TTCT - Những con người chính trực nói về sách họ đọc, những cộng đồng nhỏ giới thiệu sách với nhau, những buổi đọc cho thiếu nhi... làm nên sự quyến rũ của sách với những giá trị thật của nó. Không ai tìm đọc trong hội hè. Cứ đến ngày Sách và bản quyền thế giới hằng năm, bạn lại gửi cho tôi một clip thu âm giọng đọc sách của ông thị trưởng bang bạn đang sống. Mỗi năm ông đều đến thư viện bang, đọc một câu chuyện cho trẻ con 3, 5, hoặc 7-10 tuổi... với thời lượng chừng 7-10 phút.Từng là một người tổ chức các sự kiện cho sách, thỉnh thoảng tôi mơ mộng, rằng mình sẽ làm được những chương trình như thế. Người đứng đầu một thành phố, một quận, huyện, các nhà văn, nghệ sĩ, họa sĩ hoặc bất cứ ai có chút ảnh hưởng xã hội nhất định... sẽ tới gặp gỡ trẻ em, đọc cho chúng nghe một quyển sách. Cầm sách lên và đọc, cử chỉ đơn giản ấy là điều đầu tiên có thể khiến con trẻ bước vào thế giới của những câu chuyện. Cách đọc truyền thống ấy gần gũi với giá trị gia đình, như thể cha mẹ đọc cho con nghe. Nó chân thật đến nỗi tôi ước mình có thể làm nó một lần, bỏ qua các giá trị trình diễn dành cho sách.Nhân chuyện này, lại nhớ đến người chị họ chuyên chạy chợ bán quần áo cho mấy xóm công nhân, một “thánh kể chuyện”. Mỗi lần chị ghé ngang nhà là con tôi lại háo hức vì biết rằng mình sẽ được nghe một câu chuyện mới. Trí nhớ thần sầu, đọc và nhớ dai, nên chị kể giống như rút truyện từ trong túi mình ra: truyện cổ Grimm, Andersen đến những truyện dài như Thuyền sắp đắm (Anh Đức), Khoảng trống trong rừng (Nguyễn Quang Thân), Arabella - Con gái tên cướp, Đảo châu báu... Nhiều chuyện dài kỳ, có khi kể mấy năm mới hết. Những đứa “trẻ lớn” là tôi và mấy người bạn ở xóm nhỏ của mình vẫn nhớ mãi những buổi tối kéo nhau đến nhà chị, ngồi bậc thềm nghe chị kể chuyện như vậy. Tôi còn nhớ mình đã kinh ngạc và khâm phục chị thế nào, và hiển nhiên, từ độ ấy, tôi dặn mình phải tìm đến sách.Rồi tôi nhớ những chuyến đò từ thị xã về nhà hồi nhỏ. Dì dượng tôi làm cho công ty phát hành sách tỉnh lỵ nên mỗi lần từ quê sang chơi, tôi luôn được “mang túi ba gang” sách đem về. Bất cứ quyển nào, từ thiếu nhi đến những quyển của Hồ Biểu Chánh. Chuyến đò dài nhưng có sách, tôi lôi ra đọc thành tiếng (chẳng biết sao hồi đó lại thích đọc thành tiếng, chắc là quen cách đọc của học trò). Đò có mấy bà buôn hàng, đã thiêm thiếp ngủ, nhưng nghe tiếng đọc sách là lạ của đứa bé bèn choàng dậy, rồi xúm quanh tôi. Hồ Biểu Chánh khiến cho mấy bà lúc thì cười, lúc thì kéo vạt áo chấm nước mắt. Ai đó nói: “Tưởng chỉ có trên cải lương, giờ đọc truyện thiệt sao mà nó nhiều tình tiết hay dữ vậy”. Rồi ai đó nhận xét: “Bé này còn nhỏ mà giỏi, đọc không vấp chữ nào, lớn lên có nhiều chữ chắc giàu có lắm nè”. Cái túi đựng chữ, đựng sách, đựng lòng tôi luôn xem việc đọc như một nhu cầu thì sau này vẫn thế, dẫu tôi mãi vẫn không thể nhờ đọc nhiều mà làm giàu được, nhưng thế giới sách đã mở những cánh cửa rất ngộ cho tôi. Chị bạn tôi làm ngành ngân hàng ở tỉnh. Chị đọc nhiều đến nỗi tôi cũng phát ghen tị, luôn lấy chị “rọi” mình mấy lúc lười. Làm siêng đọc, phổ đọc rộng, hầu như tháng nào chị cũng có mấy hóa đơn mua sách online. Nhưng để con mình cũng đọc sách thì chị bất lực. “Đọc sách làm như không có gene” - chị nói thế. Tôi cũng thấy đúng như vậy, gene đọc không có di truyền, không thể từ ba mẹ sang con, cũng không thể giống nhau ở những người là anh chị em ruột thịt. Có sẵn tủ sách, nhưng sẽ có người không bao giờ cầm cuốn sách lên để đọc, cái nhu cầu cần thiết và không cần thiết của sách là chọn lựa của mỗi người.Thị trường sách nay hằng hà sa số sách, có hay có dở, có những cuốn đầy lỗi khiến ta phải thốt lên “ối giời ơi”. Với người làm sách, là nghĩ hoài chuyện khai thác bản thảo nào thì thị trường mới chấp nhận, làm cái nào thì mới có ích và quan trọng là... bán được, đứng giữa rất nhiều chọn lựa và danh dự nghề nghiệp (tôi nghĩ người viết sách cũng vậy, viết cái gì để có bạn đọc). Nhưng, sách và người đọc luôn có cái duyên không biết trước. Một bản sách lúc này “đọc không vô”, lúc khác lại thấy quá chừng hay.Tôi vẫn cứ tin, cuốn sách sẽ tìm đúng người, người sẽ tìm đúng sách mình cần đọc. Và ngộ ra rằng, những con người chính trực nói về sách họ đọc, những cộng đồng nhỏ giới thiệu sách với nhau, những buổi đọc cho thiếu nhi... làm nên sự quyến rũ của sách với những giá trị thật của nó. Không ai tìm đọc trong hội hè. Tags: Đọc sách cho trẻ emSách cho trẻ emĐọc cho thiếu nhi
Đường nối Trần Quốc Hoàn cùng hai công trình lớn ở TP.HCM đã thông xe đón Tết CHÂU TUẤN 27/01/2025 Đường nối Trần Quốc Hoàn, đường Dương Quảng Hàm, cầu Bà Hom đã lần lượt được thông xe, giúp người dân có thêm sự lựa chọn đi lại dịp Tết.
Trụ sở UBND tỉnh Sóc Trăng mở cửa 7 ngày Tết cho người dân vào tham quan KHẮC TÂM 27/01/2025 Đây là Tết Nguyên đán thứ ba liên tiếp, Trụ sở UBND tỉnh Sóc Trăng được trang trí đẹp với nhiều tiểu cảnh bắt mắt để người dân vào tham quan, chụp hình.
Ô tô tông liên hoàn trước cổng chợ hoa Tết, xe máy bị cuốn vào gầm, 4 người nhập viện HỒNG QUANG 27/01/2025 Chiếc ô tô hiệu Toyota tông liên hoàn vào 2 xe máy rồi lao tiếp vào chiếc ô tô màu đỏ đi cùng chiều phía trước trước cổng chợ hoa Quảng An.
Đôi nam nữ bị đâm chết trong đêm 27 Tết TRÀ PHƯƠNG 27/01/2025 Vụ án mạng nghiêm trọng xảy ra tại huyện Diễn Châu, Nghệ An. Một đôi nam nữ bị người bạn cũ đâm chết trong đêm 27 Tết.