Âm thầm lưu giữ lịch sử

NGUYỄN KHÁNH 18/03/2016 19:03 GMT+7

TTCT - Lịch sử luôn bắt đầu từ mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Lịch sử của đất nước sẽ được nhìn phong phú hơn, đa dạng hơn nếu bắt đầu từ mỗi cá nhân, nhiều gia đình.

Phần lớn hiện vật bằng giấy là những bản thảo viết tay của các nhà khoa học. Qua hàng chục năm, những bản thảo này đã có dấu hiệu bị mục nát, việc phân loại và sắp xếp chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác
Phần lớn hiện vật bằng giấy là những bản thảo viết tay của các nhà khoa học. Qua hàng chục năm, những bản thảo này đã có dấu hiệu bị mục nát, việc phân loại và sắp xếp chúng đòi hỏi sự tỉ mỉ và chính xác


Từ những sử liệu sống động về cuộc đời của từng nhà khoa học có thể ghép lại thành bức tranh toàn cảnh về lịch sử phát triển của khoa học Việt Nam nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung trong từng giai đoạn cụ thể. Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Văn Huy, “kiến trúc sư trưởng” của Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam - nơi đang lưu trữ hơn 200.000 hiện vật, tư liệu của gần 900 nhà khoa học Việt Nam.

Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (phố Nghĩa Dũng, quận Ba Đình, Hà Nội) được GS.TS Nguyễn Anh Trí và các cộng sự từ Công ty Công nghệ và xét nghiệm y học (MEDLATEC) khởi xướng, đi vào hoạt động từ năm 2008 với mục đích lưu giữ, bảo quản và phát huy những giá trị di sản khoa học thông qua việc nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của các nhà khoa học.

“ý tưởng ban đầu chỉ là một trung tâm lưu trữ, bảo tồn những luận án tiến sĩ với những sửa chữa, góp ý của những người hướng dẫn để tri ân những người thầy.

Về sau, khi hiện vật ngày càng nhiều và đa dạng, trung tâm được mở rộng và trở thành một “bảo tàng” độc đáo của nhiều nhà khoa học Việt Nam ở nhiều lĩnh vực.

Ngoài các tư liệu, hiện vật được gia đình các nhà khoa học hiến tặng, từ bản thảo viết tay, vật dụng cá nhân đến những bức ảnh, thước phim về các nhà khoa học, chúng tôi còn đến nhà riêng của họ ghi lời kể của từng nhân vật về quãng đời làm khoa học của họ.

Nguyện vọng lớn nhất của trung tâm là mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động. Hiện nay các hiện vật sưu tầm chủ yếu từ các nhà khoa học ở Hà Nội và TP.HCM, chúng tôi rất muốn đến các tỉnh thành khác lưu trữ thêm các di sản của những nhà khoa học tại địa phương” - bà Trần Bích Hạnh, giám đốc trung tâm, chia sẻ.■

Một cuốn nhật ký của giáo sư Tôn Thất Tùng có tuổi đời hơn nửa thế kỷ
Một cuốn nhật ký của giáo sư Tôn Thất Tùng có tuổi đời hơn nửa thế kỷ
Hồ sơ của các nhà khoa học sau khi được phân loại sẽ được đánh mã số khoa học để dễ dàng cho việc tìm kiếm
Hồ sơ của các nhà khoa học sau khi được phân loại sẽ được đánh mã số khoa học để dễ dàng cho việc tìm kiếm
Chị Hà Thị Tuyển nhân viên phòng kiểm kê bảo quản đang ngồi lọc lại các tư liệu của một nhà khoa học vừa được gia đình chuyển trung tâm
Chị Hà Thị Tuyển nhân viên phòng kiểm kê bảo quản đang ngồi lọc lại các tư liệu của một nhà khoa học vừa được gia đình chuyển trung tâm
Tư liệu bản thảo của các nhà khoa học đã bị hư hỏng theo năm tháng, bảo quản các nguồn tư liệu này phải rất cẩn trọng
Tư liệu bản thảo của các nhà khoa học đã bị hư hỏng theo năm tháng, bảo quản các nguồn tư liệu này phải rất cẩn trọng
Vệ sinh hiện vật của những nhà khoa học sau khi được gia đình hiến tặng
Vệ sinh hiện vật của những nhà khoa học sau khi được gia đình hiến tặng
Chị Lưu Thị Thúy, cán bộ phòng kiểm kê bảo quản, sắp xếp các hộp tư liệu của các nhà khoa học. Nhiệt độ bảo quản đối với các tư liệu giấy khoảng 22-26 độ C
Chị Lưu Thị Thúy, cán bộ phòng kiểm kê bảo quản, sắp xếp các hộp tư liệu của các nhà khoa học. Nhiệt độ bảo quản đối với các tư liệu giấy khoảng 22-26 độ C
Những hình ảnh của GS Tôn Thất Tùng được gia đình trao tặng cho trung tâm khá đầy đủ và nguyên vẹn
Những hình ảnh của GS Tôn Thất Tùng được gia đình trao tặng cho trung tâm khá đầy đủ và nguyên vẹn
Những chiếc xe đạp cũ - một trong những biểu tượng của thời bao cấp đầy khó khăn của các nhà khoa học - được lưu trữ tại trung tâm
Những chiếc xe đạp cũ - một trong những biểu tượng của thời bao cấp đầy khó khăn của các nhà khoa học - được lưu trữ tại trung tâm
PGS.TS Nguyễn Văn Huy - “kiến trúc sư trưởng” của trung tâm, và bà Trần Bích Hạnh - giám đốc trung tâm - giới thiệu kho chứa hiện vật của các nhà khoa học Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Huy - “kiến trúc sư trưởng” của trung tâm, và bà Trần Bích Hạnh - giám đốc trung tâm - giới thiệu kho chứa hiện vật của các nhà khoa học Việt Nam
bộ ảnh của GS Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam đang được nhân viên của trung tâm phân loại
bộ ảnh của GS Hà Minh Đức, nguyên Viện trưởng Viện Văn học Việt Nam đang được nhân viên của trung tâm phân loại
Một nhân viên của trung tâm đang làm sạch các hiện vật
Một nhân viên của trung tâm đang làm sạch các hiện vật

 

Bình luận Xem thêm
Bình luận (0)
Xem thêm bình luận