TTCT - “Âm nhạc dân tộc thiểu số nằm ở không gian vì nó gắn liền với thiên nhiên, từ chính những không gian sinh sống đặc thù, những hoàn cảnh sáng tác, hay cảm tác, đặc thù” - Ngô Hồng Quang nói. Ngô Hồng Quang trong đêm trình diễn Song tấu Hà Nội -tối 1-3-2017 tại TP.HCM -Gia TiếnĐã từ rất lâu, nhắc đến âm nhạc dân tộc, khán giả quen với việc diễn tấu trọn vẹn một bản nhạc bằng chính các nhạc cụ nguyên gốc của dân tộc đó, trong một không gian thường theo kiểu biểu diễn ngoài trời ồn ã không khí lễ hội, hoặc một góc nho nhỏ trong trải nghiệm du lịch “về vườn”.Cái cảm thức phổ cập ấy rất dễ dẫn đến việc người ta nhìn nhận việc sử dụng nhạc cụ khác để diễn tấu là phi thường, khác thường, đôi khi là trái khoáy.Đãi lọc chất liệuCường Vũ - cây trumpet nổi danh đã đoạt hai giải thưởng Grammy - trong một cuộc phỏng vấn và được hỏi về bản sắc Việt trong âm nhạc của anh, đã nói đại ý:Những yếu tố thuộc về bản sắc có thể tồn tại và tác động lên nghệ thuật, có trường hợp vô thức và cũng có trường hợp người nghệ sĩ chủ động, nhưng quan trọng hơn chính là môi trường (nghệ thuật) xung quanh chứ không dừng lại ở các yếu tố thuộc về bản sắc.Trong bối cảnh ấy, một gã nghệ sĩ cho đến cách đây ít tháng mới đặt chân đến miền Tây Bắc của đất nước, để rồi cảm thấy choáng ngợp, đã dùng một câu hát về đôi cựa gà trong một bản ghi âm dài hai giờ đồng hồ những khúc giao duyên của người Mông để cho ra đời một sáng tác nay đã trở thành “staple” (không thể thiếu vắng) trong danh mục biểu diễn trên sân khấu.“Âm nhạc dân tộc thiểu số nằm ở không gian vì nó gắn liền với thiên nhiên, từ chính những không gian sinh sống đặc thù, những hoàn cảnh sáng tác, hay cảm tác, đặc thù” - Ngô Hồng Quang nói, thú nhận anh vẫn còn lâng lâng từ chuyến đi Tây Bắc.Anh đồng tình với một quan điểm cho rằng chỉ khi ta thật sự ở và sống cùng với người dân tộc, hiểu và hiểu thấu được tập quán, tâm tư, và cả nỗi buồn da diết giữa núi rừng, ta mới có thể hiểu được âm nhạc của họ, theo cách dấn thân của nhà văn Nguyên Ngọc với con người của đại ngàn Tây nguyên.Thống kê nói rằng có hơn 1 triệu người Mông sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam - một con số không hề nhỏ, phần nào cho thấy những bản sắc văn hóa họ lưu giữ đến nay hẳn sẽ không hề ít ỏi.Trước Ngô Hồng Quang, hãy nhớ sáng tác Cướp vợ người Mông của nhóm nhạc Ngũ Cung với những ca từ lẫn giai điệu diễm lệ không kém về tộc người này. Âm thanh của dân tộc thiểu số là một kho tàng vô tận và luôn còn để ngỏ đối với mọi nghệ sĩ, nhưng cách khai thác đến nay vẫn còn ít, thậm chí quá ít, theo cách của Ngô Hồng Quang.“Tôi không chăm chăm vào nội dung bài hát mà tôi tìm cách khai thác chất liệu theo cách riêng của mình”.Anh dùng một câu giai điệu và xây dựng âm nhạc bao quanh, đưa đẩy giai điệu theo cách rất “đương đại” so với lối bẻ câu để lần lượt thi triển những khúc solo lắm khi nghẹt thở nhưng quá cầu kỳ hoa mỹ của Nguyên Lê và các nghệ sĩ chơi cùng trong đêm Hanoi Duo mới đây - vốn là cách tiếp cận world music đã tương đối bão hòa sau bấy nhiêu năm.Không lớn lên tại Pháp hay châu Âu với một quá khứ chinh phục thuộc địa khắp nơi, tiếm đoạt văn hóa (cultural appropriation) và vị âu, nơi sản sinh ra thuật ngữ “world music” (festival âm nhạc - Fête de la Musique - năm 1982), Ngô Hồng Quang sinh ra tại Hải Dương, cách Hà Nội 80km.Thuở bé, âm nhạc của anh, mà hầu như chỉ có âm nhạc dân tộc, là những bản nhạc xẩm của các nghệ nhân biểu diễn đi từ làng này sang làng khác, các bản chầu văn, chèo xen kẽ với