TTCT - Nhìn từ góc cạnh truyền thông, những lập luận “đòi” huy động vàng hay tiền nhàn rỗi trong dân vấp phải một lỗi sơ đẳng: nói mà bất kể chủ thể chính trong chuyện này. Chìa khóa nào để khơi thông vàng trong dân? -Youtube Tiền là của dân, vàng là của dân, quyết định làm gì với nó là quyền của họ, “người ngoài” sao lại bàn chuyện huy động như thể họ không có một chút gì quyền quyết định ứng xử với tài sản của mình? Thử đo lường phản ứng của những người dân khi nghe chuyện huy động này, cảm giác của họ - nhẹ thì bực mình, nặng thì thấy bị xúc phạm, coi thường, coi như không có họ. Đụng đến quyền tư hữu và quyền quyết định về cái tư hữu đó đâu phải là chuyện đơn giản. Quyết định dựa trên đánh giá rủi ro Nhìn ở góc độ kinh tế thuần túy, sử dụng tiền vào chuyện gì chịu tác động của quy luật đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận - càng chấp nhận rủi ro cao, càng kỳ vọng lợi nhuận lớn. Vì thế ai không muốn đương đầu với rủi ro, chấp nhận không lợi nhuận miễn sao bảo toàn được tài sản thì để tiền trong nhà, dưới gầm giường, dưới nệm ngủ - đó là chọn lựa của họ. Và đương nhiên đại đa số người dân không làm như thế, phần lớn chấp nhận một ít rủi ro để gửi tiền vào ngân hàng hưởng lãi. Huy động hay không ở đây chính là vai trò của hệ thống ngân hàng, cân nhắc chi phí sử dụng vốn bởi trả lãi cao chắc chắn huy động nhiều, nhưng làm gì với khoản tiền huy động được khi nền kinh tế không chấp nhận chi phí sử dụng vốn cao? Một số ít chấp nhận rủi ro cao hơn nữa, đem tiền đầu tư vào chứng khoán, địa ốc và đó cũng là quyết định của họ, họ sẽ “lời ăn lỗ chịu” - có ai thúc họ để huy động được tiền của họ nếu lời mời chào không khớp với khẩu vị chịu rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận của họ. Cuối cùng, một số ít nữa có khả năng chấp nhận mức độ rủi ro cao nhất thì bỏ tiền ra làm ăn, sản xuất kinh doanh. Lựa chọn kênh nào? Quan hệ tài chính nếu có giữa chính quyền và tiền của dân là Nhà nước phát hành trái phiếu vay nợ của dân để chi tiêu và đây thường được xem là công cụ có mức rủi ro thấp nhất. Vì có mức độ rủi ro thấp nhất nên lãi suất trái phiếu đưa ra cũng thường là thấp nhất. Thử nghĩ mà coi, đó là mốc đối chiếu so sánh để các thành phần khác trong nền tài chính ấn định chi phí sử dụng vốn - không lẽ vì cứ chăm chăm huy động tiền nhàn rỗi của dân mà đẩy lãi suất tham chiếu này lên, bắt cả nền kinh tế chịu thiệt thòi? Mà dân nếu có mua trái phiếu chính phủ cũng là mua gián tiếp, mua trên thị trường thứ cấp, đâu thể giao dịch trực tiếp với Nhà nước đâu mà “đòi” huy động? Còn lại đại đa số quan hệ tiền bạc giữa dân là với các định chế khác, không liên quan gì đến chính phủ để bàn chuyện huy động. Đó là hệ thống ngân hàng mà mối quan tâm, mối ưu tư là làm sao huy động được vốn từ dân ở mức giá rẻ nhất. Đó là các kênh đầu tư đang tìm mọi cách hút tiền của dân vào như địa ốc, chứng khoán, hùn hạp làm ăn... Vai trò của Nhà nước ở đây là tạo ra một môi trường kinh doanh có độ rủi ro thấp nhất để xã hội sẽ chấp nhận mức lợi nhuận, tức chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp ở mức thấp nhất. Rủi ro ít có cũng sẽ khuyến khích người dân trước đây rụt rè để tiền trong nhà nay đem ra kinh doanh tìm cách cho nó sinh lời. Gọi là huy động thì chỉ có huy động theo nghĩa đó. Ở Việt Nam còn thêm một đặc điểm: nền kinh tế phi chính thức đang chiếm một tỉ trọng rất lớn, có nghiên cứu nói đến 30% GDP. Chính đây là mảnh đất màu mỡ cho các bi kịch vay nặng lãi, lừa đảo hùn hạp... và cũng là mảnh đất cho các dạng ngân hàng tín dụng trong bóng đêm như chơi hụi, như huy động tiền của người thân, bạn bè để làm ăn. Vai trò của Nhà nước là làm sao dẹp được các hoạt động kinh tế ngầm bất hợp pháp, lúc đó tiền hay vàng mà ai nấy đều muốn huy động sẽ chảy ra chỗ sáng - chỗ sáng đó gồm cả hệ thống ngân hàng chính thống hay các kênh đầu tư lành mạnh của nền kinh tế. Một khi nó chưa sáng, tiền vẫn e dè nằm trong chỗ tranh tối tranh sáng. Một khi niềm tin vào nền kinh tế còn thấp, tức độ rủi ro bị đánh giá cao thì dân để tiền ở nhà, để vàng dưới gầm giường phòng thân là chuyện đương nhiên.■ Tags: VàngHuy động vàngĐể tiền vàng chảy
Ra thế giới với Việt Nam trong tim TUỔI TRẺ ONLINE 28/01/2025 20 năm trước, 'công dân toàn cầu' còn là một khái niệm mới được giới trẻ Việt Nam tìm hiểu và lấy làm ước mơ, khát vọng phấn đấu để đi xa tiến xa. Nhưng hiện nay, với thế hệ gen Z, công dân toàn cầu đã là một điều tất yếu của cuộc đời.
Làng Nủ hồi sinh sau lũ quét, nụ cười đã tìm về, dịu lại những gương mặt khổ đau 28/01/2025 Sau hơn một tháng dọn vào khu tái định cư, cuộc sống của những hộ dân thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang dần ổn định. Họ đang chuẩn bị đón cái Tết đầu tiên trong ngôi làng mới.
Tin tức thế giới 28-1: Nvidia mất gần 600 tỉ USD; Colombia điều máy bay nhận người bị Mỹ trục xuất DUY LINH 28/01/2025 Loạt dự án nhân đạo tại Ukraine điêu đứng khi Mỹ dừng viện trợ; Ấn Độ và Trung Quốc nối lại đường bay sau 5 năm cắt đứt.
Hà Nội dừng trình diễn drone mang theo pháo hỏa thuật trong đêm giao thừa PHẠM TUẤN 28/01/2025 Phần trình diễn ánh sáng bằng drone trong chương trình nghệ thuật "Rực rỡ Thăng Long" bị dừng để đảm bảo sự thành công của chương trình.