TTCT - Trước nạn phá rừng hoành hành dữ dội, chính phủ Indonesia đang muốn học tập kinh nghiệm bảo vệ rừng bằng công nghệ cao của Brazil. Trước nạn phá rừng hoành hành dữ dội, chính phủ Indonesia đang muốn học tập kinh nghiệm bảo vệ rừng bằng công nghệ cao của Brazil. Rừng phòng hộ thuộc xã Tà Hine (Đức Trọng, Lâm Đồng) bị đốn hạ tan tác - Ảnh: N.H.T. Để ngăn chặn phá rừng, trước tiên phải xác định vị trí nơi diễn ra tình trạng các cánh rừng biến mất. Viện quốc gia nghiên cứu không gian Brazil (INPE) đã sử dụng các vệ tinh viễn thám để thực hiện điều này.Từ năm 1996, Brazil hợp tác với Trung Quốc bắt đầu các chương trình vệ tinh Cbers chụp ảnh rừng nhiệt đới. Năm 1999, vệ tinh Cbers đầu tiên được phóng thành công để theo dõi rừng Amazon, khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới với diện tích 5,5 triệu km2 (gấp hơn 16 lần diện tích Việt Nam).Từ đó đến nay đã có bốn vệ tinh Cbers được phóng thành công, gửi về những hình ảnh rất rõ nét và liên tục về tình trạng các khu rừng ở Brazil. “Năm 2015, chúng tôi sẽ phóng vệ tinh Cbers-5 và Cbers-6, giúp cung cấp các thông tin chính xác hơn cũng như vẽ bản đồ các khu rừng bị phá” - Jean Paul Ometto, thuộc INPE, nói với Jakarta Globe. Cũng theo ông Ometto, chính quyền còn sử dụng các vệ tinh khác như Landsat, MODIS và WFI CB 2 để chụp ảnh và so sánh với các hình ảnh do Cbers chụp. Các vệ tinh gửi về mặt đất hai hệ thống hình ảnh các khu rừng ở Amazon: Prodes và Deter.“Chúng tôi sử dụng Deter cho những vụ phá rừng quy mô lớn và có thông tin phức tạp vì các bức ảnh được chụp có độ phân giải thấp, 250m cho hơn 25ha, nhưng được chụp rất thường xuyên cứ mỗi 2-5 ngày. Còn Prodes được dùng cho những vụ phá rừng cần chi tiết, bởi nó có độ phân giải 20-30m cho tối thiểu 6,25ha, nhưng được chụp cách nhau từ 18-27 ngày. Tất cả các thông tin và hình ảnh sẽ được công khai với dư luận để công chúng cùng kiểm soát những diễn biến của tình trạng phá rừng trong khu vực được theo dõi”.Bằng cách đó, Brazil đã giảm được tình trạng phá rừng tại khu vực Amazon xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1980. Telegraph dẫn các nguồn thống kê của Chính phủ Brazil cho biết khoảng 7.008km2 rừng bị đốn hạ tính đến tháng 7-2009, giảm 45,7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ bằng 1/4 mức năm 2004. Đó cũng là con số thấp nhất kể từ năm 1988 khi chính quyền bắt đầu công bố diện tích rừng bị phá hăng năm. Hiện 43% diện tích rừng Amazon được Chính phủ Brazil liệt vào dạng bảo tồn quốc gia.Indonesia, quốc gia có diện tích rừng lớn nhất Đông Nam Á với 98 triệu hecta, dự kiến sẽ học hỏi những công nghệ mới từ Nam Mỹ trong cuộc chiến chống phá rừng đang ngày càng khốc liệt. Theo Tổ chức Global Forest Watch, mỗi năm trung bình có 1 triệu hecta rừng bị chặt hạ tại Indonesia.Markus Ratriyono, người phát ngôn của Cơ quan bảo vệ rừng Indonesia, nói với Jakarta Globe rằng ông chờ đợi công nghệ vệ tinh mới sẽ hết sức hữu hiệu trong việc ngăn chặn nạn phá rừng: “Brazil đã đi trước chúng ta, họ có thể dễ dàng thu thập các thông tin đáng tin cậy bằng các hình ảnh cụ thể, trực quan, trong khi những con số mà chúng ta đưa ra dưới dạng biểu đồ thường gây nghi kỵ và khó có thể xác định độ chính xác với dư luận”. Tags: Công nghệ caoBrazilBảo vệ môi trườngPhá rừngChống phá rừng
Giao tranh giữa Thái Lan và Campuchia lại bùng nổ dữ dội THANH HIỀN 25/07/2025 Thủ tướng Campuchia tái khẳng định sự ủng hộ của nước này đối với lệnh ngừng bắn, khi Thái Lan đã rút lại sự ủng hộ với kế hoạch này. Giao tranh dữ dội giữa Thái Lan và Campuchia lại vừa bùng nổ.
Trọng tài đuổi nhầm cầu thủ ở trận Việt Nam thắng Philippines HUY ĐĂNG 25/07/2025 Chuyện khó tin đã xảy ra ở những phút cuối trận U23 Việt Nam thắng Philippines 2-1 ngày 25-7, trong khuôn khổ bán kết Giải U23 Đông Nam Á 2025.
Một vụ trưởng của Bộ Tài chính bị ngã tử vong tại cơ quan TTXVN 25/07/2025 Bộ Tài chính có thông báo về việc "công chức tử vong tại cơ quan Bộ Tài chính". Theo đó sáng 25-7, tại cơ quan Bộ Tài chính xảy ra vụ tai nạn dẫn đến việc ông Phan Đức Dũng - vụ trưởng - bị ngã tử vong.
Thái Lan sẽ xem xét lệnh ngừng bắn với Campuchia nhưng phải 'dựa trên điều kiện thực địa' THANH HIỀN 25/07/2025 Thái Lan đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Malaysia về lệnh ngừng bắn giữa lực lượng Thái Lan và Campuchia, nhưng cho hay phải dựa trên các điều kiện thực địa phù hợp.