Modern Talking thịnh hành lúc bấy giờ.Anh học chơi đàn từ người con nuôi của ông nội, vì yêu thích, và vì cả theo đề nghị của cha vốn là một “nghệ sĩ ngầm có nhiều tư chất”. Anh đậu thủ khoa chỉ sau hai tháng tập luyện đàn nhị, khi chỉ mới chớm tuổi teen, và rời Hải Dương lên Hà Nội.Giữa sự khan hiếm tác phẩm, lại sống giữa những người bạn khiếm thị cùng phòng, âm nhạc một lần nữa giúp Quang.Anh tập luyện và tập luyện, nghiến ngấu những bản thu băng hiếm hoi có được từ giáo viên khi giảng về âm nhạc dân tộc thế giới như Ấn Độ, Mông Cổ - những thứ mà về sau anh tự học để có thể biểu diễn lối hát Tuva (hát đồng song thanh) đặc trưng của vùng thảo nguyên phía Bắc.Đào tạo bài bản từ sơ cấp, trung cấp đến đại học trong môi trường Học viện Âm nhạc quốc gia đã cho Quang một nền tảng vững và khả năng ký âm nhạy bén “cho mọi thứ âm thanh nghe thấy từ nhạc dân tộc”.Vượt qua cú sốc về quan điểm sáng tác khi đến Hà Lan theo học bổng về sáng tác, chính khả năng ký âm đã giúp anh rất nhiều trong thời gian sau này, khi Quang đang chuẩn bị ra mắt dự án solo mới nhất Nam nhi gồm 10 bản quan họ biên soạn cho ngũ tấu đàn dây và các nhạc cụ khác trong dàn nhạc, trong số rất, rất nhiều ý tưởng anh đang ấp ủ trong đầu, dưới mái tóc xoăn tít và nụ cười trìu mến.Bản sắc Việt của chân đàn bầu từ gỗ pianoBố mẹ đã dặn dò số phận của hai đứa mình không phù hợp với nhau.Ôi anh yêu của em ơi sao anh lại nói ra những lời đau lòng từ trái tim của anh vậy.Em biết làm sao bây giờ, thời còn trẻ em chỉ biết yêu thôi chứ đâu có biết là đến được với nhau như thế.Tại sao bố mẹ mình lại nói rằng số phận của chúng mình lại không đến được với nhau? Hai cái chân gà còn được ở cạnh nhau cơ mà.(Lời tiếng Việt, khúc nhạc Mông)Quang là người đến từ đồng bằng, và anh tự hào “có thể làu thông hầu hết nhạc dân tộc của vùng đồng bằng”, nhưng những kết hợp chất liệu dân tộc miền núi hay của các quốc gia khác với anh cũng không quá khác biệt.Nhạc Molam là một loại hình dân nhạc của người nông dân vùng Isan, vùng giáp biên giữa Thái Lan và Lào, nay trở thành một thứ âm thanh được thế giới biết đến qua các tour diễn, trong đó có Hà Nội tại Festival nhạc Đông Nam Á 2014, và được phát hành qua băng đĩa nhờ công của Maft Sai (Zudrangma Records).Không có sự can thiệp từ cấp quản lý hay cơ quan văn hóa nào, nhạc Molam sau một thời gian dài bị rẻ rúng giai cấp đã tìm đường trở về với thị hiếu thưởng thức của người Thái và người nước ngoài hiện nay, thể hiện trong bộ phim tài liệu âm nhạc Y/our music của đạo diễn người Thái Waraluck Hiransrettawat Every và đối tác David Reeve.Ở Bắc Âu, cụ thể là Phần Lan, chất liệu sử thi Kalevala được nhóm nhạc Amorphis nhào nặn vào âm thanh heavy metal của mình từ hai thập kỷ qua, và trình bày bằng tiếng Anh, có khi qua bản dịch của một nhà ngữ học uy tín hay từ thơ của thi sĩ Pekka Kainulainen.Các album như Tounela, Eclipse, Silent Waters, Skyforger thấm đẫm các giai điệu dân gian tươi khỏe, nhưng cũng u ám từ “xứ ngàn hồ” ngày ngắn hơn đêm.Cùng cách tiếp cận tự thân, chân thành và đôi chút vô tư này ở các nhóm nhạc Bắc Âu và Đông Âu, và đôi khi cả Trung Đông, Tây Âu, truyền thuyết lẫn các giai điệu dân tộc đã được du nhập vào văn hóa đại chúng, không hề xa lạ với một bộ phận người nghe và yêu nhạc thế giới - đám đông có ít hứng thú với khái niệm world music và nhạc hòa tấu không lời.Vậy sự hiện diện của các tiếng đàn, của giai điệu truyền thống trên các diễn đàn âm nhạc phổ thông, thuần túy vì âm nhạc, thay vì bó hẹp ở một số sự kiện đơn lẻ đặt