26/09/2003 12:07 GMT+7

Đôla Mỹ rớt giá, chẳng ai có lợi

MAI KIM ĐỈNH (25-9-2003)
MAI KIM ĐỈNH (25-9-2003)

TT - Quĩ đạo trượt giá đôla Mỹ (USD) khởi động ngay đầu năm 2002. Từ đó đến nay, USD bình quân rớt giá 20% so với các đồng tiền chủ chốt. Độ rơi của USD càng tăng tốc ngay sau khi bộ trưởng tài chính của 7 siêu cường kinh tế gặp nhau tại Doha (Qatar) hồi cuối tuần qua (20-9), thông qua cái gọi là chính sách tiền tệ "linh hoạt". Lập tức đồng yen của Nhật đội giá: từ 115 ăn 1 USD trong tuần lễ trước đó nay chỉ cần 111,48 yen.

IHZ7E3pj.jpgPhóng to
TT - Quĩ đạo trượt giá đôla Mỹ (USD) khởi động ngay đầu năm 2002. Từ đó đến nay, USD bình quân rớt giá 20% so với các đồng tiền chủ chốt. Độ rơi của USD càng tăng tốc ngay sau khi bộ trưởng tài chính của 7 siêu cường kinh tế gặp nhau tại Doha (Qatar) hồi cuối tuần qua (20-9), thông qua cái gọi là chính sách tiền tệ "linh hoạt". Lập tức đồng yen của Nhật đội giá: từ 115 ăn 1 USD trong tuần lễ trước đó nay chỉ cần 111,48 yen.

Tỉ giá chuyển hoán đôla Hong Kong và USD: 7,8 đôla HK = 1 USD hạ xuống 7,7020. USD rơi tự do khiến các chỉ số chứng khoán toàn cầu sụt giảm theo: Nikkei (Tokyo) - 4,2%; Dow Jones (Mỹ): - 1,13%; FTSE Eurotop 300 (London): - 1,8%; CAC 40 (Paris): - 2,7%; DAX (Zurich): - 3%... Giá vàng từ 384,45 USD/ 1 ounce nhích lên 387,75 USD.

Phía Mỹ xem biến động trên là "hiệu ứng tất nhiên của cơ chế tiền tệ linh hoạt" trong khi một số nhà kinh tế cho rằng đây là một thắng lợi của sức ép Mỹ vì USD yếu sẽ giúp hàng sản xuất tại Mỹ nâng tính cạnh tranh, đẩy lui phần nào tình trạng mất việc làm tại Mỹ.

Gần đây Washington tỏ ra bực dọc trước chính sách can thiệp nhằm kềm tỉ giá cực thấp so với USD của các nước châu Á. David Hale (kinh tế gia tại Chicago) ước tính toàn bộ khu vực Đông Á định tỉ giá thấp hơn 10%-20% dẫn đến xuất siêu, tăng cao tích lũy USD. Năm 2002, thặng dư ngoại tệ của khu vực Đông và Đông Nam Á lên đến 1.000 tỉ USD so với tổng dự trữ ngoại tệ toàn cầu là 2.500 tỉ (Nhật: 500 tỉ; Trung Quốc: 160 tỉ).

Washington kỳ vọng việc USD mất giá sẽ thu hẹp hố sâu nhập siêu của Mỹ. Nhưng USD rớt giá tự do sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu của khu vực châu Á. Lý do là hiện Mỹ tiêu thụ đến 40% hàng xuất khẩu của các nước vành đai Thái Bình Dương (cách đây không lâu, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Snow lên tiếng cảnh báo các nước châu Á và thế giới không thể tiếp tục trông đợi dân Mỹ vung tiền mua hàng để làm giàu cho mình).

Khác với thông lệ, lần này Ngân hàng Trung ương Nhật chưa tung tiền thu mua USD để chốt tỉ giá có lợi, mặc dù Zembei Mizoguchi thay mặt Bộ Tài chính nhấn mạnh Tokyo sẵn sàng hành động một khi thị trường tiền tệ chao đảo.

Tuy nhiên, sự kiện Nhà Trắng cố tình thả nổi USD giữa lúc cán cân thanh toán vãng lai thâm thủng trên 5% GDP thì theo tính toán, mỗi ngày kinh tế Mỹ cần thu hút 2 tỉ USD qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và trái phiếu liên bang. Giờ đây trước tình cảnh giá trị USD mỗi lúc thêm suy sụp, tư bản sẽ thoát đi hơn là chảy vào Mỹ.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa được đề bạt là Jean-Claude Trichet nhận định: "Gia tăng thâm thủng ngân sách và cán cân thanh toán vãng lai là vấn đề đáng quan ngại cho kinh tế Mỹ và thế giới".

Nói cách khác, USD rớt giá có lợi nhất thời thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của Mỹ, nhưng không may là Mỹ rơi vào thế trận thâm thủng cán cân thanh toán vãng lai cực kỳ nghiêm trọng. Khách quan mà xét sẽ không nước nào có lợi trong "cuộc chơi" này. Mối đe dọa đối với riêng kinh tế Mỹ không bớt đi mà còn có nguy cơ tăng lên khi lòng tin các nhà đầu tư quốc tế bị xói mòn.

MAI KIM ĐỈNH (25-9-2003)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên