TTCT - Đồng tiền có tác động đến môi trường thế nào, và một xã hội không tiền mặt có "xanh" hơn? Minh họa sáng kiến "đồng bạc xanh" (Green Banknote) của Công ty in ấn và bảo mật tiền tệ Giesecke+Devrient (Đức).Trong hành trình đến cột mốc trung hòa carbon năm 2050, mọi ngành đều nỗ lực để giảm phát thải carbon và ngành ngân hàng cũng có nhiều nỗ lực trong hoạt động của họ, từ ngừng cho vay các dự án gây ô nhiễm đến khuyến khích tiêu dùng xanh. Nhưng có một khía cạnh ít được thảo luận là tác động môi trường của tiền mặt.Đồng tiền có tác động đến môi trường thế nào, và một xã hội không tiền mặt có "xanh" hơn?Đồng tiền đến từ đâu?Với mong muốn làm rõ tác động môi trường của tiền mặt, năm 2020, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cùng ngân hàng trung ương các quốc gia thành viên đã cho thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của loạt tiền euro thứ hai, sử dụng năm 2019.Loạt tiền này, còn được gọi là series Europa, được phát triển nhằm làm cho tờ tiền euro có khả năng chống bị làm giả cao hơn và bền hơn. Điều này nghĩa là các ngân hàng sẽ ít phải thay thế tiền mặt, qua đó giảm tác động đến môi trường và tiết kiệm chi phí.Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp tính dấu chân môi trường của sản phẩm (PEF) được Ủy ban châu Âu chấp nhận. PEF đánh giá tác động môi trường của một sản phẩm trong toàn bộ vòng đời của nó. Kết quả rất đáng yên tâm: tác động môi trường của toàn bộ giá trị thanh toán bằng tiền mặt trung bình hằng năm theo dân số (tính theo năm 2019) của đồng euro là rất thấp.Để so sánh, tác động này tương đương phát thải do một công dân khu vực đồng tiền chung euro tạo ra khi lái một chiếc ô tô bình thường đi quãng đường 8km. Trong khi đó, nếu giặt một chiếc áo thun một lần/tuần trong một năm sẽ tạo phát thải tương đương với lái xe 55km hoặc số chai nhựa một công dân khu vực đồng tiền chung euro tiêu dùng một năm, tương đương với lái xe 272km.Phát thải của thanh toán tiền mặt bằng đồng euro chỉ bằng 0,01% tác động môi trường của toàn bộ các hoạt động tiêu dùng hằng năm của một công dân. ECB cho biết lượng phát thải được ghi nhận chủ yếu liên quan đến việc cấp điện cho máy ATM (37%), phương tiện chuyên chở tiền (35%), còn lại là do quá trình xử lý của ngân hàng, quá trình sản xuất giấy và kiểm tra tiền thật, tiền giả trong các cửa hàng.Nghiên cứu trên của ECB, công bố tháng 12-2023 khẳng định nhờ vòng đời dài của tiền euro và việc chúng được sử dụng cho nhiều hoạt động thanh toán đa dạng, làm cho tác động môi trường của việc sản xuất tiền thấp hơn so với tác động của việc vận chuyển và phân phối.Theo dữ liệu của ECB, đồng euro được khoảng 340 triệu người châu Âu sử dụng và được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp ở hơn 60 quốc gia bởi 175 triệu người khác.Nhà băng "sống xanh"Kể từ khi đồng euro đầu tiên xuất hiện năm 2002, các nhà lãnh đạo ngân hàng trong khối đã có những sự quan tâm lớn nhằm giảm tác động môi trường của đồng tiền này.Năm 2014, ECB và ngân hàng trung ương các nước thành viên khởi động Chương trình Bông bền vững (Sustainable Cotton Programme) với mục tiêu thay dần bông vải canh tác theo cách thông thường (tốn nhiều tài nguyên) bằng bông vải bền vững 100% trong quá trình sản xuất tiền euro đến cuối năm 2023.Các nhà sản xuất ATM cũng tập trung cải tiến hiệu quả sử dụng năng lượng của máy. Ngay cả khi tác động môi trường của thanh toán bằng tiền mặt của đồng euro nhìn chung là rất thấp, châu Âu vẫn muốn giảm tác động này thấp hơn nữa và làm cho tiền mặt thân thiện nhất có thể với môi trường.Dựa trên nghiên cứu của ECB và sự chuyển động của ngành ngân hàng toàn cầu hướng tới mục tiêu trung hòa carbon năm 2050, Ngân hàng Trung ương Pháp tiếp tục đưa ra cam kết giảm tác động môi trường của tiền giấy, từ sản xuất đến tiêu hủy.