng y hiện ở mức 5.000 euro mỗi tháng, có giảm từ mức 5.500 euro, nhưng chưa đáng kể. Giáo hoàng Francisco chỉ nhận mức lương 2.500 euro/tháng, nhưng thường tặng hết cho các quỹ từ thiện.Tờ Wall Street Journal cho rằng với những người quan ngại chuyện tài chính của Vatican, họ đang kỳ vọng tân giáo hoàng sẽ vừa là một vị thánh dẫn dắt 1,4 tỉ tín hữu, vừa là một CEO biết quản lý tiền bạc, để giải quyết các vấn nạn tài chính hiệu quả hơn các đời giáo hoàng trước. ■ Nhiều người tự hỏi vì sao Vatican không bán bớt tài sản để có tiền trang trải, khi họ đang nắm giữ những kho báu lịch sử và nghệ thuật như bản thảo của nhiều nhân vật nổi tiếng trong Thư viện Vatican, tác phẩm nghệ thuật của Leonardo da Vinci hay Michelangelo. Thư viện Vatican hiện có hơn 1 triệu cuốn sách cổ và hiếm, kể cả các bản Cựu ước và Tân ước bằng tiếng Hy Lạp cổ. Nhưng Vatican chưa bao giờ có ý định bán tài sản; ngay cả trong sổ sách kế toán, họ ghi nhận nhiều tác phẩm nghệ thuật vô giá, kể cả Sistine Chapel, chỉ có giá 1 euro, để nhấn mạnh tính vô giá của các bảo vật này. Tags: VaticanThư việnGiáo hoàng FranciscoTân Giáo hoàng Leo XIVTài chính Vatican
Thủ tướng: Sẽ phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu THÀNH CHUNG 18/05/2025 Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay đã chỉ đạo chuẩn bị phát động phong trào toàn dân thi đua làm giàu, đóng góp, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Thị trấn vùng cao ở Tuyên Quang ngập sâu sau cơn mưa 'cực đoan' 230mm CHÍ TUỆ 18/05/2025 Sau cơn mưa 230mm chỉ trong 3-4 giờ, nhiều tuyến đường ở thị trấn vùng cao Na Hang (Tuyên Quang) ngập sâu, nước tràn vào nhà dân.
Sau tiếng nổ trên núi, lũ quét ập về giữa khuya ở Bắc Kạn, 2 người chết CHÍ TUỆ 18/05/2025 Rạng sáng nay 18-5, ở xã Đồng Phúc (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) xảy ra lũ quét làm 2 người chết, 1 người bị cuốn trôi nhưng may mắn thoát nạn.
Hối lộ cho 2 đời giám đốc Điện lực Bình Thuận để thao túng trúng toàn bộ 26 gói thầu thiết bị điện THÂN HOÀNG 18/05/2025 Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố ông Huỳnh Tuấn Ân, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Tập đoàn Tuấn Ân.