Phóng to |
Giáo sư Ngô Gia Hy |
Giáo sư nói: Để thể hiện triệt để công bằng xã hội thì ngoài hệ thống BHYT cần có hai hệ thống sau: 1- Hệ thống giá biểu y vụ cho mọi phương pháp thủ thuật, chẩn đoán, xét nghiệm, điều trị, điều dưỡng... áp dụng trong cả nước và tại mọi cơ sở y tế công cũng như tư. Ở đây không có phân biệt đối xử mà là phục vụ do nhu cầu.
2- Hệ thống giá biểu dược phẩm bắt buộc công khai, không bỏ sót một loại thuốc nào, rẻ tiền cũng như đắt tiền, áp dụng bắt buộc trong cả nước.
Về giá biểu dược phẩm, hiện tại chúng ta để các hãng thuốc tùy tiện làm giá. Những tập đoàn độc quyền làm giá rất rõ mà Nhà nước không biết giá thành bao nhiêu, họ lấy lời bao nhiêu...
* Thưa GS, ở nước ta hơn 10 năm qua CBCNV phải mua BHYT bắt buộc - xem như bổn phận và chi trả BHYT vẫn còn rất nhiều vấn đề...
- Hiện BHYT bắt buộc CBCNV cơ quan, xí nghiệp, trường học... tham gia là đúng. Sắp tới phải triển khai ra gia đình, trẻ con thì bố mẹ phải đóng BHYT cho con cái - đó là bổn phận.
Khi triển khai BHYT phải chính thức hóa giá biểu y vụ từ nhỏ đến lớn - như trên tôi đã phân tích - từ tiêm mạch, tiêm bắp đến thay van tim, ghép thận... và áp dụng cho tất cả cơ sở y tế công cũng như tư.
Giá biểu này bắt buộc phải áp dụng khi người bệnh đến bệnh viện - tất cả thuốc, chi phí nằm viện phải công khai trên bốn bản: bệnh nhân giữ, BHYT, bảo hiểm xã hội, thầy thuốc ở phòng khám hay bệnh viện.
Kết quả là người bệnh, thầy thuốc, cơ sở y tế, cơ sở BHYT đều biết phí tổn của mọi công tác y tế ở mọi trường hợp. Như vậy vừa thể hiện được công bằng xã hội, vừa chống được rất nhiều tiêu cực, nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan. Hay nói cách khác, BHYT là đòn bẩy để bảo đảm y đức.
Nhưng đáng buồn là người bệnh BHYT chỉ được cho các loại thuốc rẻ tiền, thuốc Thái Lan, Ấn Độ..., hạn chế thuốc châu Âu. Trong khi đó BHYT kết dư hàng ngàn tỉ đồng, không có một nước nào như vậy cả. Đó là do hiểu sai về BHYT.
* Tất cả đang trong “mớ bòng bong”, giá viện phí thì tùy tiện, giá thuốc tăng vô tội vạ, BHYT còn nhiều thiếu sót... Chấn chỉnh bằng cách nào, thưa GS?
- Cả ba hệ thống giá trên (giá BHYT, giá biểu y vụ, giá thuốc) phải đi song song nhau, thiếu một cái không được. Rõ ràng là BHYT nếu làm tốt vừa che chở cho bệnh nhân, vừa che chở cho thầy thuốc. Để thực hiện các mục tiêu trên, bên cạnh hệ thống BHYT còn cần có bản nghĩa vụ luật thầy thuốc.
Nếu chỉ nói về y đức không thôi, có ba nhược điểm: mới trình bày những khái niệm chung chung; chỉ trông cậy vào sự tự giác của thầy thuốc để thực hiện y đức; thiếu tiêu chuẩn để lượng giá những sai sót, vi phạm và lỗi lầm trong lúc hành nghề - từ đó có cơ sở vững chắc để kết án. Hiểu như vậy, nghĩa vụ luật là một yêu cầu cần thiết và cấp bách.
Những cái có thể làm ngay được là giá biểu về y vụ do Bộ Y tế qui định. Bộ Y tế hay Bộ Tài chính chỉ cần liên hệ Bộ Y tế Pháp thì có một cuốn dày và tất cả thầy thuốc ở các bệnh viện Pháp đều có quyển này trong tay. Bộ Y tế thừa sức làm (kết hợp với Hội Y học).
Tôi cho rằng nếu chúng ta kiên quyết làm thì chỉ trong hai năm sẽ giảm 80% tiêu cực. Hoạt động y tế là làm sao để bảo vệ quyền được làm người: quyền sống cho ra sống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận