TTCT - ASEAN gặp những thách thức mới về an ninh, hòa bình trước diễn biến tình hình phức tạp ở biển Đông. TTCT đã có cuộc gặp với tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh bên lề hội nghị cấp cao ASEAN vừa kết thúc tuần qua ở Nay Pyi Taw (Myanmar). Ông Lê Lương Minh* Thưa ông, dường như chủ đề chính của hội nghị ASEAN lần này về hội nhập cộng đồng đã bị chủ đề về biển Đông chi phối sau những diễn biến mới đây nhất trên biển?- Biển Đông là một trong những vấn đề quan trọng của hội nghị. (Ngoài ra), hội nghị có thảo luận tình hình các biện pháp xây dựng cộng đồng ASEAN. Đặc biệt là để đảm bảo đến tháng 12-2015 như mục tiêu đã đặt ra, ASEAN sẽ đạt được cộng đồng trên ba trụ cột là cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế, cộng đồng văn hóa - xã hội. Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận nhãn quan, tầm nhìn cho ASEAN hội nhập sau năm 2015. Rồi thảo luận quan hệ đối ngoại của ASEAN, các biện pháp tăng cường năng lực các cơ quan của ASEAN để có thể hoàn thành tốt tất cả công việc đề ra.Biển Đông là vấn đề quan trọng, đặc biệt là với những diễn biến phức tạp vừa qua, hội nghị đã thảo luận rất sâu vấn đề này. Đặc biệt ở hội nghị các ngoại trưởng đã thảo luận và thông qua tuyên bố riêng về vấn đề biển Đông, bày tỏ quan ngại về những diễn biến rất nghiêm trọng trên biển, kêu gọi các bên kiềm chế, đề nghị tuân thủ các văn kiện đã thỏa thuận giữa ASEAN và Trung Quốc về cách ứng xử ở biển Đông trong đó có DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông), trong đó có điều hướng dẫn về DOC, nhấn mạnh tầm quan trọng là ASEAN - Trung Quốc phải tiến tới bộ quy tắc ứng xử ràng buộc hơn ở biển Đông. Đặc biệt phải tuân thủ những cam kết đã đề ra trong các tuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc, nhất là tuyên bố trong dịp kỷ niệm 10 năm ký kết DOC tại cấp cao ASEAN 15 và Trung Quốc.* Thưa ông, với một Trung Quốc ngày càng mạnh bạo và quyết liệt hơn thì ASEAN phải ứng xử sao trong thời gian tới?- Giữa ASEAN và Trung Quốc đã có một DOC từ năm 2002. Rồi sau đó những diễn biến phức tạp vẫn diễn ra ở biển Đông cho thấy bản thân DOC không đủ để ngăn chặn và xử lý các va chạm, tình hình phức tạp có thể xảy ra ở biển Đông. Đặc biệt trong DOC đã có quy định là các bên và Trung Quốc sớm tiến tới bộ quy tắc ứng xử COC. Với tất cả những phức tạp như vậy, các nước nhận thấy việc sớm tiến tới một COC càng cần thiết hơn.Cho đến nay ASEAN đã có ba vòng tham vấn chính thức về COC. Nhưng mà các bên đến giờ mới chỉ tham vấn về thủ tục chứ chưa tham vấn về thực chất và nội dung cụ thể. Vấn đề quan trọng giờ là phải làm sao để Trung Quốc thật sự tham gia thúc đẩy COC, làm sao để Trung Quốc sớm cùng ASEAN tham gia quá trình tham vấn thực chất, tiến tới COC.* Làm thế nào để Trung Quốc tham gia quá trình này? Rất nhiều nhà quan sát đều nói Trung Quốc chủ yếu muốn câu giờ hơn là thực tế ngồi vào đàm phán?- ASEAN cần làm thế nào để Trung Quốc hiểu rằng hòa bình, ổn định ở khu vực là cần thiết không chỉ cho ASEAN mà còn cho cả Trung Quốc. Toàn bộ khu vực cần một môi trường ổn định, hòa bình để phát triển, đạt tới thịnh vượng. Và nếu như có một tình hình ảnh hưởng nhiều nhất tới hòa bình, thịnh vượng khu vực thì đó chính là tình hình ở biển Đông. Cho nên hòa bình ổn định ở biển Đông là hòa bình ổn định cần cho ASEAN và cho cả Trung Quốc. Để đạt được như vậy thì ASEAN cần phải đoàn kết.Rất khích lệ là ASEAN trong tình hình khó khăn như vậy đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự nhất trí, trung thành với nguyên tắc sáu điểm chỉ đạo ứng xử của ASEAN trong vấn đề biển Đông, thể hiện trong tuyên bố của các bộ trưởng ngoại giao vừa thông qua.* Ông đánh giá sao về sáng kiến của Việt Nam về việc tổ chức cuộc họp SOM đặc biệt trong thời gian tới?- Trong tình hình khu vực và thế giới năng động, có nhiều diễn biến mới thì cần có cái nhìn mới về cách duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong các thể chế khu vực do ASEAN khởi xướng - điều này vì lợi ích của chính ASEAN. Hội nghị bộ trưởng ngoại giao đã thảo luận và thống nhất ủng hộ đề xuất của Việt Nam là các quan chức cấp cao (SOM) sẽ tổ chức một thảo luận về vấn đề này.* Vậy đây là một sáng kiến tốt?- Tất nhiên là một sáng kiến rất tốt.* Xin cảm ơn ông. Các nước lớn can dự là lẽ tự nhiên* Ông có ủng hộ việc các cường quốc bên ngoài tham gia giải quyết các thách thức ở biển Đông?- Các thách thức này mang cả góc độ truyền thống và phi truyền thống, bao gồm các vấn đề từ an toàn, tự do hàng hải, bảo vệ môi trường biển, chống đánh bắt cá phi pháp, cướp biển và các vấn đề tội phạm xuyên quốc gia trên biển. Các thách thức này gắn quyện, hòa lẫn với nhau. Để giải quyết các vấn đề này vì vậy cần nỗ lực chung của tất cả các nước liên quan. Với vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển Đông Nam Á đối với kinh tế và an ninh toàn cầu, việc các nước lớn trên thế giới quan tâm tới chuyện hòa bình, ổn định và an ninh biển ở đây là một lẽ rất tự nhiên. Tags: Biển ĐôngDOCLê Lương MinhĐàm phán COCỨng xử ở biển ĐôngTuyên bố chung giữa ASEAN và Trung Quốc
Chủ tịch nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 8 cá nhân THÀNH CHUNG 24/01/2025 Chủ tịch nước Lương Cường đã ký quyết định truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho 8 cá nhân.
Đón Tết trong nhà mới ở khu tái định cư CẨM NƯƠNG 24/01/2025 Những hộ dân từng di dời nhà nhường chỗ cho các dự án lớn tại TP.HCM đang hân hoan niềm vui đón cái Tết đầu tiên tại khu tái định cư.
Thông tin mới về yêu cầu sắp xếp, tinh gọn bộ máy cấp tỉnh, huyện THÀNH CHUNG 24/01/2025 Việc công bố các quyết định liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy cấp tỉnh, huyện sẽ được thực hiện từ ngày 18 đến 20-2-2025.
TikToker Nam 'Birthday' nhận sai: 'Tôi đã say rượu. Xin khoan hồng cho tôi' HỒNG QUANG 24/01/2025 Bùi Phương Nam cho rằng do đã say rượu, mất kiểm soát, không làm chủ được bản thân nên có hành động sai trái.