TTCT - Nhân đọc bài “Giúp trẻ nuôi dưỡng cảm xúc qua từng trang sách” (TTCT ngày 23-10-2011), trong đó, thạc sĩ thông tin thư viện Nguyễn Tấn Thanh Trúc có nhắc đến yếu tố quan trọng của thư viện trong đời sống tinh thần của học sinh nói riêng và trẻ con nói chung. Phóng to Thư viện cần tạo một không gian thoải mái để người đọc tìm đến sách - Ảnh: H.T.V. Thế nhưng, nếu nhìn lại hoạt động của một số thư viện ở TP.HCM thì mới thấy thư viện đang dần “giết” thói quen đọc sách của không ít người tìm đến đây. Đầu tiên, cần tính lại chuyện bố trí giờ làm việc, vì sau 5 giờ chiều thư viện bắt đầu đóng cửa rất bất tiện. Điều đó cũng có nghĩa những ai làm việc trong giờ hành chính thì đừng mong có cơ hội tiếp cận thư viện, trừ khi đến thư viện vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật. Trong khi đó, theo tôi biết nhiều thư viện ở các nước khác đều cố tổ chức thời gian hoạt động sao cho những ai đi học, đi làm đều có thể ghé vào thư viện để đọc sách sau khi tan trường, tan sở. Một số thư viện trên thế giới còn hoạt động 24/24 giờ để đảm bảo mọi công dân có thể tiếp cận với thư viện bất cứ lúc nào. Thư viện đóng cửa có lẽ vì nhân viên chỉ làm việc trong giờ hành chính, nhưng tại sao phải “đóng khung” như vậy khi mà nhân viên ở đây có thể làm thêm giờ và dĩ nhiên kiếm thêm thu nhập cho việc đó? Những ai từng đến một thư viện lớn ở TP.HCM mới thấy cám cảnh trước hình ảnh những cô thủ thư thỉnh thoảng lại đến kiểm tra phiếu “sử dụng Internet” những ai “lỡ” mang laptop vào thư viện. Với lý do phải “thu tiền sử dụng điện”, bạn đọc phải tốn khoản tiền tương đương một ly cà phê sữa đá cho mỗi lần ôm laptop vào thư viện. Còn nếu như bạn đọc cho rằng mình không sử dụng đến laptop (để khỏi đóng tiền sử dụng điện) thì xin mời ra khỏi phòng đọc, kiếm một góc nào đó ngồi để… cách ly với ổ cắm điện hoặc gửi laptop vào tủ đựng đồ mới “được” trở lại phòng đọc. Tuy nhiên, bỏ laptop trong tủ đựng đồ nhiều người lại không an tâm… Thú thật nếu lướt net thà chọn một quán nào đó có WiFi, gọi một ly cà phê vừa thưởng thức vừa được sử dụng điện miễn phí cho laptop ở nơi ấy hơn là chịu cảnh sau 5 giờ chiều bị “mời” ra. Còn muốn mượn sách về nhà, bạn đọc phải đóng một khoản tiền thế chân (giá trị của sách + 10%) và tiền thuê một đầu sách là 1.000 đồng/ngày. Nếu quá một tháng không trả sách, bạn đọc sẽ bị mất khoản tiền thế chân ấy, cộng thêm tiền thuê sách (tính theo ngày) thì mới có thể tiếp tục mượn sách. Có lẽ đối với một số người khoản tiền ấy không nhiều, nhưng với một số sinh viên (chiếm tỉ lệ khá lớn), số tiền ấy không hề nhỏ nên vô hình trung điều đó trở thành rào cản cho những ai (điều kiện kinh tế khó khăn) muốn tìm đến sách. Hãy thử hình dung nếu một sinh viên phải mượn hai tài liệu để đọc/môn học, sinh viên ấy phải chạy đua với thời gian để không phạm nội quy “quá một tháng sẽ mất tiền đặt cọc”, đồng thời phải gánh chi phí 1.000 đồng/cuốn sách/ngày, mới thấy cái giá để tiếp cận với sách không hề rẻ chút nào. Những chuyện nhỏ nhặt thôi nhưng rất dễ làm nản lòng những ai có ý định tìm đến thư viện để bồi đắp thêm thói quen đọc sách. Tags: Học sinhCảm xúcThư việnNguyễn Tấn Thanh Trúc
Trực tiếp: Tình hình giao thông cửa ngõ phía đông TP.HCM ngày 24-1 24/01/2025 Mời quý bạn đọc xem tình hình giao thông tại cửa ngõ phía đông TP.HCM ngày 24-1 (25 tháng Chạp). Nhiều gia đình bắt đầu về quê các tỉnh miền Trung, miền Bắc ăn Tết 2025, lượng xe di chuyển trên cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây - Phan Thiết.
Vì sao tuyển Việt Nam không còn mặn mà với sân Mỹ Đình? NGUYÊN KHÔI 24/01/2025 Thật khó tưởng tượng sân vận động quốc gia lại không phải là lựa chọn số 1 của đội tuyển Việt Nam. Nhưng điều đó lại đang đúng với sân Mỹ Đình (Hà Nội).
Giải mã nguyên nhân kẹt xe ở trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây CHÂU TUẤN 24/01/2025 Mỗi ngày có tới 700 xe 'quên nạp tiền' để qua trạm thu phí cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, khiến tình trạng kẹt xe phức tạp hơn.
TikToker Nam 'Birthday' nhận sai: 'Tôi đã say rượu. Xin khoan hồng cho tôi' HỒNG QUANG 24/01/2025 Bùi Phương Nam cho rằng do đã say rượu, mất kiểm soát, không làm chủ được bản thân nên có hành động sai trái.