yếu tố dân tộc trên âm nhạc dân tộc, sẽ ra sao?Ngô Hồng Quang được đích thân một người mộ Việt Nam tại Hà Lan, anh Ab Stokvis, chế tác và tặng một chiếc chân đàn có hình hoa sen và chữ Viet Nam (không dấu). Nặng hàng chục ký, một trở ngại thật sự với bất cứ nghệ sĩ lưu diễn nào, chiếc chân đàn đẽo lại từ thân một cây piano cũ đã theo bước Quang lưu diễn khắp châu Âu.Thành công của Quang ở châu Âu và tại Việt Nam thời gian qua vang vọng tiếp những thành công của Làng tôi (bộ tứ Tấn Lộc, Tuấn Lê, Nhất Lý và Nguyễn Lân), của kết hợp Nón (Quang và Vũ Ngọc Khải), và cả sự “Tây hào hứng, ta hững hờ” cho những giá trị đậm Việt nhất khi được hun đúc tại một môi trường ngoài nước.Khi diễn trước khán giả Việt, họ có thể đến vì tính đồng hương hơn tính âm nhạc, nhưng trước khán giả quốc tế, Quang là nơi khởi nguồn của tư duy âm thanh đặc sắc, cuốn hút đôi tai của họ hơn là vì hai tiếng Việt Nam.Như những món bảo bối tìm thấy trên chuyến du hành vào thế giới âm nhạc dân tộc trong và dân tộc… ngoài, Ngô Hồng Quang tìm thấy những báu vật thật sự, như cây chiêng dây thứ hai quý hiếm của đồng bào Tây nguyên - món quà từ nghệ sĩ Nhất Lý mà anh tự mày mò cách chơi, hay những cây đàn dân tộc thiểu số Việt, bên cạnh những món nhạc cụ phong phú tìm thấy ở châu Âu và thế giới.Bản sắc âm nhạc mà anh đeo đuổi dường như luôn sâu đậm, thậm chí bản năng, phải chăng theo sự quốc tế hóa tự nhiên giữa châu Âu: “Quang thích âm thanh của những nơi còn đậm nét dân tộc (tribal) và hẻo lánh như Ấn Độ, châu Phi, nhạc thổ dân da đỏ, hay như sức sống của dân nhạc Đông Âu”.Ở Amsterdam luôn rộn rã nhưng cũng yên tĩnh, phù hợp cho việc sáng tác. Khi rảnh rỗi, anh tìm đến những âm thanh đỡ nhàm chán hơn như avant pop của Bjork, mà anh đùa “biết đâu ngày nào đó Quang sẽ gửi nhạc của mình đến chị hay chị sẽ tìm thấy Quang”.Và rồi, Quang thừa nhận mình là fan của các bộ phim hành động “não ngắn” để thư giãn thuần túy.“Cuộc hợp tác với anh Nguyên Lê mang đến cho Quang một nhận thức rõ hơn về âm nhạc mà Quang theo đuổi, trong cả những lợi thế và hạn chế, như việc thiếu tiếng nói cá nhân của mình trong khâu sản xuất và đề đạt ý tưởng sáng tạo” - Quang nói.Những âm thanh đậm hơi thở đương đại, trẻ trung, đặc thù của giới trẻ thời đại Internet, rõ ràng khác ít nhiều với những tư duy sáng tạo của dăm ba chục năm về trước, ở những cách tân rất đỗi sơ khai trong sáng tác.Sự khác biệt ấy, như cô gái và chàng trai trong bản Kwv txhiaj plees (nhạc tình về chuyện tình cảm dang dở của người Mông) mà Quang sử dụng, sẽ tự nó giải quyết xung đột để hoàn thiện hơn.Như lời hát hoàn thiện về sự dang dở, như chính sự sáng tạo vươn đến sự hoàn thiện từ những tan vỡ, mọi chất liệu đều là cốt liệu cho sáng tạo, vì người nghệ sĩ chẳng (nên) bận lòng nghĩ về một ý tưởng ngoại tại nào trong quá trình sáng tác.■ Tags: Âm nhạcNgô Hồng QuangÂm nhạc dân tộcÂm nhạc Việt
Xe không vào được bãi rác Đa Phước, nguy cơ rác TP.HCM hôm nay không được xử lý LÊ PHAN 23/01/2025 Tối 23-1, cả trăm xe rác không vào bãi rác Đa Phước được, gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải TP.HCM hôm nay không được xử lý.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Lưu Quang, ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.
Bắt bà 'Đậu Thanh Tâm' vì hành vi kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168 DANH TRỌNG 23/01/2025 Bà 'Đậu Thanh Tâm' bị bắt tạm giam với cáo buộc đăng tải một số video clip với thông tin bịa đặt kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168.