TTCT - Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) và tổ chức Hồi giáo cực đoan Hezbollah đã lại bước vào vòng xoáy triệt hạ lẫn nhau mới, đẫm máu nhất sau một thời gian dài. Ảnh: AFPChu kỳ khủng bố lẫn nhau lần này bắt đầu lúc 15h30 (giờ Lebanon) hôm thứ ba 17-9, khi hàng nghìn máy nhắn tin của các thành viên Hezbollah phát nổ trong khoảng nửa tiếng trên toàn cõi Lebanon và Syria. Tất nhiên Hezbollah phản pháo không nương tay. Một tuần sau, hai bên lại tăng cường bắn phá, thật trớ trêu, trong bối cảnh thế giới đang tề tựu nhân tuần lễ cấp cao của Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc nói nhiều chuyện hòa bình cao thượng.Giờ thứ 25Các cuộc tấn công gây nổ máy nhắn tin, rồi đến bộ đàm của các thành viên tổ chức Hezbollah khét tiếng là gieo rắc kinh hoàng ở Lebanon và Syria, thậm chí cả ở Israel trong hai ngày 17 và 18-9 đã khiến ít nhất 37 người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương, gồm nhiều thường dân. Theo Trung tâm Nghiên cứu tình báo Pháp Cf2R, Mojtaba Amani - đại sứ Iran tại Lebanon - bị thương nặng ở đầu và đã mất một mắt sau khi máy nhắn tin của ông phát nổ, một số nhân viên sứ quán Iran cũng bị thương.Chưa hết, Israel không kích ồ ạt lãnh thổ Lebanon vào đầu tuần này, giết chết gần 500 người và khiến 1.600 người bị thương, biến cố mà bộ trưởng y tế Lebanon gọi là "ngày chết chóc nhất" kể từ cuộc nội chiến năm 1990 ở nước này. Hàng chục nghìn người đã mất nhà cửa ở cả hai phía biên giới Israel - Lebanon kể từ khi Israel mở chiến dịch truy quét lực lượng Hamas sau vụ tấn công ngày 7-10-2023 của Hamas vào lãnh thổ Israel.Hôm 23-9, máy bay của Israel đã tấn công các thị trấn phía đông thung lũng Bekaa và bắc Hermel, theo một đài truyền hình thân cận với Hezbollah. Trước đó, đáp lại vụ nổ máy nhắn tin, Hezbollah đã bắn tên lửa vào Israel trong hai ngày 21 và 22-9 và thủ lĩnh tổ chức này Hassan Nasrallah đã tuyên bố Hezbollah sẽ "tiến hành lâu dài" các cuộc tấn công qua biên giới nhằm yểm trợ cho lực lượng Hamas, theo Guardian. Tuần qua cũng là tuần lễ mà hai bên tấn công sâu nhất vào lãnh thổ của nhau kể từ đầu cuộc xung đột đến giờ.Trong một góc nhìn khác, nếu biết rằng Chính phủ Israel hiện giờ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đang đứng trước hạn chót là phải giải quyết xong "vấn đề Hamas" ở Dải Gaza trong vòng một năm, thì có thể ngờ rằng chính quyền Netanyahu và IDF nay đang muốn triệt hạ các đối thủ không đội trời chung Hezbollah và Hamas bằng mọi giá. Tối 23-9, phó đô đốc Daniel Hagari, người phát ngôn của IDF, bày tỏ tâm tư trong họp báo cuối ngày: "Nhiều năm qua, Hezbollah đã lên kế hoạch thực hiện ở miền bắc Israel những gì Hamas làm ở miền nam Israel vào ngày 7-10: xâm lược Israel, xâm nhập vào các cộng đồng dân sự và thảm sát thường dân vô tội. Ðể đạt được mục tiêu này, Hezbollah đã vạch ra kế hoạch "Chinh phục Galilee"".Ông Hagari từ đó giải thích IDF đã tiến hành cuộc tấn công chính xác dựa trên thông tin tình báo nhắm vào Ibrahim Aqil, "công trình sư" của kế hoạch "Chinh phục Galilee", và các chỉ huy cấp cao khác của Lực lượng Radwan (lực lượng đặc nhiệm của Hezbollah) tại Beirut. "Ðể đảm bảo Hezbollah không thể thực hiện một cuộc tấn công như vậy và để tất cả 60.000 người Israel có thể trở về nhà an toàn ở miền bắc Israel, chúng ta phải hành động", ông Hagari nói.Có thể nghĩ rằng IDF nay đang ráo riết loại bỏ Hezbollah bằng một kế hoạch tổng hợp bao gồm hủy diệt hệ thống liên lạc, tiêu diệt đội ngũ chỉ huy và không kích phá hủy nhắm vào tên lửa, vũ khí công phá của Hezbollah.Chống trả công luậnTrong góc nhìn trên, có thể nghĩ rằng IDF tuần rồi đã khởi động cuộc tổng tấn công qua máy nhắn tin, bộ đàm và không kích là do nhận thức trước được rằng họ sẽ ngày càng phải đối phó với những phản đối nặng nề hơn từ công luận, nhất là khi Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu nhóm họp sẽ càng khó tiếp tục những chiến dịch đẫm máu.Trong thực tế, ngay hôm sau vụ tấn công bằng máy nhắn tin, Ðại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tỏ thái độ mạnh mẽ. Bản tin của Liên Hiệp Quốc loan báo: "Trong ngày thứ hai của phiên họp đặc biệt khẩn cấp lần thứ mười được mở lại về các biện pháp bất hợp pháp mà chính quyền Israel thực hiện ở Ðông Jerusalem và phần còn lại của lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, đại hội đồng đã thông qua, với 124 phiếu thuận, 14 phiếu chống và 43 phiếu trắng, nghị quyết yêu cầu Israel ngay lập tức chấm dứt sự hiện diện bất hợp pháp tại lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, cấu thành hành động bất hợp pháp liên tục và thực hiện trách nhiệm quốc tế của mình trong vòng 12 tháng kể từ khi thông qua văn bản".Tuy nhiên, không phải không có những tiếng nói bảo vệ Israel. Ngay cả trong thảo luận về nghị quyết buộc Israel phải rời Palestine trong vòng 12 tháng cũng đã có 14 phiếu chống. Tỉ như CH Czech cho rằng nghị quyết không giải quyết được vấn đề an ninh mà Israel phải đối mặt sau vụ tấn công của Hamas; Hungary thì lấy làm tiếc vì nghị quyết "có tính chọn lọc" (ý nói chỉ nhè Israel mà "quở"); Ấn Ðộ thì cho biết họ bỏ phiếu trắng vì không có giải pháp thay thế nào, như đối thoại giữa các bên để đạt được hòa bình... ■ Tags: IsraelNgười thiệt mạngKhủng bốHồi Giáo HezbollahPalestine
Xe không vào được bãi rác Đa Phước, nguy cơ rác TP.HCM hôm nay không được xử lý LÊ PHAN 23/01/2025 Tối 23-1, cả trăm xe rác không vào bãi rác Đa Phước được, gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải TP.HCM hôm nay không được xử lý.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Lưu Quang, ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.
Bắt bà 'Đậu Thanh Tâm' vì hành vi kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168 DANH TRỌNG 23/01/2025 Bà 'Đậu Thanh Tâm' bị bắt tạm giam với cáo buộc đăng tải một số video clip với thông tin bịa đặt kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168.