Để làm được điều này, BDF xác định họ phải đo lường tác động môi trường của tất cả các hoạt động, kể cả những hoạt động có bản chất công nghiệp như sản xuất và phân loại tiền mặt, đưa tiền giấy và tiền xu vào lưu thông.Nghiên cứu của BDF cho thấy việc phân loại tiền tốn rất nhiều điện. Ngân hàng phải dùng máy đếm tiền có độ chính xác cao hoạt động ở môi trường được kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và an ninh. Họ đã thử nghiệm và thấy rằng việc điều hòa không khí (chiếm tới 64% mức tiêu thụ năng lượng trong việc phân loại tiền) có thể được điều chỉnh nhằm tiết kiệm điện mà không ảnh hưởng đến hoạt động của máy móc.Căn phòng được duy trì ở 19°C vào mùa đông và mùa hè điều hòa không khí duy trì ở 26°C. Nhiệm vụ tắt hệ thống sưởi và điều hòa vào cuối tuần cũng đã được áp dụng dù ít nghiêm ngặt hơn vì khu vực này cần giữ ở nhiệt độ luôn trong khoảng từ 15°C - 30°C. Nhờ các biện pháp này, BDF đã giảm tới 30% mức tiêu thụ năng lượng cho điều hòa không khí tại các khu vực được thử nghiệm.Hiện nay, việc công bố thông tin về tác động môi trường của tiền mặt của các ngân hàng trung ương còn rất hiếm. Số đông công chúng cũng hầu như không bao giờ thắc mắc liệu tiền có gây ô nhiễm môi trường.Một số ít ngân hàng quốc gia như Ngân hàng Trung ương Anh, Ngân hàng Trung ương Hà Lan, Ngân hàng Trung ương Pháp… đã chủ động nghiên cứu và báo cáo tác động môi trường trong hoạt động của mình.Không tiền mặt có sạch hơn?Năm 2018, một nghiên cứu khẳng định rằng xã hội không tiền mặt có thể tốt hơn cho môi trường. Một trong những nguyên nhân là do máy ATM sử dụng nhiều năng lượng và góp phần gây ô nhiễm môi trường.Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu tiêu thụ điện mặc định cho các máy ATM điển hình với các kịch bản sử dụng hợp lý. Tuy nhiên, có nhiều kiểu máy ATM khác nhau với mức tiêu thụ năng lượng và khả năng mang theo tiền mặt khác nhau. Máy ATM ở các địa điểm khác nhau cũng có cách sử dụng khác nhau, dẫn đến dữ liệu điện không chắc chắn.Theo hai nghiên cứu của Hà Lan, do Ngân hàng De Nederlandsche ủy quyền, tác động môi trường của thanh toán bằng tiền mặt tương ứng với việc tạo ra 4,6 gam CO2, so với 3,8 gam đối với giao dịch không dùng tiền mặt. Họ tính toán, lượng phát thải của thanh toán không tiền mặt còn có thể giảm thêm nếu năng lượng dùng cho cơ sở hạ tầng như máy POS đến từ các nguồn tái tạo.Ngân hàng Thế giới (World Bank) cũng cho rằng thanh toán không tiền mặt tốt cho môi trường hơn tiết kiệm chi phí về môi trường, giảm nhu cầu vận chuyển tiền để phục vụ việc trả hóa đơn hay rút tiền mặt.Trong bài viết "Liệu cây rừng có cảm ơn chúng ta vì thanh toán không tiền mặt" năm 2018, tác giả Robert Moore, một giáo sư về sinh học đã về hưu, hiện là cố vấn độc lập về môi trường cho các công ty vừa và nhỏ về giảm tác động môi trường, lập luận rằng thanh toán không tiền mặt không xanh như ta tưởng.Theo ông, quan điểm cho rằng việc tiêu thụ giấy đang hủy hoại hành tinh của chúng ta là không chính xác lắm, vì nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nạn phá rừng ở rừng nhiệt đới Amazon là do mở rộng nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Ngành giấy, bột giấy và in ấn chiếm 1% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu. Giấy in tiền ngày nay đa số đến từ các khu rừng trồng bền vững được chứng nhận.Trong báo cáo Environmental sustainability of a cashless society (Tính bền vững môi trường của xã hội không tiền mặt) công bố tháng 10-2018, Học viện Định phí bảo hiểm Anh quốc (IFoA) nhận định: nền kinh tế ít tiền mặt hơn sẽ giúp tiết kiệm nhiều nguồn tài nguyên không tái tạo được và thấy rõ, nhưng cũng cần lưu ý các tác động môi trường gián tiếp và ít rõ ràng hơn của tiến bộ công nghệ.Thẻ thanh toán sẽ "xanh" và hiệu quả hơn, nhưng thiết bị thanh toán không tiền mặt, chẳng hạn smartphone, có chi phí môi trường lớn - từ sản xuất (cực kỳ tiêu tốn tài nguyên, khoáng sản) đến vận hành (các trung tâm dữ liệu tốn điện và nước). Chính World Bank cũng lưu ý vấn đề này: "Các hình thức thanh toán số có thể tác động nghiêm trọng đến môi trường nếu không được thiết kế để giảm thiểu dấu chân carbon".Cũng như tiến tới không tiền mặt không có nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn tiền giấy, câu chuyện tác động môi trường của các hình thức thanh toán cũng vậy: tiền mặt không phải hoàn toàn xấu xa, và thanh toán số chưa chắc xanh, sạch.Tin vui là "phe" nào thì cũng còn nhiều dư địa để cải thiện: ATM có thể có thêm nhiều chức năng hơn để tối ưu tính sử dụng, còn hạ tầng thanh toán điện tử sử dụng năng lượng xanh...■ Tại châu Á, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (RBI), một trong những nơi có hoạt động tiền mặt lớn nhất thế giới, cho thấy mình không muốn thua kém các cường quốc châu Âu.RBI tham gia mạng lưới xanh hóa hệ thống tài chính toàn cầu (NGFS) năm 2021 và đã bắt đầu công bố một số thông tin về giảm phát thải trong hoạt động của mình dù chưa được đầy đủ.Theo trang Moneylife của Ấn Độ, báo cáo thường niên của RBI hiện chưa có phần nói về tác động môi trường hoạt động tiền tệ của ngân hàng, một phần là do các dữ liệu liên quan là bảo mật, như bảng các loại tiền tệ trong dự trữ ngoại hối của RBI hay thành phần hóa học của đồng tiền rupee.Nhìn chung, phát thải của RBI có thể chia thành 3 nhóm lớn gồm: (1) phát thải trực tiếp tại trụ sở ngân hàng, (2) phát thải gián tiếp do gián tiếp từ sử dụng điện và (3) phát thải gián tiếp do các giao dịch khác. Các báo cáo thường niên của RBI từ năm 2018 đến nay cho biết ngân hàng có nhiều nỗ lực để hạn chế phát thải nhóm 1 và nhóm 2. Chuyên mục Việt Nam Xanh được thực hiện với sự đồng hành của PRO VIỆT NAM. Trở lại Bạn đang đọc trong chuyên đề "Việt Nam xanh Tiếp theo Tags: Trung hòa carbonĐánh giá tác động môi trườngNăng lượng xanhNgành ngân hàngViệt Nam xanh
Xe không vào được bãi rác Đa Phước, nguy cơ rác TP.HCM hôm nay không được xử lý LÊ PHAN 23/01/2025 Tối 23-1, cả trăm xe rác không vào bãi rác Đa Phước được, gây ra ùn ứ kéo dài, nguy cơ rác thải TP.HCM hôm nay không được xử lý.
Bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, làm chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Bầu bổ sung ông Trần Lưu Quang vào Ban Bí thư khóa XIII THÀNH CHUNG 23/01/2025 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu ông Trần Lưu Quang, ủy viên Trung ương Đảng, trưởng Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức ủy viên Ban Bí thư khóa XIII.
Bắt bà 'Đậu Thanh Tâm' vì hành vi kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168 DANH TRỌNG 23/01/2025 Bà 'Đậu Thanh Tâm' bị bắt tạm giam với cáo buộc đăng tải một số video clip với thông tin bịa đặt kêu gọi, kích động người dân phản đối nghị định 168.