09/04/2018 08:53 GMT+7

Đâm thầy, 'lập hội căm ghét trường học', vì đâu nên nỗi?

PHI KHANH
PHI KHANH

TTO - Theo bạn đọc Phi Khanh, thực sự văn hóa ứng xử học đường đang trở thành nỗi lo lắng của người cầm phấn. Vấn đề văn hóa học đường, ứng xử giữa trò và thầy còn là nỗi niềm, là sự trăn trở của không ít nhà giáo.

Đâm thầy, lập hội căm ghét trường học, vì đâu nên nỗi? - Ảnh 1.

Dưới đây là góc nhìn của tác giả cho chuyên mục Bạn đọc làm báo.

"Bị nhắc nhở vì hình xăm trên cổ, học sinh đâm thầy chủ nhiệm thủng gan. Tôi chỉ biết hỏi một câu: "Trời ơi, học trò thời nay sao có thể manh động như vậy? Nguồn cơn của mọi vấn đề nằm ở đâu?".

Có thể nói, học trò bây giờ không giống học trò ngày xưa. Bởi thực lòng giờ mỗi khi đến lớp, tôi cũng cảm thấy mình có rất nhiều áp lực. Tôi nghĩ rằng, vấn đề văn hóa học đường, ứng xử giữa trò và thầy vẫn còn là nỗi niềm, là sự trăn trở của không ít nhà giáo.

"Có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết, những giá trị của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. Mối quan hệ thầy trò dù cởi mở hơn, hiểu nhau hơn nhưng không nên để khoảng cách đôi bên bị phá vỡ… Và vì thế, đã đến lúc cần "fomat" tâm hồn cho học sinh".

Phi Khanh

Không phủ nhận rằng học trò thời nay thông minh, nhanh nhạy và hiểu biết trước một "rừng thông tin" trên mạng. Đôi lúc, chính giáo viên chúng tôi nếu không học hỏi, tôi luyện, không cập nhật thông tin sẽ dễ bị lạc hậu, thậm chí bị tụt hậu trong nhiều lĩnh vực so với học trò. 

Nhưng điều tôi nhận ra khá rõ là học trò đang tỏ ra tự tin và ít nghe lời thầy cô hơn. Có không ít lần, chính những người thầy phải né, phải nhường nhịn học trò.

Chúng ta luôn mong muốn các em biết phản biện nhiều hơn, đối thoại nhiều hơn, tự chủ nhiều hơn nhưng sẵn sàng đánh lại thầy cô lại là một tiếng chuông đáng báo động. Tôi không biết trong số những người lên án nhà giáo mỗi khi họ mắc lỗi lầm đã thực sự là tấm gương đối với con hay chưa?

Hành vi ứng xử trong học đường đang xuống cấp khiến những nhà giáo thấy giật mình, trộm nghĩ: "Làm sao để học trò vừa thông minh, sáng tạo, tự chủ, lại vừa biết tôn sư trọng đạo?". Đó có phải là một điều khó khăn? Đó cũng là nỗi trăn trở của những nhà giáo chân chính.

Hằng ngày, lướt mạng xã hội, đọc báo, thi thoảng lại có vụ học sinh đánh nhau, xé áo nhau giữa chốn đông người rồi ghi lại và đưa lên Internet để khoe chiến công, tôi thấy xót xa. 

Tôi cũng thấy sửng sốt khi giáo viên phạt quỳ học sinh, giáo viên không giảng bài suốt 4 tháng. Để rồi, những ngày này, tôi cảm thấy tổn thương khi giáo viên phạt học sinh uống nước vắt ra từ giẻ lau bảng. Tôi là một nhà giáo mà còn thấy hoang mang, thậm chí hoảng loạn như vậy.

Rồi tôi thấy lo cho chính tương lai của những bạn trẻ sẵn sàng "oanh tạc" thầy cô dạy mình. Khi bị nhà trường can thiệp thì tôi biết nhiều em còn lập ra những "Hội căm ghét trường học", "Hội căm ghét thầy cô chủ nhiệm"…

Thật đáng buồn khi vô tình đọc được những dòng trạng thái nói xấu thầy cô trên mạng xã hội. Thậm chí có những lời chửi thề như "cá mè một lứa" mà học sinh dành cho thầy cô.

Thực sự văn hóa ứng xử học đường đang trở thành nỗi lo lắng của người cầm phấn. Học trò bây giờ trở nên như vậy là do đâu? 

Làm sao để học sinh biết tiết chế cái tôi cá nhân trước người thầy của mình? Bởi học sinh thể hiện chính kiến, quan điểm cá nhân không có nghĩa là xem thường lời dạy của người thầy.

Học sinh đến trường đâu phải chỉ để học, để thi đỗ, để vào trường tốt, để có tấm bằng trong tay, để đi đến tương lai? Bởi giáo dục nhân cách tôi cho rằng quan trọng không kém gì học kiến thức.

Bằng cấp có thể giúp các em có được công việc nhưng nhân cách giúp các em có thể đứng được trong xã hội, có được sự yêu mến, nể trọng từ mọi người. Vì thế, giáo dục nhân cách của ngày hôm nay mang ý nghĩa lớn cho sự phát triển mai sau.

Có lẽ, đã đến lúc chúng ta phải thấy được sự cần thiết, những giá trị của việc giáo dục tư tưởng đạo đức và lối ứng xử có văn hoá cho thế hệ trẻ. 

Mối quan hệ thầy trò dù cởi mở hơn, hiểu nhau hơn nhưng không nên để khoảng cách đôi bên bị phá vỡ… Và vì thế, đã đến lúc cần "fomat" tâm hồn cho học sinh.

Văn hóa của người thầy, cái ngưỡng nào là vừa? Có phải bản thân người giáo viên cần học chữ nhẫn mới sống và tồn tại được với nghề?"

Văn hóa ứng xử học đường đang trở thành nỗi lo lắng của người cầm phấn? Làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo giữa thầy và trò? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: [email protected]. Cảm ơn bạn!

Bị nhắc về hình xăm trên cổ, học sinh đâm thầy chủ nhiệm thủng gan Bị nhắc về hình xăm trên cổ, học sinh đâm thầy chủ nhiệm thủng gan

TTO - Bị thầy chủ nhiệm nhắc nhở vì hình xăm trên người, một học sinh lớp 12 tại Quảng Bình đã thủ sẵn dao bấm rồi chặn đường đâm thầy giáo trọng thương.

PHI KHANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên